Tranh cãi nảy lửa vì sao nhà vệ sinh ở châu Á chỉ dùng vòi xịt
Du khách châu Âu khi đến châu Á bị “sốc văn hóa” vì nhiều nơi sử dụng vòi xịt mà không phải giấy vệ sinh; trong khi khách châu Á đến châu Âu thì ngược lại.
Tranh cãi bắt đầu nổ ra.
Tại nhiều quốc gia ở châu Á, người ta sử dụng nhiều phương pháp để thay cho giấy vệ sinh. Ví dụ, các nước như Indonesia, Philippines, Thái Lan và Ấn Độ, nhà tắm thường có sẵn một gáo nhựa lớn (dùng để đựng nước rửa). Thậm chí, có nhà vệ sinh còn sử dụng một bệ rửa, giống như chậu rửa ở châu Âu (bidet).
Trên Brightside (trang chuyên về giải thích kiến thức) lý giải nguyên nhân vì sao người châu Á ưa dùng vòi xịt hơn giấy vệ sinh nhằm “xoa dịu” tranh cãi bấy lâu liên quan đến “khu vực nhạy cảm” này.
Một nhà vệ sinh công cộng ở London, nơi khách phải tốn khoảng 25.000 đồng mới được vào
Tại nhiều nước châu Á, hệ thống xử lý nước thải không tốt như ở phương Tây và giấy vệ sinh chất lượng không đảm bảo để dễ dàng phân hủy nhanh trong nước. Vì các vấn đề an toàn cho đường ống xả thải nên giấy vệ sinh không được khuyến khích trong toilet. Đó là lý do tại sao đa phần người châu Á dùng gáo nước, vòi xịt, bồn rửa kiểu Nhật thay vì dùng giấy. Trang này cũng khuyến cáo du khách châu Âu, để đảm bảo không xả giấy trong bồn, hãy xem có thùng rác bên cạnh hay không.
Liên quan đến vấn đề sức khỏe, người châu Á lo ngại lau bằng giấy vệ sinh có thể dẫn tới lây lan vi khuẩn, nhất là đối với phụ nữ; em bé cũng không thể sử dụng giấy để làm sạch vì thế cần dùng nước. Họ cũng tin rằng, giấy vệ sinh không làm sạch hoàn toàn và không phải lúc nào lau cũng đủ sạch.
Sử dụng nước thay vì giấy còn là vấn đề bảo vệ môi trường. Ở Mỹ, chỉ riêng 36,5 tỷ cuộn giấy vệ sinh mỗi năm tương đương với tiêu hủy 15 triệu cây xanh. Giấy cũng cần một lượng lớn năng lượng và vật liệu như bao nhựa để đóng gói. Theo các chuyên gia, việc sử dụng nước rửa thân thiện với môi trường hơn nhiều. Ngoài ra, ở các nước Hồi giáo, rửa sạch là một phần trong quy tắc của họ, tương tự trong văn hóa của người Ấn Độ.
Video đang HOT
Còn trên Quora (trang chuyên về hỏi đáp), một cuộc tranh luận lẫn cãi vã “ nảy lửa” nổ ra dưới chủ đề “Tại sao người châu Âu dùng giấy toilet thay cho nước?”. Một người nhận mình là dân châu Âu viết: “Chúng tôi được học cách dùng giấy vệ sinh như thế nào là sạch nhất cho bản thân để chờ tới lần đi tắm gần nhất. Điều này cũng giống như người châu Á được dạy dùng nước rửa ra sao cho sạch”.
Một bình luận khác nhận được hàng ngàn lượt ủng hộ khi cho rằng: Nước và xà bông là phương pháp tối ưu nhất để vệ sinh. Giấy là cách làm sơ khai, cải tiến từ lá cây mà ra. “Lý do duy nhất người phương Tây vẫn kiên trì sử dụng giấy vệ sinh là bảo thủ. Họ thấy lau bằng giấy là cách đúng nhất còn làm khác đi là sai. Một số người còn chế nhạo những ai sử dụng nước làm sạch là lạc hậu…”, một người viết.
Một số khách sạn lớn ở châu Âu như Ý, Pháp… dùng bồn rửa (bidet) thay cho vòi xịt. Bidet ra đời từ yêu cầu về bảo vệ môi trường, khi dùng nước rửa giúp giảm nhu cầu sử dụng giấy
Anh Hưng, Việt kiều sống ở châu Âu nhiều năm, nhận định: Người châu Á thích sử dụng nước hơn giấy vì cho rằng giấy cứng, gây đau rát, trong khi nước nhẹ nhàng và sạch sẽ hơn. Còn người châu Âu khẳng định giấy không gây bẩn tay, không làm dơ sàn nhà vệ sinh.
“Lúc đầu khi mới qua châu Âu sinh sống, tôi chỉ ước trong nhà hay quán ăn, khách sạn, nhà vệ sinh công cộng có vòi xịt. Rất tiếc thiết kế đường ống nước ở châu Âu không có đường dẫn để chúng tôi gắn ống xịt cho gia đình. Đó là lý do vì sao khi đại dịch ập tới, bản thân tôi hay bất kỳ người châu Âu, Mỹ, Úc nào cũng không thiết tha chen mua thực phẩm, nhưng phải bằng mọi cách tích trữ giấy vệ sinh đầy nhà. Vì không có giấy vệ sinh thì không biết phải sống sao!”, anh Hưng chia sẻ.
Thực trạng đáng buồn từ những nhà vệ sinh tại các điểm du lịch ở nước ta hiện nay
Một trong những điều ám ảnh đối với khách du lịch trong và ngoài nước chính là hình ảnh nhà vệ sinh bẩn thỉu, giấy vệ sinh vứt bừa bãi, bốc mùi hôi khá phổ biến ở những địa điểm du lịch tại Việt Nam.
Không thể phủ nhận một điều rằng, muốn phát triển toàn diện thì nhà vệ sinh đạt chuẩn tại các điểm đến là vô cùng quan trọng.
Một trong những điều ám ảnh đối với khách du lịch trong và ngoài nước là hình ảnh nhà vệ sinh bẩn thỉu. Ảnh: Internet
Có thể nói thực trạng hệ thống nhà vệ sinh công cộng tại các điểm du lịch ở nước ta đang thiếu trầm trọng và kém chất lượng là có thật. Nếu chúng ta không khẩn trương xây dựng hệ thống nhà vệ sinh du lịch đạt chuẩn, vô hình chung chúng ta đã biến du khách thành người xả thải gây ô nhiễm môi trường địa phương, mặc dù đó không phải lỗi của họ. Và chắc chắn điều này sẽ tạo ấn tượng không tốt đối với du khách.
Vụ việc chi gần 1 tỷ đồng để xây nhà vệ sinh rồi lại bỏ hoang ở Thanh Hóa gây xôn xao dư luận trong thời gian gần đây là một ví dụ điển hình. Cụ thể, theo nhiều du khách đến tham quan, tắm mát ở điểm du lịch thác Ma Hao, xã Trí Nang, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa phản ánh về việc các khu nhà vệ sinh công cộng ở đây được xây dựng kiên cố song lại không thể sử dụng: Với ba nhà vệ sinh lợp mái tôn phân bố dọc con đường dẫn vào điểm tham quan chính rộng khoảng 30m2 và được chia thành phòng vệ sinh nam, nữ riêng biệt. Tuy nhiên, bên trong các buồng vệ sinh lại hết sức bẩn thỉu, rác thải, lá cây chất đầy bồn cầu, giấy vệ sinh vứt bừa bãi, bốc mùi hôi. Một số vị trí đã xuống cấp, nứt vỡ, nguồn nước không còn sử dụng được. Khách phải đi bừa ra các bụi cây, vạt rừng rất mất mỹ quan và ô nhiễm.
Được biết, các công trình vệ sinh ở Ma Hao được xây dựng năm 2017 từ nguồn vốn của tỉnh hỗ trợ cho chương trình phát triển du lịch. Ba nhà vệ sinh có tổng vốn đầu tư 960 triệu đồng, được xây dựng theo thiết kế mẫu của Tổng cục Du lịch ban hành chung trên toàn quốc.
Ảnh minh họa
Nhiều hướng dẫn viên có thể thao thao bất tuyệt về các danh lam, thắng cảnh khắp 63 tỉnh thành, sự đặc sắc đa dạng của văn hóa nhiều dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên, chỉ cần một câu chuyện hài hước có thật của một khách du lịch về sự cố liên quan đến vấn đề vệ sinh thì mọi quảng bá du lịch mất đi ít nhiều tác dụng của nó.
Chia sẻ với phóng viên, Chị N, một người thường xuyên đi du lịch xuyên Việt cho biết: "Tôi vừa có chuyến đi lên khu vực Mù Cang Chải vào tết vừa rồi. Mọi thứ đều ổn trừ nhà vệ sinh bẩn đến mức khách thà nhịn đi chứ nhất định không chịu vào. Cá biệt có những trường hợp không chịu nổi bước vào, phải nôn thốc nôn tháo đi ra vì không chịu nổi mùi amoniac. Bản thân tôi dù có nhu cầu cần đi vệ sinh, cũng phải cố chịu đựng đến nhà hàng mới dám giải quyết".
Quảng bá du lịch từ những điều sạch sẽ nhất
Ảnh minh họa
Vừa qua, Tổng cục Du lịch Việt Nam đã đề ra phương châm "Ở đâu có du lịch, ở đó có nhà vệ sinh đạt chuẩn", đồng thời đề nghị các cơ quan ban ngành tích cực phối hợp với nhiều địa phương, đặc biệt tại các trung tâm du lịch lớn, xây dựng hệ thống nhà vệ sinh đạt chuẩn nhằm nâng cao chất lượng phục vụ du khách.
Trước đó, Bộ VH-TT&DL cũng đã có công văn số 3002/CV-BVHTTDL gửi UBND các tỉnh, thành phố đề nghị phát động chiến dịch "làm mới và chuẩn hóa nhà vệ sinh" theo quan điểm "ở đâu có nhiều khách qua lại, ở đó có nhà vệ sinh sạch đẹp". Tổng cục du lịch cũng đã xây dựng và ban hành Quy định tạm thời về tiêu chuẩn nhà vệ sinh công cộng phục vụ khách du lịch để tạo cơ sở cho các đơn vị, doanh nghiệp trực tiếp quản lý điểm du lịch nâng cấp hoặc xây dựng mới nhà vệ sinh theo đúng quy chuẩn.
Phố cổ Hội An, một địa điểm du lịch nổi tiếng của Việt Nam đã thực hiện mô hình nhà vệ sinh khá hay đó là khu nhà vệ sinh đẳng cấp 5 sao nằm ngay vị trí trung tâm Hội An, hướng ra sông Hoài. Nhà vệ sinh nhìn từ bên ngoài vào khá nổi bật và được trang trí đơn giản với bức tường sơn màu vàng đặc trưng của phố cổ Hội An. Khi vào bên trong, khu vực được thiết kế khá nhiều đồ dùng tiện nghi, sạch sẽ và đặc biệt lại còn có cả điều hòa chống nóng.
Được biết, giá thu tiền dịch vụ vệ sinh ở đây là 10k/lượt đối với người ngoại tỉnh và 5k/lượt đối với người Hội An. Việc thu tiền nhà vệ sinh gây tranh cãi, nhiều người cho rằng phí thu là quá mắc. Nhưng cũng có một số ý kiến cho rằng nhà vệ sinh sạch sẽ, văn mình thì việc thu tiền là hợp lí.
Nhà vệ sinh 5 sao tại Hội An. Ảnh: Internet
Một trong những điều ám ảnh nhất với khách du lịch trong và ngoài nước là vấn đề nhà vệ sinh. Cũng bởi tình trạng nhà vệ sinh tềnh toàng, kém vệ sinh hoặc thậm chí không có nhà vệ sinh là hiện tượng thường xuyên và phổ biến ở nhiều điểm du lịch tại Việt Nam.
Nước ta đang trong quá trình phục hồi du lịch sau đại dịch và cần quảng bá hình ảnh du lịch mạnh mẽ đến bạn bè quốc tế, những khía cạnh nhỏ như cải thiện nhà vệ sinh cũng cần được quan tâm.
Bất cứ điểm du lịch nào, Nhà nước hay tư nhân, có thu phí hay không thu phí, muốn đón khách phải có đầy đủ nhà vệ sinh. Không cần phải quá khắt khe trong việc đặt ra tiêu chuẩn xây dựng nhà vệ sinh. Có thể học tập theo tiêu chuẩn nhà vệ sinh của sân bay. Vệ sinh không phải là chuyện nhỏ, nếu muốn Việt Nam trở thành điểm đến cho mọi khách du lịch trên thế giới. Chúng ta có thể quảng bá về sự xinh đẹp của biển, của rừng, của sông nước, núi non đất Việt nhưng để giữ chân du khách chúng ta cần phải làm nhiều nữa. Đầu tiên phải xuất phát từ việc nhỏ nhất : "Nhà vệ sinh phải thực sự vệ sinh".
Nơi bẩn nhất trên máy bay và khách sạn Reckitt, công ty chuyên đưa ra các quy trình vệ sinh cho các doanh nghiệp, đã thống kê danh sách các bề mặt bẩn nhất du khách có thể tiếp xúc khi đi du lịch. Theo Frommer's, danh sách được đưa ra dựa trên nghiên cứu được thực hiện bởi một nhóm các nhà khoa học. Các nhà khoa học đã thu thập...