Tranh cãi nảy lửa lễ hội biến hàng nghìn con chó thành thực phẩm
Tuổi trẻ dẫn nguồn báo South China Morning Post cho biết lễ hội thịt chó Ngọc Lâm tại Trung Quốc bắt đầu tổ chức lần đầu tiên từ năm 2009. Người ta thường coi đây là “ phong tục truyền thống”, như một lý do để giải thích cho sự tồn tại của lễ hội này.
Lễ hội ăn thịt chó ở Trung Quốc. (Ảnh: AFP)
Được biết, lễ hội bắt đầu từ ngày Hạ chí (tức 21/6) và kéo dài khoảng 10 ngày. Hàng năm cứ đến dịp này, người ta làm thịt hàng nghìn con chó để bán cho dân địa phương. Chuyên gia chính sách Trung Quốc của HSI – ông Peter Li, cho biết lễ hội thịt chó ở Ngọc Lâm được những người buôn bán tổ chức để thu hút khách du lịch. Tuy nhiên hiện tại, sự kiện vẫn chưa trở thành một sự kiện chính thức.
Đây là một trong những sự kiện gây tranh cãi lớn trên thế giới. Ông Peter Li nhận định: “Việc trộm chó, vận chuyển trái phép và giết mổ vô nhân đạo không chỉ khiến động vật chịu thiệt thòi mà còn gây nguy hiểm cho sức khỏe cộng đồng do tăng nguy cơ lây bệnh dại và các bệnh khác. Đây là lý do để thuyết phục các nhà chức trách Trung Quốc chấm dứt hoạt động này một lần và mãi mãi.”
Những con chó bị nhốt vào lồng ở lễ hội. (Ảnh: Twitter)
Nhiều cư dân mạng đồng tình với ý kiến này, chó là bạn không phải để ăn thịt. Nó vốn là loài động vật tình cảm, gần gũi với con người nên việc sát hại hàng nghìn con tại lễ hội ở Ngọc Lâm, Trung Quốc là hành vi vô nhân đạo.
Video đang HOT
Tuy nhiên, một số ý kiến phản bác cho rằng chó cũng là động vật bình thường như lợn, gà. Người ta nuôi chúng để làm thịt thì không có gì sai cả. Chỉ sai khi họ sát hại những con chó cảnh được xem như người thân trong gia đình.
Một số con chó được giải cứu. (Ảnh: AP)
“Mình thấy bình thường mà nhỉ, chó thì có khác gì trâu bò lợn gà đâu, nhiều người nuôi chó để làm thịt thôi mà có bắt trộm chó nhà bạn đâu. Họ chỉ sai khi sát hại những con chó ăn trộm thôi.”
“Chó là những người bạn, trời ơi hãy thử nuôi chó đi rồi biết nhìn những cảnh này mà rớt nước mắt. Đến lúc nào thì lễ hội này mới kết thúc.”
“Tranh cãi từ năm này qua năm khác, năm nào cũng nói nhưng hàng năm vẫn có hàng nghìn con chó bị sát hại làm ơn hãy hành động đi.”
“Có thể nào cấm ăn thịt chó trên toàn thế giới được không. Nhiều bạn nói như lợn gà nhưng các bạn ơi lợn gà làm gì có tình cảm với người như chó đâu. Nó là loài vật trung thành mà, có bao nhiêu con chó cứu chủ đấy.”
Chính quyền Ngọc Lâm chưa bao giờ thừa nhận trên địa bàn tổ chức lễ hội thịt chó. Họ nhận định chỉ một số bộ phận dân cư và nhà hàng ở đây tham gia chứ không phải đa số. Trong khi đó, phía Trung Quốc vẫn chưa ban hành lệnh cấm tiêu thụ thịt chó trên toàn quốc. Một số nơi vẫn diễn ra tình trạng sát hại loài động vật này. Còn bạn nghĩ gì về lễ hội thịt chó ở Ngọc Lâm hãy chia sẻ ngay nhé.
Cùng cập nhật nhiều thông tin hấp dẫn tại YAN.
Thuê 4 vệ sĩ, 6 con chó để bảo vệ cây xoài
Hai cây xoài có 7 quả, thuộc giống xoài Miyazaki đắt nhất thế giới được vợ chồng anh Sankalp Parihar bảo vệ nghiêm ngặt.
Anh Sankalp Parihar đã trồng hai cây xoài trong vườn nhà ở thành phố Jabalpur, bang Madhya Pradesh. Năm ngoái, khi cây ra quả vợ chồng anh nhận ra những quả xoài trông rất khác thường. Quả to và có màu đỏ ruby. Vì không biết tên của giống này nên Sankalp đã gọi nó là Damini, theo tên mẹ của mình.
"Sau đó, chúng tôi đã nghiên cứu về giống này và tìm ra tên thật. Nhưng đối với tôi nó vẫn là Damini", anh Sankalp nói.
Chị Rani cho biết trồng cây xoài đắt đỏ là niềm vui. Ảnh: Hindustantimes.
Giống xoài này có tên gọi là Miyazaki, được mệnh danh "trứng mặt trời", giá bán rất đắt. Năm 2019, một cặp xoài "trứng mặt trời" ở tỉnh Miyazaki (Nhật Bản) được giao dịch với mức giá kỷ lục 500.000 yen (hơn 100 triệu đồng). Xoài này giàu chất chống oxy hóa, chứa beta-carotene và axit folic, rất tốt cho những người có bệnh về mắt.
Vì giá trị của quả xoài mà năm ngoái một số kẻ đã đột nhập vào vườn của Sankalp để ăn trộm. Năm nay, cặp vợ chồng nông dân quyết định thuê 4 vệ sĩ và 6 con chó becgie để bảo vệ bảy quả xoài suốt ngày đêm cho đến khi được thu hoạch.
Gia đình đã thuê bảo vệ và chó becgie để canh vườn xoài 24/24. Ảnh: Hindustantimes.
Sankalp cho biết, vài năm trước anh đang trên đường đến Chennai để mua một số cây giống thì gặp một người đàn ông trên chuyến tàu. Người này chủ động cho anh hai cây xoài nhưng không cho biết đó là giống Miyazaki. "Anh ấy tặng những cây non và dặn dò phải chăm sóc nó như con", Sankalp nói.
Chị Rani, vợ anh Sankalp nói thêm, nhiều người trong làng đang đặt mua xoài của chị. Một doanh nhân sẵn sàng trả 21.000 rupee một quả (6,6 triệu đồng). Một thợ kim hoàn ở Mumbai đã liên hệ và tuyên bố sẽ "trả bất cứ giá nào".
Tuy nhiên, cặp vợ chồng quyết định không bán cho ai, thay vào đó họ sẽ ăn và lấy hạt tiếp tục ươm trồng. Hiện trong vườn nhà của vợ chồng này có 14 giống xoài khác nhau, trong đó cũng có một số giống quý hiếm.
Chỉ trích người Việt ăn thịt chó là kém văn minh, mẫu Tây sống ở Hà Nội bị "ném đá" dữ dội Không chỉ nhắc đến thịt chó, người mẫu đến từ Ukraina này còn thể hiện thái độ khá gắt với những món ăn khác của Việt Nam như mắm tôm, sầu riêng, tiết canh, gà ác tần... Người mẫu Ukraina ám chỉ người Việt thiếu văn minh khi ăn thịt chó? Câu chuyện người Việt ăn thịt chó luôn là chủ đề gây...