Tranh cãi nảy lửa chuyện xe Trung Quốc độ logo xe sang tại Việt Nam: Thấy đẹp thì độ hay sĩ diện hão?
Câu chuyện xe Trung Quốc độ logo các hãng xe sang trở thành chủ đề bàn cãi trong hội nhóm chuyên về dòng xe này.
Một bài đăng trên mạng xã hội thu hút sự chú ý với câu hỏi vì sao những chủ xe Trung Quốc thường độ logo xe sang. Cụ thể, người này thắc mắc rằng, khi mua một mẫu xe Trung Quốc tầm tiền đó (728 triệu đồng) có nhiều sự lựa chọn các hãng xe tên tuổi, nhưng khi đã chấp nhận chơi xe Trung Quốc thì tại sao phải độ logo nhái tên của các hãng xe tên tuổi khác?
Bài đăng thu hút sự chú ý trong cộng đồng người sở hữu xe Trung Quốc tại Việt Nam.
Bài đăng thu hút được gần 200 lượt bình luận, chủ yếu đến từ các chủ xe Trung Quốc tại Việt Nam. Phần lớn đưa ra câu trả lời là “phụ thuộc vào sở thích của chủ xe”. Ví dụ như tài khoản Minh Duc bình luận rằng: “Em không biết người khác nghĩ sao, chứ em chỉ quan niệm đơn giản độ đẹp hơn thôi, nói gì thì nói, rõ ràng cây đinh ba ( Maserati) đẹp hơn cục nhựa gắn phía trước nhiều”.
“Thích thì gắn logo thôi, tài sản của người ta miễn sao họ thích. Chính bản thân bác đang kì thị mà không biết, những xe khác cũng gắn logo ầm ầm chạy đầy đường có làm sao, xe Trung Quốc gắn cái la ầm lên”, người dùng Nguyễn Trọng Khôi bày tỏ quan điểm.
Tài khoản Đặng Quốc Phương cho rằng: “Đã nhái thì mình cho nó thành đẹp luôn. Độ là để đẹp, thay cái gì không quan trọng, còn đẹp như nào, độ như nào là mỗi người. Người thích lắp thêm vào chống ồn, người thích cắt đi làm mui trần, … đã là quan điểm cá nhân người ta làm gì liên quan gì đến bác mà bác lại bảo người ta thế này thế kia. Còn đa số chọn mua con Z8 vì nó đẹp, chứ nó mà xấu thì đố ai mua đấy, đừng có nói chuyện yêu đương gì xe tàu nữa”.
Một chiếc Zotye Z8 độ mặt ca lăng Maserati.
Một người khác bình luận: “Cũng như ngày xưa mua xe Loncin nhưng dán Honda vào. Dù nhìn xa nó y hệt. Em nghĩ chủ yếu để người nhìn xa tưởng xe thương hiệu khác, cái thương hiệu mà mình thích nhưng chưa đủ tiền mua. May quá có con nhìn giống mà lại rẻ hơn.Con xe 700 triệu đồng dễ mua hơn con 5-7 tỷ nhiều lắm.Chỉ vậy thôi. Chứ không ai có sở thích mua xe độ thành xe khác khi đủ tiền mua chính cái xe chính hãng kia đâu”.
Tài khoảng Joe Quang bày tỏ quan điểm: “Chủ thời (người đăng bài) hỏi về vấn đề sở thích cá nhân rồi. Theo tôi thấy người mua xe ô tô hoàn toàn không theo 1 nguyên tắc nào (nếu thế chỉ 1 hãng xe sản xuất 1 xe 4 bốn bánh là đủ). Có người mua vì logo – Toyota, Mẹc, BMW, có người mua vì kiểu dáng Audi, có người mua vì khoe – siêu xe, có người mua vì sự an toàn gia đình Zotye, SantaFe, có người mua vì niềm tin kiêu hãnh Vinfast, vân vân…”
“Vậy không nên suy nghĩ theo 1 chiều và lối mòn. Anh em mua Zotye đây đã là những người can đảm và tiên phong, họ đã bước ra khỏi lối mòn, tiên phong mua xe chưa thương hiệu, nhưng chắc chắn họ đã có tham khảo và tìm hiểu trước khi quyết định cưới và họ luôn chăm sóc xe làm đẹp hơn vì yêu mới cưới, xe đẹp sẽ tôn vinh người chủ sở hữu. Việc dán logo khác là do họ không có logo khác đẹp hơn hoặc sang hơn. Riêng chữ Zotye thì không phù hợp ngôn ngữ VN. Không biết đọc kiểu gì: Dót ti, Dót te hay Chong tai? Giống như quảng cáo ống nhựa? Vậy có nên bỏ đi không?”
Nhưng cũng có những câu trả lời cho rằng, việc độ logo các hãng xe sang là phục vụ cho nhu cầu sĩ diện, như tài khoản Nguyễn Đình Trị viết: “Độ bodykit thì ok, nhưng mà lột logo tàu thay bằng logo Land Rover hoặc tương tự thì là do sĩ diện”.
Người dùng có tên Tahi Phạm trả lời rằng: “Câu này này liên quan tới hành vi người dùng, thường người ta làm 1 việc sẽ vì 4 lý do chính sau.
1. Làm vì thích – tất nhiên là vì thích hãng xe nào đó chứ không phải xe tàu.
2. Làm vì che dấu một sự thật nào đó
3. Làm vì mục đích nào đó ví dụ muốn trêu đùa, hoặc muốn được chú ý.
Video đang HOT
4. Làm vì phong trào.
Nhưng thông thường các bác đều nói là mua vì thích mua. Có tiền thích làm gì thì làm. Theo ý của em, muốn cộng đồng xe tàu phát triển, các bác trước hết hãy yêu lấy nó bằng cách đừng đổi logo, hãy cho nó một sự tôn trọng, hãy cho nó một tí ti giá trị, dần dần nó mới đc chấp nhận sâu rộng”.
Với bình luận này, chủ nhân bài đăng có trả lời rằng: “Mua cái xe 700 triệu đồng bỏ ra thêm 200 triệu đồng độ bodykit nhưng vẫn giữ logo của hãng, em vẫn thấy oai gấp tỷ lần là độ tên của hãng khác”.
Theo Trí Thức Trẻ
Đôi điều cần biết về Audi Q3 Sportback vừa ra mắt
Audi gia nhập phân khúc crossover-coupe khá muộn, với mẫu Q3 Sportback hứa hẹn là bước đi chậm nhưng chắc của hãng xe sang nước Đức.
Audi Q3 Sportback.
Được phát triển dựa trên mẫu Q3 tiêu chuẩn, bản Sportback có ngoại hình thể thao hơn, với lưới tản nhiệt khung đơn Singleframe màu đen và các hốc gió hình thang. Ngoài ra, mẫu crossover này còn có nắp ca-pô tạo hình cơ bắp và tuỳ chọn cụm đèn pha LED ma trận.
Nửa dưới thân xe được đánh lõm vào để tạo dáng thể thao cho xe. Thay đổi lớn nhất là nóc xe dốc và hông xe vuốt lên. Thiết kế này giúp chiếc xe có dáng vẻ năng động và trông dài hơn mẫu Q3 tiêu chuẩn.
Một số chi tiết thiết kế đáng chú ý khác gồm: ốp nhựa ở chân cửa, cửa sổ sau vuốt nhỏ dần về phía đuôi xe và cản sau cá tính, tích hợp bộ khuếch tán gió sau. Cánh gió được tích hợp trên nóc cửa hậu, đầu ống xả được giấu đi và cụm đèn hậu ôm trọn đuôi xe.
Nội thất cá tính
Không gian bên trong xe gần như giống hệt mẫu Q3 tiêu chuẩn, tài xế sẽ thấy cụm đồng hồ kỹ thuật số 10.25 inch và hệ thống thông tin - giải trí với màn hình 10.1 inch. Vô lăng là loại đáy bằng, cùng tông màu đen kế hợp với các chi tiết trang trí và các núm điều khiển bằng kim loại nổi bật... tất cả đều được thiết kế hướng vào tài xế.
Ghế sau có thể ngả và trượt lên, xuống tới 130 mm để tăng chỗ để chân cho người ngồi sau, hoặc tăng không gian chứa đồ, tuỳ nhu cầu sử dụng. Khoang hành lý dung tích 530 lít có thể tăng lên 1.400 lít nếu gập hàng ghế sau xuống.
Danh sách trang bị tuỳ chọn gồm: cụm đồng hồ kỹ thuật số 12.3 inch, cửa sau có chế độ mở rảnh tay và hai ghế trước kiểu thể thao. Khách hàng cũng có thể chọn ghế có sưởi và hệ thống đèn nội thất với 30 lựa chọn màu sắc.
Hai trang bị động cơ
Tại châu Âu, Audi Q3 Sportback sẽ ra mắt với hai phiên bản động cơ. Bản Q3 Sportback 35 TDI S tronic dùng động cơ diesel 2.0L 4 xy-lanh, cho công suất 148 mã lực và mômen xoắn 251 lb-ft (340 Nm), kết hợp với hộp số tự động 7 cấp ly hợp kép và hệ dẫn động cầu trước. Trang bị này cho xe khả năng tăng tốc 0-100 km/h trong 9,3 giây, trước khi đạt tốc độ cực đại 205 km/h.
Trong khi đó, bản Q3 Sportback 45 TFSI quattro s-tronic dùng động cơ xăng tăng áp 2.0L, cho công suất 227 mã lực và mômen xoắn 258 lb-ft (350 Nm), cũng kết hợp với hộp số 7 cấp ly hợp kép. Tất cả cho xe khả năng tăng tốc 0-100 km/h trong 6,5 giây và đạt tốc độ cực đại 233 km/h.
Dự kiến không lâu sau mẫu xe này chính thức ra mắt, Audi sẽ bổ sung một phiên bản sử dụng hộp số sàn và hệ dẫn động 4 bánh toàn thời gian (AWD). Bên cạnh đó là một bản máy xăng thấp hơn và một bản diesel mạnh hơn.
Q3 Sportback được trang bị tiêu chuẩn một loạt hệ thống hỗ trợ tài xế, như hệ thống cảnh báo chệch là đường và chuyển làn đường. Các hệ thống như Kiểm soát hành trình chủ động, hỗ trợ đỗ xe, cảnh báo va chạm sau và camera 360 là trang bị tuỳ chọn.
Audi Q3 Sportback sẽ có mặt trên thị trường châu Âu vào mùa thu năm nay, với giá bán tại Đức là từ 40.200 Euro cho bản 35 TDI S tronic và 46.200 Euro cho bản 45 TFSI quattro S tronic. Để thu hút sự chú ý, Audi sẽ giới thiệu hai phiên bản đặc biệt, mang tên Edition One Dew Silver và Edition One Mythos Black, với màu sơn dựa trên bản Q3 Sportback S line.
Một số hình ảnh của mẫu Q3 Sportback vừa ra mắt:
Theo Dantri
Ô tô Trung Quốc rẻ hơn xe Nhật 300 triệu/chiếc tại Việt Nam: Bắt lỗi vì sao vẫn khó bán? Những chiếc ô tô "made in China" có giá rẻ hơn khoảng 300-500 triệu đồng so với xe thương hiệu Hàn, Nhật, Mỹ... nhưng vẫn bán khá chậm tại Việt Nam. Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, trong năm 2018, lượng xe con Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam đạt khoảng 800 chiếc, chủ yếu là dòng xe du lịch...