Tranh cãi nam sinh trở thành thủ khoa, vỡ mộng khi học ĐH
Kỳ thi tuyển sinh đại học luôn được coi là một trong những dấu mốc quan trọng nhất cuộc đời. Thế nhưng, khi bước qua ải này, đã có nhiều người phải “ngỡ ngàng, ngơ ngác và bật ngửa”.
Và câu chuyện về nam sinh đỗ thủ khoa kỳ thi danh giá này, thế nhưng, lại đón nhận cuộc sống “không hề màu hồng” sau đó khiến nhiều người nổ ra tranh cãi.
Anh chàng thủ khoa trường đại học danh giá Liu Jiasen (Ảnh: Sixth Tone)
Cụ thể, theo Sixth Tone, Liu Jiasen – thủ khoa kỳ thi đại học của Trung Quốc, được nhận vào khoa Ngôn ngữ và Văn học tại Đại học Bắc Kinh, cho biết, nam sinh rất “hoảng sợ” khi bước vào môi trường mới.
Để trở thành một trong những cái tên xuất sắc được xướng trên bảng điểm của kỳ thi, Liu Jiasen đã trải qua chuỗi ngày “ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương” để đạt được kết quả cao. Thậm chí, anh còn tiết kiệm thời gian đến nỗi không thay quần áo trong 21 ngày, cho đến khi bị nhiễm trùng móng.
Liu Jiasen đã từng làm hết hơn 100.000 câu hỏi thực hành để chuẩn bị cho kì thi tuyển sinh đại học. Giấc mơ cuối cùng cũng đạt được, anh chàng vui sướng và mường tượng về một tương lai rộng mở phía trước.
Thế nhưng, mọi thứ dường như sụp đổ dần dần, bắt đầu từ ngày anh điền vào đơn đăng ký đại học. Thay vì chọn những chuyên ngành hàng đầu, một nam sinh “bay bổng” chọn đi theo đam mê và quyết định ngành văn học Trung Quốc. Với sự lựa chọn này, anh hy vọng cơ hội kiếm tiền trong tương lai sẽ xán lạn.
Các học sinh ôn tập khắc nghiệt mong đạt điểm số cao (Ảnh: Sixth Tone)
Tuy nhiên, với danh xưng “thủ khoa”, Liu Jiasen hơi bất ngờ khi bản thân khá mờ nhạt so với những gì mong đợi. Mọi người chẳng những không ngưỡng mộ, mà còn “ngó lơ” mỗi khi nghe Liu Jiasen giới thiệu về nó.
Video đang HOT
Chưa hết, khi hỏi cố vấn rằng “liệu có thể kiếm được mức lương hàng triệu nhân dân tệ sau khi tốt nghiệp”, Liu Jiasen nhận về câu hỏi “không” một cách phũ phàng. Anh chia sẻ: “Làm thế nào họ cảm thấy ổn định và hạnh phúc khi biết rằng không có danh hoặc lợi từ nghề nghiệp này. Tôi hoảng sợ”.
Đang mông lung về tương lai, anh chàng may mắn tìm được hướng đi mới, đó là kiếm tiền bằng chính những trải nghiệm trong kỳ thi đã qua.
Anh trở thành cố vấn, nhà diễn thuyết để chèo lái thế hệ sau đạt kết quả cao trong kỳ thi mình từng tham dự. Tuy nhiên, ngay cả khi là thủ khoa, Liu Jiasen cũng thấy mọi thứ không như “giấc mơ”, thế nhưng, anh lại tiếp tục dẫn dắt những đứa trẻ đi tiếp theo con đường đó, liệu có sai?
Không thành công sau khi thành thủ khoa nhưng Liu Jiasen vẫn trở thành diễn giả hướng dẫn học sinh trở thành “thủ khoa” (Ảnh: Sixth Tone)
Câu chuyện nhanh chóng trở thành chủ đề tranh cãi trên mạng xã hội, nhiều người đứng ra bênh vực anh chàng. Theo đó, họ cho rằng, dẫu sao thủ khoa cũng là bước đệm để bản thân có thể tiến xa hơn trong tương lai. Liu Jiasen có thể không kiếm được tiền bằng nghề mình chọn, nhưng anh vẫn đang sống tốt bằng chính cái danh “thủ khoa” mình có được.
- “Nói vậy chứ khi là thủ khoa vẫn nhận được nhiều ấn tượng cũng như ưu ái. Bởi bản chất thủ khoa là một người “xuất chúng” rồi”.
- “Thủ khoa có thể không kiếm tiền giỏi, nhưng họ có thể theo đuổi các ngành nghề nghiên cứu. Xã hội cần sự cân bằng, mỗi người một nhiệm vụ thôi”.
- “Anh tôi 20 năm trước là thủ khoa, 20 năm sau nhắc lại vẫn là niềm tự hào của gia đình. Dẫu sao có một sự kiện đáng nhớ trong đời vẫn xứng đáng. Người giỏi sẽ có hướng đi riêng thôi”.
Hàng trăm người nghe Liu Jiasen diễn thuyết cách trở thành thủ khoa (Ảnh: Sixth Tone)
Tuy nhiên, số khác lại cho rằng, không cần phải quá cố gắng để học giỏi như vậy. Nếu đúng ngành mình mong muốn, hãy thi đủ điểm số là được. Và họ cho rằng, thực tế, có nhiều người không cần tốt nghiệp đại học, hay chỉ qua đào tạo nghề cũng kiếm được khối tiền.
- “Học cố vào rồi không có thời gian phát triển các kỹ năng khác thì với xã hội này cũng sẽ bị đào thải thôi.
- “Học nghề ra nhiều khi còn kiếm được nhiều hơn ấy chứ. Càng giỏi, càng tri thức thì khả năng kiếm tiền cũng hạn chế lắm”.
- “Tôi thấy mấy anh sale các thứ giờ giàu lắm, bất động sản nữa. Khéo mồm, khéo miệng là giàu thôi, bằng cấp, học vị lắm rồi cũng thế”.
Hiện, câu chuyện trên đang trở thành chủ đề gây tranh cãi trên nhiều diễn đàn. Bạn nghĩ sao về câu chuyện này, để lại ý kiến cùng YAN nhé!
Ảnh nữ sinh viên cổ vũ sĩ tử Trung Quốc gây tranh cãi
Bức ảnh trong chiến dịch cổ vũ sĩ tử của Đại học Nam Kinh bị nhiều người cho là phân biệt, đồ vật hóa phụ nữ và dùng nó để thu hút học sinh nam.
Ngày 7/6, Đại học Nam Kinh (Giang Tô, Trung Quốc) đăng tải loạt ảnh nhóm sinh viên cầm bảng ghi thông điệp cổ vũ, khích lệ các sĩ tử tham gia kỳ thi đại học năm nay, theo Sixth Tone.
Trong đó, trên tấm bảng của một nữ xinh ưa nhìn ghi: "Bạn sẽ để tôi trở thành thanh xuân của bạn chứ?".
Bức ảnh nhanh chóng lan truyền trên mạng xã hội Trung Quốc và thu hút nhiều ý kiến tranh luận. Nhiều người cho rằng trường đại học sử dụng nữ sinh viên làm đạo cụ thu hút học sinh nam đăng ký vào trường.
"Ngay cả khi tấm biển không có mục đích xấu, nó vẫn nói lên suy nghĩ cố hữu trong xã hội, gần như đồ vật hóa phụ nữ. Tại sao nữ sinh lại chỉ liên quan đến những ký ức thanh xuân trong khi nam sinh lại được gắn với tham vọng học tập, tương lai?", một người bình luận.
Bức ảnh gây tranh cãi trong loạt hình cổ vũ của Đại học Nam Kinh.
Trong khi đó, cũng có bình luận cho rằng nhiều người đã phản ứng thái quá, không có vấn đề gì nếu xem toàn bộ loạt ảnh và hiểu tinh thần của chiến dịch.
"Lấy một bức ảnh ra khỏi ngữ cảnh sẽ làm sai lệch ý nghĩa ban đầu của nó", một người khác bình luận.
Sau khi gây tranh cãi, Đại học Nam Kinh đã xóa các bức ảnh khỏi fanpage của trường và chưa đưa ra bình luận về vụ việc.
Chen Yaya, nhà nghiên cứu về giới tại Học viện Khoa học Xã hội Thượng Hải, cho rằng bức ảnh thực sự thể hiện một số quan điểm rập khuôn về phụ nữ, có thể bị coi là phân biệt giới tính. Tuy nhiên, cô cũng nhận định rằng cần xem xét câu chuyện một cách toàn diện.
"Nếu nữ sinh viên đó sẵn sàng tham gia vào chiến dịch, đó cũng là cách cô ấy thể hiện sự tự chủ của mình rồi", Chen nhận xét.
Ngày 7/6, 10,7 triệu sĩ tử Trung Quốc bước vào Gaokao - một trong những kỳ thi đại học được xem là khốc liệt nhất thế giới. Kỳ thi kéo dài 2 đến 4 ngày, tùy thuộc từng khu vực, theo China Daily .
Các thí sinh sẽ làm bài thi bắt buộc môn Ngữ văn (tiếng Trung Quốc), Toán, Ngoại ngữ và một bài thi bán tự chọn giữa 2 môn Lịch sử, Vật lý và hai bài thi tự chọn khác từ 4 môn là Hóa học, Chính trị, Địa lý, Sinh học.
Nữ sinh Trung Quốc suýt không được vào phòng thi vì niềng răng Theo quy định, sĩ tử Trung Quốc phải có giấy xác nhận từ cơ quan y tế nếu trên người gắn vật dụng kim loại như niềng răng. May mắn, nữ sinh không bị bỏ lỡ kỳ thi quan trọng. Sự việc xảy ra vào sáng ngày 7/6, bên ngoài điểm thi trường THCS số 14 ở thành phố Thương Châu, tỉnh Hà...