Tranh cãi kịch liệt phía sau tác phẩm điện ảnh nổi tiếng
Không phải bộ phim nào cũng hoàn hảo và được lòng khán giả dù nổi tiếng thế nào.
Tựa phim kinh điển của nước Mỹ từ năm 1977 luôn là bộ phim yêu thích của hàng triệu fan đam mê khoa học viễn tưởng trên toàn cầu.
Star Wars thậm chí còn trở thành một phần của văn hóa nước Mỹ, thường xuyên xuất hiện trong các văn hóa phẩm khác như phim ảnh, truyện tranh.
Nữ diễn viên Carrie Fisher cảm thấy bị hủy hoại bởi cảnh này
Tuy là một trong những bộ phim vũ trụ kinh điển nhưng Star Wars cũng không phải là một loạt phim hoàn hảo. Cảnh trong tập Chiến tranh giữa các vì sao 6: Sự trở lại của Jedi đã gây ra nhiều tranh cãi giữa khán giả. Đó là cảnh công chúa Leia bị nhân vật phản diện – trùm tội phạm Jabba người Hutt khống chế. Điều đáng bàn cãi ở đây là trang phục của công chúa Leia lúc đó là một bộ nội y ánh kim.
Nhiều năm về sau, nữ diễn viên Carrie Fisher – người thủ vai công chúa Leia vẫn cho rằng, chính hình ảnh đó đã hủy hoại cô. Bộ phim đã cố biến Carrie Fisher trở thành một biểu tượng nóng bỏng dù cô không hề mong muốn.
Bộ nội y nổi tiếng của công chúa Leia đã được đem ra bán đấu giá vào năm 2015 với giá khởi điểm 2 tỷ đồng.
Alien
Bộ phim kinh dị Alien của đạo diễn Ridley Scott ra mắt năm 1979 đã tạo ra một tiêu chuẩn hoàn toàn mới cho dòng phim kinh dị viễn tưởng từ đó đến nay. Bộ phim được coi là một tác phẩm về sự sống bên ngoài Trái Đất nổi tiếng nhất.
Không chỉ được lòng khán giả, Alien còn được các nhà phê bình phim ảnh đánh giá khá cao – một điều mà ít tác phẩm kinh dị nào có thể làm được.
Tuy là chuẩn mực mới cho dòng phim kinh dị viễn tưởng nhưng đạo diễn Ridley Scott cũng không thể tránh khỏi sai sót. Một cảnh trong phim đã được khán giả chỉ ra là khá phi thực tế và không có chút logic nào.
Cảnh Lambert khóc lóc thay vì chạy đi khi bị tấn công khiến khán giả bực mình
Video đang HOT
Đó là cảnh phim khi Lambert (Veronica Cartwright thủ vai) đang hoảng loạn và sợ hãi vì những con quái vật ngoài không gian, anh chàng Parker (Yaphet Kotto) đã quyết định hi sinh thân mình, ở lại một tòa tháp có đầy quái vật để cho Lambert chạy thoát. Nhưng thay vì chạy đi theo lời của Parker, cô lại đứng đó khóc lóc, hò hét. Tình tiết này đã khiến các fan hâm mộ bực mình và phàn nàn khá nhiều.
Finding Dory
Bộ phim hoạt hình được làm lại từ tựa phim Finding Nemo nổi tiếng cũng đã vấp phải một làn sóng tẩy chay ngay khi phim vừa lộ diện trailer.
“Finding Dory” cũng bị khán giả soi ra chi tiết gây tranh cãi
Lý do để các khán giả tranh luận không dứt về Finding Dory nằm ở một tình tiết khá là…không liên quan đến bộ phim. Đó là cảnh một gia đình đồng tính nữ đưa con đi chơi trong viện hải dương và xuất hiện xẹt qua màn hình.
Cặp đôi đồng tính khiến phim bị phản đối
Chỉ có vậy nhưng các bậc phụ huynh đã phản đối Finding Dory gay gắt. Họ cho rằng điều đó sẽ ảnh hưởng không tốt đến những khán giả nhí và đưa đến những cái nhìn lệch lạc cho nhiều đứa trẻ.
Phía Disney vẫn im lặng trước làn sóng tẩy chay. Tuy nhiên “nhà chuột” trước đến nay vẫn nổi tiếng với những ý tưởng táo bạo của mình. Cô công chúa Elsa trong phim hoạt hình Frozen cũng được úp mở là một đồng tính nữ.
The Last Temptation of Christ
Bộ phim Hà Lan The Last Temptation of Christ của đạo diễn Martin Scorsese đã nhận được một đề cử Oscar cho danh hiệu đạo diễn xuất sắc nhất. Điều này đã chứng tỏ tài năng của vị đạo diễn sinh năm 1942. The Last Temptation of Christ được đánh giá cao bởi sự sáng tạo đến mức táo bạo của đạo diễn.
Tuy nhiên, The Last Temptation of Christ cũng đã tạo ra một làn sóng tranh luận kéo dài hàng thập kỷ. Lý do là bộ phim đã đụng chạm tới hai vấn đề nhạy cảm nhất: Tôn giáo và tình dục.
Phim động chạm đến 2 vấn đề nhạy cảm là tôn giáo và tình dục
Bộ phim đề cập đến phần con người trong chúa Jesus đang bị treo trên thánh giá trước những cám dỗ của quỷ satan và về những gì mà lẽ ra cuộc sống trần tục ngài đã có, trong đó bao gồm cả việc kết hôn và có con với Mary Magdalene.
Cảnh chúa Jesus quan hệ tình dục với Mary Magdalene đã được miêu tả trong bộ phim. Dù cho đạo diễn Martin Scorsese đề cập đến hình ảnh này thông qua một giấc mơ của chúa Jesus khi Ngài đang bị satan cám dỗ, thì điều đó cũng đủ khiến những tín đồ Thiên chúa giáo phẫn nộ.
Ngay khi bộ phim được phát hành, những cuộc biểu tình tôn giáo đã nổ ra ở miền Nam nước Mỹ. Các bang Savannah, Georgia đã cấm chiếu bộ phim. Ngay cả hãng sưu tập và cho thuê phim Blockbuster ban đầu cũng từ chối đưa đĩa phim này lên giá của họ.
Tại Paris, một nhóm tín đồ Thiên Chúa Giáo ném bom xăng vào một rạp đang chiếu bộ phim này làm hơn 10 người bị thương. Cuốn sách mà bộ phim này chuyển thể cũng đã bị nhà thờ Thiên Chúa Giáo ra lệnh cấm, còn tác giả của cuốn sách, Nikos Kazantzakis, đã bị rút phép.
Theo Danviet
Tượng đài phim cao bồi của nước Mỹ và sự "đe dọa" ở tuổi 84
Nam diễn viên huyền thoại Clint Eastwood dường như đã "sống chết" với những bộ phim cao bồi viễn tây.
Hình tượng chàng cao bồi lãng tử
Một cơ duyên đưa nam diễn viên huyền thoại Clint Eastwood đến với điện ảnh là từ một trò "láu cá" của ông. Vào năm 19 tuổi, ông bị gọi nhập ngũ cho cuộc chiến tranh Triều Tiên. Vì để trốn đi lính, Clint Eastwood đã tìm cách "tán con gái của vị sĩ quan có thế ở doanh trại". Nhờ vậy, không những ông không bị chuyển đến một đất nước xa xôi mà còn được thu xếp làm một công việc nhàn hạ trong quân đội - nhân viên bảo vệ hồ bơi quân đội.
Nhờ công việc này, một đoàn làm phim đã để mắt tới ông khi tới quay phim tại doanh trại nơi Clint Eastwood đóng quân. Ông được đưa đi học diễn xuất và bắt đầu lấn sân sang điện ảnh từ giờ phút đó.
Clint Eastwood và hình tượng cao bồi kinh điển
Thập niên 60 của thế kỷ trước ở Mỹ là thời kỳ hoàng kim của các bộ phim cao bồi viễn tây. Clint Eastwood được giao cho vai diễn Joe trong bộ phimA Fistful Of Dollars của nhà làm phim người Ý Sergio Leone. Bộ phim này không chỉ mang về cho nam diễn viên khoản thù lao kếch xù 15.000 USD lúc bấy giờ, cộng thêm một chiếc Mercedes mà còn đưa Clint Eastwood trở thành chàng cao bồi được yêu thích nhất.
Sau A Fistful Of Dollars, Clint Eastwood liên tục đóng các bộ phim về miền viễn tây khác là A Few More Dollars và The Good, the Bad and the Ugly. Phim ra rạp, khán giả ngay lập tức "chết đứng" với hình ảnh một chàng cao bồi bụi bặm, đầu đội mũ phớt, khoác khăn choàng, sống ngoài vòng pháp luật và luôn cướp của người giàu chia cho người nghèo.
Hình ảnh cao bồi của Clint Eastwood cũng là hình mẫu lý tưởng cho các diễn viên khác thủ vai cao bồi sau này. Đặc biệt là ở trong The Good, the Bad and the Ugly, cách ngậm xì gà, lối bắn súng, quay súng bỏ vào bao của Clint Eastwood, nhất là dáng cao dong dỏng và thái độ ngang tàng lạnh lùng của tài tử này, cùng với tiếng nhạc dồn dập có tiếng huýt gió của nhà soạn nhạc Ennio Morricone đã khiến cho phim này rất ăn khách.
Hình tượng cao bồi luôn thường trực với nam diễn viên
Cả ba bộ phim A Fistful Of Dollars, A Few More Dollars và The Good, the Bad and the Ugly đều của nhà làm phim Sergio Leone và đã trở thành bộ ba phim cao bồi bất hủ.
Sau bộ ba phim cao bồi đã mang đến cả vinh quang và tiền bạc cho Clint Eastwood, ông chuyển hướng sang làm phim. Tuy vậy, cuộc đời ông vẫn tiếp tục gắn bó với những bộ phim cao bồi khác nữa. Năm 1976, ông góp mặt trong The Outlaw Josey Wales với bối cảnh cuộc nội chiến bắc nam của nước Mỹ. Dù không hẳn là một cao bồi nhưng tinh thần của những người chăn bò vùng viễn tây vẫn được thể hiện sắc xảo trong bộ phim.
Sau The Outlaw Josey Wales là Honkytonk Man và Pale Rider. Dường như chiếc mũ phớt không lúc nào rời xa hình ảnh của Clint Eastwood trên phim ảnh. Tinh thần hoang dã của miền tây nước Mỹ luôn được nam diễn viên tái hiện trong hầu hết các tác phẩm của mình với sự mạnh bạo và khốc liệt.
"Unforgiven" là bộ phim thành công nhất của ông với vai trò đạo diễn
Ngoài việc đóng phim, Clint Eastwood còn làm phim về cao bồi. Tác phẩm thành công nhất của ông chính là Unforgiven. Bộ phim đã nhận được đề cử 9 giải Oscar và giành được 4 giải quan trọng dành cho phim hay nhất, đạo diễn, biên tập và nam diễn viên phụ xuất sắc nhất.
Unforgiven là câu chuyện về một người nông dân đối diện với bóng của chính mình. Vì quá nhớ thương người vợ quá cố, ông bị ám ảnh bởi ma quỉ với hy vọng tìm gặp lại vợ ông một lần nữa. Tất cả các nhân vật trong phim đều mơ hồ, kể cả phụ nữ. Chỉ còn dấu vết của một thế giới đầy tàn nhẫn là phản ánh nạn bạo lực và vô pháp luật.
Ra đời năm 1992, Unforgiven đã tái sinh lại thời kỳ đỉnh cao của dòng phim cao bồi, sau khi nó lụi dần vào những năm 80. Bộ phim cũng đánh dấu bước ngoặt thay đổi vai trò của Clint Eastwood từ một tài tử điện ảnh sang một nhà làm phim đích thực.
Tượng đài điện ảnh với sự sáng tạo không ngừng
Ở tuổi 84, Clint Eastwood vẫn còn là một sự đe dọa tại các đấu trường điện ảnh với các nhà làm phim trẻ tuổi. Bộ phim American Sniper của ông đã nhận được một đề cử Oscar vào năm 2014 và trở thành một đối thủ nặng ký của mùa Oscar năm đó.
Không ngừng sáng tạo dù đã bước chân sang sườn dốc bên kia của cuộc đời. Chính Clint Eastwood từng chia sẻ lý do ông chưa về hưu: "Mọi người hỏi tôi tại sao tôi vẫn cứ làm việc trên sân khấu này. Tôi cứ làm bởi vì lúc nào cũng có chuyện mới để kể. Và miễn là có người muốn nghe tôi kể chuyện".
86 tuổi, Clint Eastwood vẫn tiếp tục làm phim
Năm nay, ở tuổi 86, Clint Eastwood tiếp tục có thêm một bom tấn nữa của mình, hợp tác cùng ngôi sao Tom Hanks. Tượng đài điện ảnh nước Mỹ đã tái hiện lại một sự kiện có thật trong lịch sử. Đó là vụ giải cứu giải cứu 155 hành khách trên chuyến bay của hãng hàng không U.S. Airways đáp xuống dòng sông Hudson xảy ra vào năm 2009 trong bộ phim có tên gọi Sully
Khán giả đang chờ mong bộ phim mới nhất của Clint Eastwood có thể mang lại những gì. Liệu đó có phải là sự kịch tình và bùng nổ như phong cách làm phim quen thuộc của ông không. Sully đang là con át chủ bài của hãng Warner Bros và là một ứng cử viên nặng ký cho các giải thưởng điện ảnh sắp tới đây.
Theo Danviet
"High Noon": Phim cao bồi viễn Tây kinh điển mọi thời đại "High Noon" nằm trong top 100 phim xuất sắc nhất mọi thời đại do Viện Phim Mỹ lựa chọn và trở thành giáo trình giảng dạy cho các nhà làm phim. Năm nay, bộ phim The Magnificent Seven (7 tay súng huyền thoại) được đạo diễn Antoine Fuqua làm lại từ tác phẩm cùng tên ra mắt năm 1960. Điều này đã làm...