Tranh cãi bùng lên ở Tây Ban Nha sau vụ người lao động tử vong vì sốc nhiệt
Khi khí hậu thay đổi, điều quan trọng là luật đảm bảo an toàn và sức khỏe cho người lao động phải được cập nhật sao cho phù hợp với những thách thức nghiêm trọng đặt ra.
Một công nhân xây dựng vội ăn bữa trưa dưới nắng nóng tại Madrid. Ảnh: AP
Khi nhân viên vệ sinh môi trường José Antonio González bắt đầu ca làm việc buổi chiều trên một con phố ở thủ đô Madrid, nhiệt độ ghi nhận là 40 độ C. Tây Ban Nha cũng như các nước châu Âu đang trải qua một đợt nắng nóng khắc nghiệt kéo dài.
Sau một thời gian dài không có việc làm, ông González không muốn bỏ lỡ thêm 1 tháng Hè đối với công việc quét dọn này. Ba giờ sau khi bắt đầu ca làm việc, người đàn ông 60 tuổi ngã quỵ vì say nắng và được tìm thấy nằm bất tỉnh trên đường. Xe cấp cứu đưa ông đến bệnh viện song không may, ông qua đời vào ngày 16/7.
Cái chết của ông đã châm ngòi cho một cuộc tranh luận sôi nổi tại Tây Ban Nha về tính cấp thiết trong việc sắp xếp công việc của người lao động thích ứng với biến đổi khí hậu. Những người nghèo nhất trong xã hội, thường là những người cao tuổi và làm những công việc được trả lương thấp như công nhân xây dựng, người giao hàng… là nhóm lao động đang phải đối mặt với mối nguy từ nắng nóng trong lúc làm việc.
“Rõ ràng tình trạng bất bình đẳng xã hội đóng vai trò quyết định xem một người phải chịu đựng những gì trong các đợt nắng nóng. Trải qua đợt sóng nhiệt trong một ngôi nhà trang bị máy lạnh và bể bơi không giống với việc 5 người chen chúc trong một căn phòng và chỉ hít thở khí trời qua ô cửa sổ”, Júlio Díaz – chuyên gia làm việc trong Viện Y tế Carlos III – chia sẻ trên đài phát thanh RTVE.
Video đang HOT
Thời tiết cực đoạn tại châu Âu gần đây đang khiến vấn đề trên trở nên cấp bách và ưu tiên.
Pháp đã thực hiện một số biện pháp để giảm bớt sự bất bình đẳng trong xã hội sau khi đợt nắng nóng năm 2003 khiến 15.000 tử vong. Nhiều người trong số họ là những người lớn tuổi bị mắc kẹt trong căn hộ nhỏ và nhà hưu trí mà không có điều hòa nhiệt độ.
Trước đợt nắng nóng mới nhất của Pháp với nhiệt độ lập kỷ lục trong tuần này, chính phủ đã nhắc nhở người sử dụng lao động về nghĩa vụ pháp lý của họ trong việc bảo vệ người lao động trong điều kiện nắng nóng khắc nghiệt. Người sử dụng lao động phải cung cấp nước uống miễn phí, hệ thống làm mát cho người lao động. Nếu có thể, các công ty có thể thay đổi giờ làm việc và cho nhân công nghỉ ngơi thêm.
Trong bối cảnh nước Anh trải qua đợt nóng kỷ lục với nhiệt độ vượt 40 độ C, các liên đoàn lao động đã hối thúc chính phủ lần đầu tiên áp đặt quy chế về nhiệt độ tối đa tại nơi làm việc. Thông thường, nhiều ngôi nhà, cơ sở kinh doanh nhỏ và thậm chí một số tòa nhà công ở Anh không có điều hòa nhiệt độ.
Unite, công đoàn lớn nhất của Anh, đang kêu gọi đặt mức nhiệt độ tối đa tại nơi làm việc là 27 độ C đối với những công việc chân tay và 30 độ C đối với những công việc ít vận động. Bên cạnh đó, các công đoàn khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện chính sách giảm nhiệt độ trong nhà và có các biện pháp bảo vệ người lao động làm việc ngoài trời bất cứ khi nào nhiệt độ vượt quá 24 độ C.
Rob Miguel, cố vấn của Unite về sức khỏe và an toàn lao động, cho biết: “Khi khí hậu thay đổi, điều quan trọng là luật đảm bảo an toàn và sức khỏe phải được cập nhật sao cho phù hợp với những thách thức nghiêm trọng”.
Các nhà khoa học chỉ ra bệnh nền kèm theo chịu đựng lâu dưới nắng nóng là nguyên nhân chính gây tử vong đối với các ca đột quỵ do sốc nhiệt.
Viện Y tế Carlos III ước tính trong ngày ông González qua đời, có đến 150 người tử vong ở Tây Ban Nha một phần do nắng nóng. Ngày hôm sau, con số tăng lên 169 trường hợp, nâng tổng số ca tử vong vì nắng nóng trong tuần đầu tiên của đợt nắng nóng này tại Tây Ban Nhà lên 679 trường hợp.
Ở những nơi quen với nhiệt độ cao, chẳng hạn như vùng Andalusia phía nam Tây Ban Nha, vào mùa Hè, công nhân xây dựng chỉ làm việc vào buổi sáng. Sau khi ông González qua đời, các quan chức Madrid đã thống nhất với các công ty môi trường, cho phép nhân viên quét dọn đổi ca chiều sang ca tối.
Thành phố đầu tiên trên thế giới đặt tên, phân loại nắng nóng
Seville (Tây Ban Nha) áp dụng biện pháp này trong bối cảnh thời tiết nóng diễn ra thường xuyên hơn.
Seville đặt tên và phân loại các đợt nắng nóng, tương tự cách phân loại bão nhiệt đới và lốc xoáy. Ảnh: AFP/Getty Images
Theo báo Anh Guardian, Seville - ở miền Nam Tây Ban Nha - trở thành thành phố đầu tiên trên thế giới áp dụng biện pháp đặt tên và phân cấp các đợt nắng nóng, tương tự cách phân cấp bão nhiệt đới và lốc xoáy, nhằm bảo vệ người dân trong bối cảnh nắng nóng khắc nghiệt diễn ra thường xuyên hơn.
Dự án thí điểm này sẽ được triển khai 1 năm tại Seville - một trong những thành phố có nhiệt độ cao nhất Tây Ban Nha. Tại đây, các đợt nắng nóng sẽ được phân loại thành 3 mức độ. Một thuật toán sẽ dự báo các đợt nắng nóng trước 5 ngày và xếp hạng chúng dựa theo nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng. Đối với từng mức độ dự báo, chính quyền địa phương sẽ có những biện pháp hỗ trợ riêng biệt cho người dân như mở cửa bể bơi công cộng hay bố trí nhân viên chăm sóc y tế cho người cao tuổi.
Ông Antonio Muoz, Thị trưởng thành phố, cho biết sáng kiến này là một phần của nhóm các biện pháp bao gồm giảm thiểu khí thải và carbon nhằm đối phó với biến đổi khí hậu.
"Seville là thành phố đầu tiên trên thế giới sử dụng phương thức này để ứng phó với tình hình thời tiết bất thường, đặc biệt là bảo vệ các đối tượng dễ bị ảnh hưởng nhất bởi nhiệt độ cao," nhà chức trách cho biết.
Giới chức thanh phố đã nhanh chóng áp dụng hình thức phân loại nắng nóng này sau khi Tây Ban Nha trải qua đợt nắng nóng tới sớm kỉ lục. Theo đài khí tượng quốc gia Aemet, tháng 5 vừa qua, nước này ghi nhận nhiệt độ trung bình cao nhất trong vòng 58 năm, và tần suất các đợt nắng nóng diễn ra cũng tăng gấp đôi so với các thập kỉ trước.
Sáng kiến này là một sản phẩm kết hợp giữa chính quyền thành phố Seville và Trung tâm Ứng phó Adrienne Arsht-Rockefeller - một đơn vị nghiên cứu các hành động giảm thiểu và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Bà Kathy Baughman McLeod, đại diện Arsht-Rock, cho biết mục tiêu của chương trình là nâng cao nhận thức về những tác động nghiêm trọng của tình trạng biến đối khí hậu và bảo vệ tính mạng người dân.
Bà Baughman McLeod nhận xét: "Nắng nóng được biết tới như 'kẻ giết người thầm lặng'. Thời tiết nắng nóng khắc nghiệt ảnh hưởng xấu tới nền kinh tế và cướp đi nhiều sinh mạng hơn bất cứ thiên tai nào, nhưng cộng đồng thường đánh giá thấp và hiểu sai những nguy cơ này".
Pháp cấm tổ chức hoạt động ngoài trời vì nắng nóng Nhiều khu vực ở Pháp đã quyết định cấm tổ chức các sự kiện cộng đồng ngoài trời trong bối cảnh đợt nắng nóng kỷ lục đang quét qua châu Âu. Ảnh minh họa: THX/TTXVN Theo đài truyền hình BBC, các buổi hòa nhạc và sự kiện tập trung đông người đều đã bị hoãn lại từ 14h chiều 17/6 cho đến khi...