Tránh bị nã tên lửa, ông Trump nên mời Kim Jong-un đến Mỹ?
Nếu phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) là quân bài Triều Tiên buộc Mỹ phải ngồi vào bàn đàm phán thì Tổng thống Mỹ Donald Trump nên mời nhà lãnh đạo Kim Jong-un tới Nhà Trắng để đối thoại sòng phẳng.
Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và nhà lãnh đạo Kim Jong-un. Ảnh minh họa.
Tờ Independent của Anh mới đây đã đăng tải bài phân tích, dự đoán động thái của Tổng thống Mỹ Donald Trump sau khi Triều Tiên phóng tên lửa.
5 tháng trước, ông Trump tuyên bố rằng Triều Tiên không đời nào chế tạo được vũ khí hạt nhân tầm bắn đến lãnh thổ Mỹ. Nhưng vào đúng dịp quốc khánh Mỹ, Bình Nhưỡng lại phóng ICBM mạnh nhất của nước này.
Kênh truyền hình nhà nước Triều Tiên tuyên bố “tên lửa tầm xa của nước này có thể tấn công bất cứ mục tiêu nào trên thế giới”.
Theo các nhà phân tích, tên lửa Triều Tiên đạt tầm cao 2.802km và bay xa 933km. Nếu phóng theo quỹ đạo thông thường, tên lửa đủ khả năng vươn tới Alaska. Nhưng loại tên lửa Hwasong-14 này hoàn toàn có thể tấn công các thành phố lớn ở Mỹ đây là mẫu ICBM đủ khả năng bay xa 10.000km.
Đánh giá tốc độ phát triển chương trình tên lửa Triều Tiên, người ta có thể kết luận rằng Bình Nhưỡng sẽ sớm hoàn thiện khả năng gắn đầu đạn hạt nhân hay phóng tên lửa bay xa hơn nữa.
Tướng quân đội Mỹ Vincent Stewart phát biểu tại ủy ban thượng viện: “Triều Tiên kiên quyết và đang trên con đường sở hữu năng lực này. Họ hiểu rõ quy luật vật lý nên khả năng làm chủ công nghệ phóng tên lửa tầm xa mang đầu đạn hạt nhân chỉ là vấn đề thời gian”.
Truyền thông Hàn Quốc đăng tải bản tin về nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.
Video đang HOT
Nhưng liệu Mỹ và cộng đồng quốc tế có thể làm gì để ngăn Triều Tiên đưa vũ khí hạt nhân vào tên lửa tầm xa? Chính quyền Tổng thống Donald Trump đang không có nhiều lựa chọn, Independent nhận định.
Tấn công phủ đầu Triều Tiên tiềm ẩn nhiều rủi ro. Các mục tiêu cũng không dễ dàng bị phá hủy trong khi đòn đáp trả của Bình Nhưỡng vào Seoul sẽ rất thảm khốc. Con số thương vong có thể lên tới hàng trăm ngàn người.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis cảnh báo: “Nếu chọn giải pháp quân sự, điều này sẽ dẫn đến thảm kịch với quy mô không thể tưởng tượng”. Ông Mattis đề xuất việc hợp tác với các quốc gia trong khu vực như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc để tìm lối thoát cho mối đe dọa tên lửa Triều Tiên.
Ông Trump đã bày tỏ sự tức giận sau khi Triều Tiên phóng tên lửa nhưng lại không đưa ra giải pháp cụ thể, ngoại trừ việc hối thúc Trung Quốc gây sức ép mạnh hơn.
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in kể từ khi lên nắm quyền chủ trương lựa chọn giải pháp ngoại giao. Ông Moon cũng nhờ Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc tăng cường trừng phạt Triều Tiên nhưng chiến lược có thể chỉ dừng lại ở đó. Chiến lược cô lập Triều Tiên về kinh tế rõ ràng cũng không đem lại hiểu quả khi Bình Nhưỡng vẫn tiếp tục tìm ra cách để phát triển vũ khí hạt nhân.
Tên lửa đạn đạo liên lục địa Triều Tiên phóng ngày 4.7.
Những diễn biến xảy ra trong thời gian qua cho thấy Trung Quốc hiểu rõ mong muốn của Tổng thống Mỹ Donald Trump, nhưng Bắc Kinh chỉ gây sức ép ở mức vừa phải với Bình Nhưỡng. Bởi nếu Triều Tiên rơi vào khủng hoảng, quốc gia láng giềng như Trung Quốc chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng.
Independent nhận định, đàm phán song phương với Mỹ là chiến lược lâu dài của Triều Tiên . Nhưng các cựu Tổng thống Mỹ khi còn tại vị luôn bác bỏ khả năng này, vì không muốn gián tiếp thừa nhận Bình Nhưỡng chiến thắng Mỹ trên phương diện ngoại giao.
Nhưng trong chiến dịch tranh cử, ông Trump từng nói về khả năng tiếp đón nhà lãnh đạo Kim Jong-un ở Washington và mời ông Kim thưởng thức hamburger.
“Nói chuyện với nhau thì có gì sai chứ? Mọi người biết đấy, điều đó gọi là đối thoại cởi mở”, ông Trump phát biểu vào năm ngoái.
Kể từ khi lên nắm quyền, ông Trump đã chứng minh sự khác biệt đối với các chính trị gia ở Mỹ. Truyền thông Triều Tiên ca ngợi ông Trump là “chính trị gia thông minh”.
Vậy nếu giải pháp quân sự khó có thể thực hiện, cấm vận kinh tế không hiệu quả, ông Trump nên chủ động lựa chọn “chính sách hamburger”, mời Kim Jong-un đến Nhà Trắng để đảm bảo rằng Triều Tiên không sở hữu vũ khí hạt nhân hủy diệt nước Mỹ, Independent kết luận.
Theo Danviet
Ông Trump nên nói gì trong lần đầu tiên đối mặt Putin?
Tổng thống Mỹ Donald Trump dường như không hề chuẩn bị trước cho cuộc gặp đầu tiên với người đồng cấp Nga Vladimir Putin mà tự tin dựa vào bản năng.
Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh minh họa.
Cố vấn an ninh quốc gia của ông Trump, tướng H.R. McMaster mới đây nói với các phóng viên rằng ông Trump không hề lên kế hoạch trước cho cuộc gặp mặt với Tổng thống Nga Vladimir Putin.
"Nội dung cuộc gặp trực tiếp hoàn toàn do Tổng thống Donald Trump lựa chọn. Chúng tôi không có sự chuẩn bị nào cả", cố vấn McMaster nói.
Theo bình luận của Washington Post, chiến lược này tiềm ẩn nhiều rủi ro. Cuộc gặp đầu tiên giữa hai nhà lãnh đạo Nga-Mỹ là cơ hội để các bên tháo gỡ căng thẳng và sự hiểu lầm.
Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ có cơ hội gặp mặt ông Putin khi hai nhà lãnh đạo đến Hamburg, Đức để dự hội nghị G20 vào ngày 7.7 tới.
Washington Post nhận định, ông Trump nên tiếp cận bằng những lời khen tinh tế, thay vì thách thức Tổng thống Nga Putin bằng những câu hỏi khó.
Về nội dung cuộc gặp mặt, cáo buộc Nga can thiệp bầu cử Mỹ là điều mà ông Trump không thể không nhắc tới. Ông Trump nên khẳng định quan điểm rằng Mỹ không thể chấp nhận bất kỳ hành động can thiệp nào như vậy. Ông Trump cũng không nên vội vàng xóa bỏ quyết định trục xuất các nhà ngoại giao Mỹ mà cựu Tổng thống Barack Obama đưa ra hồi tháng 12.2016.
Các nhà lãnh đạo thế giới đến dự hội nghị G20 ở Trung Quốc năm 2016.
Về vấn đề Ukraine, ông Trump nên đưa ra quan điểm rõ ràng. Tổng thống Mỹ cần phải nói với ông Putin rằng cấm vận sẽ vẫn còn được áp dụng cho đến khi Nga tìm kiếm giải pháp được Ukraine chấp nhận.
Nội chiến Syria cũng là vấn đề chính mà ông Trump nên nhắc tới trong cuộc gặp đầu tiên. Theo Washington Post, Tổng thống Donald Trump nên làm rõ mối lo ngại của Mỹ về chính quyền Bashar al-Assad và tầm ảnh hưởng gia tăng của Iran trong khu vực.
Ông Trump nên chủ động khôi phục đường dây liên lạc quân sự Nga-Mỹ ở Syria. Hai nhà lãnh đạo Nga-Mỹ cũng cần giải quyết bất đồng về Hiệp ước tên lửa tầm trung và tăng cường hợp tác trong chính sách không phổ biến vũ khí hạt nhân.
Ngay cả trong những ngày đen tối nhất của Chiến tranh Lạnh, Mỹ và Liên Xô vẫn duy trì liên lạc với nhau và vấn đề này không kém quan trọng trong giai đoạn hiện nay.
Cuộc gặp đầu tiên có thể khiến ông Putin hài lòng với hình ảnh nhà lãnh đạo toàn cầu, trong khi khiến ông Trump lu mờ.
Tuy nhiên, ông Trump đứng trước cơ hội xóa bỏ mối nghi ngờ và hiểu lầm xưa nay của Mỹ và phương Tây đối với ông Putin, nếu thông điệp được chuẩn bị kỹ càng, Washington Post kết luận.
Theo Danviet
Vụ Triều Tiên bắt 83 thủy thủ Mỹ suýt khơi mào Thế chiến 3 Chiến tranh Triều Tiên-Mỹ, hay thậm chí là Thế chiến 3 suýt chút nữa đã nổ ra sau vụ Bình Nhưỡng bắt giữ tàu do thám Mỹ USS Pueblo, giam giữ 83 thủy thủ. Triều Tiên ngày nay không ngừng phóng tên lửa và đe dọa hủy diệt Mỹ bằng vũ khí hạt nhân. Theo National Interest, tàu USS Pueblo được biên chế...