Tránh bị gắn mác thao túng tiền tệ
Việt Nam cùng 9 đối tác thương mại lớn của Mỹ được kết luận là chưa đủ điều kiện bị gắn mác là nước thao túng tiền tệ tại thời điểm hiện tại, nhưng sẽ tiếp tục có tên trong danh sách giám sát các hoạt động điều hành tiền tệ, theo một báo cáo kết luận của Bộ Tài chính Mỹ ngày 14/1.
Mỹ đặt ra ba tiêu chí để một nước bị gắn mác thao túng tiền tệ là ngưỡng thặng dư thương mại trên 20 tỷ USD; thặng dư cán cân thanh toán 2% GDP và thời gian mua ngoại tệ ròng liên tục trong vòng sáu tháng. Trong số 3 tiêu chí mà Mỹ đưa ra, thì Việt Nam vượt tiêu chí về thặng dư thương mại song phương (thặng dư thương mại hàng hóa song phương của Việt Nam với Mỹ ở mức 47 tỷ USD). Mặc dù Việt Nam chưa bị gọi là thao túng tiền tệ, nhưng Mỹ vẫn đặt vào tầm ngắm theo dõi.
Không thao túng tiền tệ, không dùng tỷ giá để tạo cạnh tranh với đối tác thương mại là khẳng định của Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng. “Chính phủ cũng như Ngân hàng T.Ư chưa và sẽ không bao giờ có ý định dùng chính sách tiền tệ, chính sách tỷ giá để tạo cạnh tranh thương mại không lành mạnh, không công bằng với các đối tác, bởi tất cả hoạt động điều hành của NHNN là vì mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô và tuân theo diễn biến thị trường” – Thống đốc Lê Minh Hưng nhấn mạnh.
Song việc ở trong danh sách là quốc gia có thặng dư lớn với Mỹ, theo quan điểm của một chuyên gia tiền tệ, không gây ra rủi ro hay nguy cơ nào đối với kinh tế Việt Nam, đặc biệt nếu chúng ta kiểm soát, đáp ứng được một số yêu cầu, tuân thủ theo đúng quy định phòng vệ mà Mỹ đưa ra. Bởi vì, so với các quốc gia khác, Việt Nam vẫn còn có thặng dư thương mại với Mỹ khá nhỏ, hay nói cách khác là vai trò của Việt Nam đối với ngoại thương của Mỹ không thực sự quá lớn. Do đó, vị chuyên gia cho rằng 2 bên (Mỹ và Việt Nam) cần có sự phối hợp để có được tiếng nói chung cần thiết khi nhìn nhận vấn đề này.
Video đang HOT
Có thể nói trong năm 2019, Việt Nam đã có chính sách ngoại hối và tỷ giá linh hoạt, hỗ trợ cho các biến số vĩ mô của nền kinh tế nhưng đồng thời không lấy đó làm cơ sở điều chỉnh để tăng lợi thế thương mại. Tuy vậy, một nghiên cứu của Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) cho rằng, áp lực đối với tỷ giá năm 2020 sẽ đến từ xu hướng tiếp tục yếu đi của CNY (dự báo sẽ mất giá thêm 3 – 4% nếu thương chiến Mỹ – Trung leo thang) và các đồng tiền của những quốc gia mới nổi khác khiến sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam suy giảm và Việt Nam bị Mỹ đưa vào danh sách giám sát “thao túng tiền tệ” là một rủi ro lớn, buộc NHNN phải thận trọng trong việc giảm giá mạnh VND.
NHNN cho biết, trong thời gian tới, trong chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, NHNN tiếp tục cùng các bộ, ngành trao đổi, cung cấp thông tin cần thiết cho phía đối tác Mỹ để làm rõ những định hướng điều hành của Việt Nam cũng như diễn biến tình hình kinh tế vĩ mô, cũng như tình hình diễn biến cán cân vãng lai, thương mại, đầu tư của ta với phía Mỹ.
Theo kinhtedothi.vn
Trung Quốc can thiệp bình ổn tỷ giá đồng nhân dân tệ, chứng khoán Mỹ tăng mạnh
Sự can thiêp của Trung Quôc được đưa ra chỉ không lâu sau khi Bô Tài chính Mỹ chính thức gọi Trung Quôc là nước thao túng tiên tê.
Ảnh: Bloomberg
Phiên giao dịch ngày thứ Ba, thị trường chứng khoán Mỹ tăng hơn 1%, thị trường như vậy hồi phục từ phiên bán mạnh trước đó. Tâm lý thị trường cải thiện khi mà Trung Quốc can thiệp nhằm ổn định tỷ giá đồng nhân dân tệ, điều này làm giảm đi lo ngại rằng tiền tệ sẽ trở thành vũ khí tiếp theo trong chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc.
Sự can thiệp của Trung Quốc được đưa ra chỉ không lâu sau khi Bộ Tài chính Mỹ chính thức gọi Trung Quốc là nước thao túng tiền tệ bởi Trung Quốc đã để đồng nhân dân tệ rớt xuống mức thấp nhất trong hơn 1 thập kỷ trong phiên ngày thứ Hai.
Trưởng bộ phận chiến lược thị trường tại Prudential Financial ở New Jersey, ông Quincy Krosby, nhận xét: "Đó là dấu hiệu từ phía Trung Quốc cho thấy rằng họ đang muốn giữ tỷ giá ở mức ổn định và cân bằng. Thế nhưng nó cũng cho thấy rằng mọi chuyện có thể thay đổi nhanh như thế nào. Phía Trung Quốc cảm nhận được tâm lý trên thị trường".
Phiên tăng điểm trên thị trường chứng khoán Mỹ diễn ra chỉ một ngày sau khi thị trường có phiên giảm mạnh nhất tính từ đầu năm và đồng nhân dân tệ giảm sâu.
Động thái điều chỉnh tỷ giá đồng nhân dân tệ của Trung Quốc và việc tư vấn kinh tế Nhà Trắng Larry Kudlow tuyên bố Tổng thống Donald Trump chuẩn bị đón phái đoàn Trung Quốc đến đối thoại tại Nhà Trắng vào tháng 9/2019 đã làm giảm bớt những lo lắng về khả năng chiến tranh thương mại leo thang.
Chỉ số cổ phiếu các công ty công nghệ Trung Quốc, trong đó bao gồm nhóm các công ty có nhiều hoạt động liên quan đến Trung Quốc và ở tâm điểm của đợt bán tháo trong phiên ngày thứ Hai, tăng đến 1,61% và nhờ vậy hỗ trợ quan trọng cho chỉ số S&P 500.
Đóng cửa phiên giao dịch, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 311,78 điểm tương đương 1,21% lên 26.029,52 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 37,03 điểm tương đương 1,3% lên 2.881,77 điểm. Chỉ số Nasdaq tăng 107,23 điểm tương đương 1,395 lên 7.833,27 điểm.
Với phiên tăng hôm qua, cả hai chỉ số S&P 500 và Nasdaq chấm dứt chuỗi 6 ngày giảm điểm. Thị trường chứng khoán như vậy đang phục hồi từ phiên sụt giảm của tuần trước sau khi Tổng thống Trump thề áp thuế 10% với 300 tỷ USD hàng nhập khẩu Trung Quốc.
TRUNG MẾN
Theo bizlive.vn
Chứng khoán 17/1: Xu thế của thị trường sẽ có sự chuyển biến theo hướng tích cực Thị trường chứng khoán vừa có phiên tăng điểm khá tốt và thanh khoản cũng có sự cải thiện. Xu thế của thị trường trong thời gian tới cũng có được sự chuyển biến theo hướng tích cực hơn. Trong phiên giao dịch chứng khoán 16/1, diễn biến tích cực trên cả 2 sàn, cả VN-Index và HNX-Index duy trì sắc xanh trong...