Tránh bệnh phụ khoa khi đặt vòng
Đặt vòng (dụng cụ tử cung) là 1 biện pháp tránh thai khá hiệu quả và tương đối an toàn. Nhưng đôi khi vẫn có một số trục trặc xảy ra.
Hỏi: Tôi đặt vòng chưa được 1 tháng nhưng thấy hay bị ra huyết trắng dai có màu đục, đôi khi hồng hồng, không ngứa, không thấy mùi hôi. Bên cạnh đó, do tôi còn cho con bú và không thấy đau gì cả nên đã không uống hết thuốc kháng sinh mà bác sĩ đặt vòng cho uống 1 tuần. Xin hỏi, có phải do đặt vòng nên mới bị như vậy, nếu không uống thuốc kháng sinh thì có làm sao không, làm sao để hạn chế việc bị bệnh phụ khoa khi đặt vòng tránh thai? – Chế Thùy Linh (quận 1, TPHCM).
TS.BS Lê Thị Thu Hà, Phó khoa Sản A, Bệnh viện Từ Dũ TPHCM trả lời: Đặt vòng (dụng cụ tử cung) là 1 biện pháp tránh thai khá hiệu quả và tương đối an toàn. Vì đặt vòng là một can thiệp thủ thuật y khoa nên có 1 số nguy cơ như nhiễm trùng, thủng buồng tử cung…
Để hạn chế nguy cơ nên thực hiện thủ thuật trong điều kiện vô trùng và nhân viên y tế đã được tập huấn và có kinh nghiệm. Sau khi đặt vòng bạn được cho kháng sinh cũng với mục đích ngừa nhiễm trùng. Vòng là vật lạ nên sẽ có một số phản ứng sau đó như tăng tiết dịch, ra huyết âm đạo, co thắt tử cung.
Video đang HOT
Nếu bạn có ra ít dịch trắng dai hơi hồng như đã tả không kèm đau bụng, không sốt, không ngứa và không có mùi hôi thì không đáng lo. Trước hết, bạn cần giữ vệ sinh vùng kín, nên đến cơ sở y tế kiểm tra lại vòng. Nếu ổn định bạn cần khám vòng lại mỗi 3 – 6 tháng hoặc khi có dấu hiệu bất thường: ra huyết, đau bụng, trễ kinh, nhiều khí hư âm đạo.
Theo Kiến thức
Sau sinh, phụ nữ dễ bị viêm nhiễm
Bệnh phụ khoa luôn là mối đe doạ đối với chị em phụ nữ ở mọi lứa tuổi. Đặc biệt, đối với phụ nữ sau khi sinh nở nguy cơ mắc các bệnh còn cao hơn nhiều lần.
Sinh con xong, mẹ mang bệnh
Sau khi sinh tử cung người phụ nữ giãn rộng, sản dịch tiết ra rất nhiều, "vùng kín" luôn trong tình trạng ẩm ướt tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển, gây bệnh phụ khoa. Đặc biệt, khi vết thương tầng sinh môn vẫn chưa lành càng dễ dẫn đến nhiễm trùng.
Thời con gái, chị Hồng Thắm ở Cầu Giấy, Hà Nội hiếm khi bị viêm nhiễm phụ khoa, có một lần chị bị viêm nhẹ và chỉ uống vài liều thuốc là khỏi, cho đến khi mang thai cũng không thấy bệnh tái phát.
Tuy nhiên, gần 2 tháng sau khi sinh em bé chị luôn cảm thấy ngứa, đau rát bộ phận sinh dục. Một phần vì nghĩ rằng vừa sinh con xong vết thương chưa lành hẳn, một phần sợ ảnh hưởng đến việc nuôi con nên chị ngần ngại không dám đi khám và dùng thuốc.
Càng về sau, "vùng kín" càng phát ra mùi hôi tanh, âm đạo sưng đỏ, có mụn, mỗi khi đi tiểu chị thấy xót vô cùng. Lúc này đi khám chị mới giật mình khi bác sĩ kết luận chị vị viêm âm đạo nặng, nguyên nhân có thể từ việc vệ sinh sau khi sinh không đúng cách, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công.
Ngoài nguyên nhân vệ sinh vùng kín không đúng, nhiều chị em khác cũng có thể mắc bệnh phụ khoa do quan hệ tình dục.
Mới "lâm bồn" được một tháng chị Hoàng Mai ở Thường Tín, Hà Nội đã vội "yêu" chồng để rồi lâm trọng bệnh. Do sinh thường, chị khó tránh việc phải khâu ở tầng sinh môn. Vì vậy, bác sĩ đã khuyến cáo chị không nên quan hệ tình dục quá sớm, nhất là khi chỗ khâu chưa lành hẳn.
Thấy vết thương không còn đau nhức, chị tưởng đã khỏi nên chị sớm quan hệ trở lại với chồng. Ít ngày sau chị thấy vùng kín nổi nốt sần sùi, những nốt này càng lan rộng hơn. Đi khám bác sĩ chô biết chị bị nấm chlamydia, một trong những căn bệnh lây qua đường tình dục.
Bác sĩ giải thích, do thể lực còn yếu ớt, sức miễn dịch kém nên rất dễ nhiễm bệnh, nhất là bệnh lây qua đường tình dục. Bệnh nhân không biết rằng sau khi sinh cơ thể người phụ nữ có những biến đổi rất lớn, nhất là sự biến đổi, tổn thương của cơ quan sinh dục, cần phải trải qua khoảng thời gian mới có thể phục hồi bình thường.
Bệnh phụ khoa luôn là mối đe doạ đối với chị em phụ nữ ở mọi lứa tuổi. Ảnh minh họa
Sau khi sinh: chớ coi thường bệnh phụ khoa
Viêm nhiễm phụ khoa hiện nay đang là một tình trạng đáng báo động đối với sức khỏe phụ nữ, nhất là phụ nữ sau khi sinh làm không ít bà mẹ hoang mang.
Theo bác sĩ sản khoa Nguyễn Thị Tình, Bệnh viện đa khoa 16A thì nguyên nhân khiến chị em dễ mắc bệnh phụ khoa sau khi sinh con thường do vệ sinh không đúng cách, quan hệ tình dục quá sớm.
Vì sau khi sinh, biến đổi sinh lí ở cơ thể người mẹ khá lớn, nhất là sự biến đổi và tổn thương của cơ quan sinh dục sau khi mang thai và sinh nở cần phải trải qua một khoảng thời gian mới có thể hồi phục bình thường.
Quan hệ tình dục khi những cơ quan này chưa được hồi phục sẽ tác động đến vết thương gây nhiễm trùng, tạo cơ hội cho bệnh lây qua đường tình dục dễ dàng tấn công.
Thông thường, bác sĩ khuyến cáo sản phụ tuyệt đối cấm quan hệ vợ chồng, chỉ sau khi hoàn toàn khoẻ mạnh, bộ phận sinh dục trở lại bình thường mới có thể sinh hoạt tình dục. Đối với đẻ thường, cần khoảng 6- 8 tuần, ngoài ra còn phải xem xét tình trạng phục hồi thể lực và khí hư. Nếu thấy sức khoẻ chưa tốt và sản dịch vẫn còn thì vẫn nên kiêng sinh hoạt tình dục.
Nếu sau khi đẻ âm hộ phải bị khâu và cổ tử cung hoặc trong thời kỳ sau khi đẻ có triệu chứng viêm nhiễm, sốt, ra máu, các bộ phận của bộ máy sinh dục như tử cung, âm đạo, âm hộ phục hồi tương đối chậm thì nên kiêng quan hệ tình dục.
Đối với những người đẻ mổ, tốt nhất sau 3 tháng mới nên quan hệ tình dục. Còn những người bị ốm, viêm nhiễm trong tử cung thì nên đợi sau khi lành bệnh, nguyên khí dồi dào mới nên quan hệ tình dục.
Bác sĩ Tình cho biết, ngoài việc kiêng cữ chuyện sinh hoạt chăn gối vợ chồng, việc giữ gìn bộ phận sinh dục được sạch sẽ cũng vô cùng quan trọng có thể phòng tránh viêm nhiễm. Sản phụ ra mồi hôi nhiều, bộ phận sinh dục lại tiết ra khí hư vì vậy cần phải chú ý vệ sinh sạch sẽ, đúng cách theo tư vấn của bác sĩ.
Theo Lê Hường (Tri thức trẻ)
Tùy tiện sử dụng thuốc: "Điếc không sợ súng" Việc mua và sử dụng thuốc một cách tùy tiện có thể dẫn đến những rủi ro khôn lường. Dù đã có nhiều trường hợp đáng tiếc xảy ra khi tuỳ tiện sử dụng thuốc theo đơn cũ, theo sự mách bảo hay tự chẩn bệnh, nhưng dường như nhiều người vẫn "điếc không sợ súng", để tiền mất tật mang. Tùy tiện...