Trang trí vườn đẹp bất ngờ với cánh cửa cũ
Nhiều người sẽ bất ngờ khi nhìn thấy chiếc cửa cũ xuất hiện trong sân vườn với vẻ đẹp đầy mới lạ và cuốn hút.
Những cánh cửa lâu năm đã cũ sờn và bạn muốn thay thế chúng bằng những món đồ mới? Đừng vội bỏ đi vật dụng tưởng như đã hết giá trị ấy bởi chúng có thể trở thành vật trang trí sân vườn vô cùng hữu ích nếu bạn có những ý tưởng sáng tạo và phù hợp. Dù để nguyên vẻ thô mộc, cũ kỹ hay tân trang lại với sơn, không gian ngoại thất vẫn có thêm nét đẹp rất riêng khi cánh cửa cũ được đặt vào vị trí “đắc địa” nhất.
1. Tận dụng làm cửa sân vườn
Sở hữu một khuôn viên đẹp và rộng, nhiều người muốn “quy hoạch” diện tích sân vườn và tạo những lối đi đẹp mắt. Những hàng rào, cổng vườn cũng được chăm chút kỹ lưỡng để tạo ấn tượng cho khách ngay từ cái nhìn đầu tiên.
Chiếc cửa gỗ đã cũ được khoác lớp áo mới trắng tinh và đặt giữa hàng rào, khuôn cổng màu cà phê đem lại vẻ đẹp vừa dân dã vừa nổi bật cho mảnh vườn xanh mát. Những chậu hoa vintage khoe sắc giản dị vẫn tô điểm hiệu quả cho ngoại cảnh gia đình.
Nếu bạn muốn nhấn mạnh nét đẹp cổ điển có thể giữ nguyên bản bộ cánh cửa đã ngả màu thời gian. Lối vào khu vườn vẫn thu hút ánh nhìn và tạo cảm giác lạ khi “trăm hoa đua sắc” giữa không gian xưa cũ.
2. Những chi tiết trang trí ấn tượng
Đặt cánh cửa ngẫu nhiên giữa thảm cây xanh và hoa tươi cũng tạo nên một góc nhỏ vừa quen vừa lạ. Một thế giới vô hình như được mở ra sau khung cửa tự nhiên ấy.
Cánh cửa có thể làm điểm tựa cho hoa leo và ở đây, chúng trở thành phông nền đẹp cho những chi tiết trang trí khác như đài phun nước… Không gian thêm gần gũi và yên bình nhờ cách décor vô cùng sáng tạo này.
Video đang HOT
Dù đặt ở vị trí trung tâm hay một góc sân vườn thì những chiếc cửa hoa vẫn giúp không gian bừng sáng và đẹp mắt.
Nếu có nhiều thời gia rảnh rỗi bạn có thể sưu tầm những mảnh gỗ cũ kết hợp với cánh cửa tạo thành những chi tiết trang trí độc đáo và công phu hơn. Chúng thực sự là những góc nghệ thuật xứng đáng để chủ nhân tự hào về thành quả lao động của mình.
Hoặc đơn giản chỉ là một khuôn cửa được sơn trắng và vẽ thêm một bông hoa cỡ lớn, mảng tường thô đầy dây bụi trong vườn cũng trở nên sinh động và hút mắt.
3. Cửa cũ trang trí góc thư giãn ngoài trời
Không quá cầu kỳ trong mua sắm đồ ngoại thất, chỉ cần vài món đồ handmade cùng những chi tiết trang trí đơn giản nhưng riêng lạ, bạn đã sở hữu một góc nhỏ cho riêng mình.
Khoảng sân bên hông nhà đậm hơi thở vintage với chiếc ghế và cánh cửa kim loại được gia công khéo léo. Bức tường lâu ngày cũng được bổ sung những chiếc đồng hồ cũ để tạo nên một góc ấn tượng cho chủ nhân.
Với sự khéo léo, cánh cửa cũ có thể trở thành một phần hữu ích của chiếc bàn xinh xắn hay chiếc xích đu nơi hiên nhà. Tự tay tạo nên chốn thư giãn cho gia đình cũng giúp bạn có thêm cảm hứng sáng tạo và gắn bó hơn với tổ ấm.
4. Vườn đứng xanh tốt
Một tác dụng khác của cánh cửa cũ là trở thành những khuôn giá trồng cây hay rau củ loại nhỏ. Bạn có thể khoét những lỗ tròn trên cửa gỗ liền hay dùng vải bao chứa đất trồng trong những cửa gỗ chia ô nhỏ. Thêm phần cố định đất trồng ở mặt sau cửa, để nghiêng hay dựng cánh cửa thẳng đứng trên hàng rào, bạn vẫn có một góc xanh bắt mắt.
5. Góc lưu trữ dụng cụ nhỏ xinh
Nếu có một mảnh vườn nho nhỏ chắc hẳn bạn sẽ thích thú khi được chăm sóc chúng thường xuyên và bạn cũng cần một nơi cất giữ dụng cụ làm vườn cho gọn gàng và thuận tiện hơn khi sử dụng. Chiếc cánh cửa cũ và một vài giá gỗ handmade chính là góc chứa dụng cụ l ý tưởng cho bạn và gia đình. Chỉ cần một diện tích rất nhỏ và vài thao tác lắp ráp cơ bản, bạn đã thể hiện sự chỉn chu và làm việc có kế hoạch của mình.
Lời khuyên khi chọn gạch ốp tường hoàn hảo cho nhà bếp
Nhà bếp là vị trí đặc biệt trong nhà, nó được xem là nơi giữ lửa của gia đình. Khi bạn muốn làm đẹp nhà bếp của mình, việc đầu tiên bạn nên xem xét là chọn loại gạch ốp trang trí thích hợp Nếu bạn đang có ý định thay đổi hay tân trang nhà bếp hãy tham khảo các lời khuyên hữu ích dưới đây.
1. Xác định vị trí
Gạch lát nền nhà bếp thì dễ rồi, nhưng gạch ốp tường cho khu vực này không dễ như vậy. Trước khi bạn chọn chất liệu cho bề mặt của gạch, bạn cần phải xem xét kĩ vị trí cần ốp để đưa ra quyết định phù hợp. Bạn phải tính toán xem tường bếp sử dụng gạch thi công ở chỗ nào. Đó có phải là khu vực tường phía dưới tủ bếp hay gạch ốp tường ở khu vực bồn rửa. Tường nhà bếp đôi khi không cần thiết phải ốp toàn bộ nhưng hãy lựa chọn để thi công những viên gạch ở khu vực chậu rửa và bếp nấu.
2. Xác định ngân sách
Ngân sách luôn là một yếu tố quan trọng trước khi bạn quyết định làm việc gì đó. Gạch ốp lát cho nhà bếp có thể là những loại gạch không quá đắt tiền. Tuy nhiên bạn vẫn cần cân nhắc với tài chính của mình để có được những mẫu gạch phù hợp nhất. Chắc chắn phải đặt hiệu quả chất lượng lên hàng đầu. Khi tính toán chi phí gạch ốp lát cho nhà bếp, bạn nên cộng thêm chi phí cho keo dán gạch và keo chà ron. Vì hiện tại, các mẫu gạch mới không thực sự phù hợp dùng hồ vữa xi măng. Cân đối trước khi đến cửa hàng gạch hoặc bạn có thể nhờ thêm tư vấn của chính những người bán sản phẩm. Nếu bạn có điều kiện thì bạn có thể chọn những loại gạch nhập khẩu hay những loại gạch thiết kế riêng để tăng sự sang trọng cho nhà bếp của bạn.
Ảnh minh họa
3. Kích thước gạch
Việc lựa chọn kích thước gạch nên dựa trên diện tích của nhà bếp. Vì vậy, đối với một không gian rộng, hầu như mọi lựa chọn đều phù hợp, nhưng với nhà bếp thu nhỏ bạn cần phải cực kỳ cẩn thận Một viên gạch quá lớn dường như sẽ chia căn phòng thành nhiều hình dạng hình học lớn, quá nhỏ, chẳng hạn như khảm cũng sẽ không cho thoải mái. Sự lựa chọn lý tưởng là gạch có kích thước trung bình, 20 * 20 hoặc 20 * 30 cm.
4. Chọn gạch ốp dễ lau chùi
Vì bếp là không gian diễn ra hoạt động nấu nướng. Vì thế hiện tượng dầu mỡ bám dính trên tường và sàn nhà là điều không thể tránh khỏi. Để giải quyết vấn đề này, các sản phẩm gạch lát nền và ốp tường nhà bếp cần phải có khả năng khó bám bẩn và dễ lau chùi.
Ảnh minh họa
Với cả hai loại vật liệu ốp và lát cho nhà bếp nên được chọn là loại gạch men bóng. Về kích thước, gạch khổ lớn là ưu tiên lựa chọn vì loại gạch này tạo ít đường ron. Như đã biết, khi các vết bẩn bám ở đường ron gạch khó lau chùi hơn vo với bề mặt gạch. Nên sàn nhà hay tường bếp nếu ít đường ron sẽ cực kỳ thuận lợi cho công tác vệ sinh lau chùi. Và đặc biệt là bạn không cần sử dụng hóa chất gây hại cho sức khỏe của con người.
5. Chọn gạch ốp lát bếp dựa vào phong cách sống
Khu vực nhà bếp mặc dù không phải là trung tâm nhưng nó cũng là một căn phòng chức năng sinh hoạt. Vì vậy, hãy đối chiếu phong cách sống của gia đình để chọn màu sắc, mẫu mã gạch cho thật phù hợp.
Sàn nhà thì không cần chú trọng quá đến cách trang trí. Tuy nhiên, gạch ốp tường cho bếp cần phải chọn lựa thật kỹ để phù hợp với cách sinh hoạt gia đình. Nên chú ý, gạch trang trí nhà bếp phải khơi gợi, tạo ra cảm hứng ăn uống ngon miệng và mang ý nghĩa gắn kết gia đình.
Ảnh minh họa
6. Màu sắc
Căn bếp gia đình là nơi chứa rất nhiều đồ đạc. Vì thế, để giảm đi sự chật chội của căn phòng, hãy chọn những màu sắc gạch ốp tường là những màu trung tính. Sắc màu sẽ phụ thuộc vào sở thích và thiết kế kiến trúc của ngôi nhà. Nếu căn phòng hạn chế về diện tích thì bạn nên lựa chọn gạch ốp màu sáng để cải thiện sự rộng rãi. Hay nếu căn phòng rộng rãi thì bạn có thể chọn dòng gạch tối màu để nhìn phòng nhỏ gọn hơn.
Cùng với đó, cần để ý căn bếp theo phong thủy mang hành hỏa. Vậy nên để chọn lựa màu gạch lát nền (gạch ốp tường) theo phong thủy nên tránh các sắc màu của hành hỏa và hành thủy. Vì màu hỏa tương hợp làm gia tăng tính hỏa trong căn bếp dễ gây ra những xung đột. Còn màu sắc của hành thủy (Thủy khắc hỏa) làm căn bếp nguội lạnh và vì thế ảnh hưởng đến tình cảm gia đình./.
Nên và không nên khi trang trí nhà thuê Không cần chờ đến khi sở hữu nhà riêng, nhiều người trẻ sẵn sàng đầu tư trang trí cho các căn hộ đi thuê nhằm tận hưởng không gian sống theo ý muốn. Việc tân trang nhà thuê bị hạn chế ở nhiều khía cạnh, song người ở vẫn có thể nâng tầm căn hộ chỉ với một vài thay đổi đơn giản....