Trang Trần xây mái ấm cho 22 cụ neo đơn
Dãy nhà 8 phòng thoáng đãng là nơi nương tựa của 22 cụ già neo đơn, được xây từ lòng hảo tâm của các ‘mạnh thường quân’, do Trang Trần phát động.
Hôm 10/11, Trang Trần vỡ òa hạnh phúc khi sau 9 tháng chờ đợi, cô được mở cửa dãy nhà 8 phòng có bếp ăn rộng rãi, mời các cụ vào ở. Trước đó, 22 cụ già với nhiều hoàn cảnh khác nhau được chia ra chăm sóc tại hai mái ấm ở quận 8 TP HCM và ở Đức Ái, Long An. Trang Trần đồng hành cùng hai mái ấm này từ năm 2017, khi cô tham gia gameshow truyền hình và biết đến bà Kính – người sáng lập mái ấm. Từ đó tới nay, cô đóng góp khoản ngân sách cố định 15-20 triệu đồng hàng tháng để lo ăn uống, sinh hoạt cho các cụ.
Trang Trần đứng trước dãy nhà mới.
Lúc bà Kính sắp qua đời, tháng 12/2018, bà nắm tay Trang Trần nhắn nhủ: “Nếu bề trên đưa cô đi, Trang đừng bỏ các cụ”. Cựu người mẫu xúc động khi được người cô thân thiết trao gửi tâm huyết là hai mái ấm nên cảm thấy cần thể hiện trách nhiệm rõ ràng hơn nữa. “Tôi đau lòng nhìn những người bằng tuổi ông bà mình sống tạm bợ trong những căn phòng lụp xụp tưởng như gió lay là đổ, nên quyết tâm xây dựng nơi ở khác cho các cụ yên tâm che nắng mưa”, Trang nói.
Trang Trần quyết định dồn tài chính tu sửa mái ấm ở Đức Ái. Cô lên mạng kêu gọi, ban đầu từ vài chục triệu đồng tiền túi của Trang Trần, sau đó nhân lên thành hàng trăm triệu. Chọn giải pháp trả tiền theo giai đoạn cho nhà thầu, người mẫu thừa nhận cô liều lĩnh vì không có đủ tiền đã mời thợ xây nhà. Có lần đến ngày nhập vật liệu mà Trang Trần không có tiền, cô than thở trên Facebook thì được người mẫu Ngọc Trinh “biếu không” 150 triệu đồng.
Tiếng lành đồn xa, nhiều người biết “cô Khàn” đang xây dựng mái ấm thì tìm đến tận nơi quyên góp. “Người cho vài triệu đồng, người cho tới cả vài chục triệu, tôi cố gắng ghi lại để nhớ ơn họ”, Trang Trần nói. Cóp nhặt tấm lòng từ các nhà hảo tâm, 8 gian phòng xây đơn giản nhưng chắc chắn dần thành hình. Mỗi tháng, cô cố gắng xuống mái ấm 1-2 lần để theo dõi tiến thực hiện và động viên tinh thần của các cụ.
“Tôi muốn chờ đúng ngày giỗ đầu của cô Kính (24/12 dương lịch) để khánh thành nhưng nhìn sang dãy nhà bên như chực sập, sợ mọi người nguy hiểm nên ráo sơn là mời các cụ vào ở”, cựu người mẫu chia sẻ.
Trang Trần bên các cụ già trong mái ấm.
Thứ năm hàng tuần, Trang Trần gọi điện cho người phụ trách mái ấm ở Đức Ái, Long An để hỏi thực đơn tuần tới. Cô ghi lại chi tiết yêu cầu của từng cụ rồi lên danh sách đi lấy thực phẩm ở những cơ sở bán đồ sạch. Chiều thứ sáu, sẽ có xe chở rau, thịt từ TP HCM về Long An rồi trữ trong tủ đông cho các cụ dùng suốt tuần. Đều đặn ba năm nay, “ người đẹp bún đậu” quen với việc chăm sóc những cụ già neo đơn như người ruột thịt và đến giờ khi mái ấm mới hoàn thiện, cô càng có động lực.
22 cụ già là những người không con cái hoặc gia đình quá nghèo, được đưa về chăm sóc tại hai mái ấm ở quận 8, TP HCM và ở Đức Ái, Long An, nay quy về một mối. Có cụ còn khỏe nên tự sinh hoạt được, có cụ nằm liệt giường mấy năm nay. Vì kinh phí hạn hẹp, chủ yếu từ tiền tài trợ hàng tháng của Trang Trần, nên không thể thuê người phục vụ. Chỉ có hai cô trung niên làm công quả tại mái ấm lo những việc lớn, còn các cụ phải tự hỗ trợ, chăm sóc nhau.
Bữa ăn hàng ngày của 22 cụ già có đủ món mặn, món rau và đồ tráng miệng. “Hôm nay cụ thèm gì để con mua ạ?” – là câu nói cửa miệng của Trang Trần mỗi khi lên danh sách thực phẩm. Cô mua thêm nguyên liệu nấu chè, các loại bánh hay đồ ăn vặt để các cụ cải thiện ở bữa phụ. Quần áo, chăn màn cũng được cựu người mẫu mua sắm và nhờ người giặt giũ đều đặn. “Tôi đi đâu cũng ngó nghiêng xem nhà ai có cái giường, cái tủ lâu ngày không dùng thì xin về cho các cụ sử dụng”, Trang Trần bảo.
Trang Trần thắp hương trước ban thờ bà Kính và bài vị những cụ đã qua đời.
Mỗi cụ trong mái ấm có hoàn cảnh và mong muốn khác nhau. Có người hài lòng tận hưởng niềm an yên tuổi già, có người khắc khoải chờ ngày được con cháu đón về sum họp. Trang Trần ấn tượng về cụ bà bị lẫn và nằm liệt một chỗ gần năm nay. Mỗi lần cô đến thăm, cụ đều thì thầm: “Mẹ không đi đâu, mẹ ở đây chờ con”. Bà lão được đưa đến mái ấm từ một gia đình khá giả có con định cư ở Mỹ. Lúc đến với mái ấm, cụ khỏe mạnh nhưng được vài năm thì sức khỏe suy giảm và mới qua đời cách đây vài hôm.
Video đang HOT
“Con gái cụ định cư Mỹ nên đưa cụ vào đây. Lúc đi, chị ấy dặn rằng ‘mẹ ở đây rồi con về đón’. Thấm thoắt mấy năm, cụ ngày càng yếu, người của mái ấm liên lạc thì chị ấy nói ‘có thể thuê người chăm sóc được không?’. Cụ vẫn cố chờ, hôm 14/11 trút hơi thở cuối cùng bên những người bạn già đồng cảnh ngộ”, người mẫu Trang Trần kể.
Những dịp về với mái ấm, Trang Trần thích ngồi bên giường, bóp vai hay lắng nghe những tâm sự tuổi già của các cụ. Có cụ nói không rõ tiếng vẫn thích kể về cuộc sống thời trẻ hay tự hào về con cái, cháu chắt, gia đình. “Chi phí xây dựng 8 gian phòng và bếp hết khoảng 1,5 tỷ đồng; nhờ cả vào lòng hảo tâm của các mạnh thường quân. Đến giờ tôi không nghĩ mình ‘tay không bắt giặc’ lại có được cơ ngơi này”, cô nói.
Lam Trà
Theo Ngoisao.net
Trang Trần: 'Tôi không thiết chồng, chỉ cần tiền và con'
Trang Trần không đặt niềm tin tuyệt đối vào tình yêu hay hôn nhân mà cho rằng với phụ nữ, con cái và tài chính là hai yếu tố quan trọng nhất.
- Trong lúc chị một mình nuôi con tại Việt Nam, chồng chị làm gì?
- Anh ấy sống cùng mẹ và họ hàng ở Mỹ, ban ngày đi làm còn tối về gọi điện cho Kiến. Chồng tôi không có nhiều thú vui ngoài công việc và gia đình. Anh ấy ăn chay trường, không thích uống bia, rượu.
Người mẫu Trang Trần bên chồng và con gái 2 tuổi.
- Chị cảm thấy ra sao khi đã kết hôn những không có chồng ở bên?
- Thú thực, tôi sống theo quan điểm "phụ nữ chỉ cần con và tiền". Tôi chứng kiến nhiều cuộc hôn nhân chẳng ra sao, càng ở gần nhau càng dễ cãi nhau và gia tăng nguy cơ đổ vỡ. Chúng tôi ở xa nhưng hai năm qua thấy rất ổn. Cả hai hòa thuận, có nhiều thời gian dành cho công việc, bản thân và không mấy khi can thiệp vào đời sống riêng của đối phương.
- Điều gì giúp chị duy trì hôn nhân khi vợ chồng cả năm không gần nhau?
- Trước khi yêu và lấy nhau, chúng tôi trải qua 5-6 năm là bạn thân. Ngoài tình yêu, hai đứa có sự đồng cảm và thấu hiểu.
Ông xã tôi bên Mỹ đi làm "bục mặt" nên chẳng còn sức quản lý vợ đi đâu, với ai. Anh hay đùa: "Em nói 'quyền tôi, phép tôi' nên em muốn làm gì thì làm". Chúng tôi tôn trọng những thứ cá nhân của nhau, là vợ chồng nhưng chừng mực và khách sáo, có lẽ vậy nên bền.
- Còn việc ghen tuông thì sao?
- Không phải anh ấy không biết ghen mà tôi sống sao để anh ấy không phải ghen. Có lần đi công tác, tôi gọi điện bảo: "Em ra Hà Nội, ngủ cùng phòng với 'Can công chúa' (là con trai) cho đỡ tốn tiền", anh ấy nói "okay". Khi đi nhậu với một đám bạn toàn đàn ông, tôi livestream cho anh ấy xem. Nhiều người thắc mắc "chồng Trang dễ chịu thế" nhưng tôi cho rằng họ chưa biết cách tạo lòng tin với bạn đời. Các mối quan hệ của tôi, chồng tôi nắm trong lòng bàn tay. Nếu không gọi được cho tôi, anh ấy tự biết gọi điện cho vài... thằng khác.
Nhà tôi được trang bị camera và máy ghi âm. Tôi đi đâu, mấy giờ về, ông xã đều nắm được. Sống xa cách thì niềm tin là điều quan trọng. Với Trang Trần, niềm tin trong hôn nhân là tuyệt đối.
- Việc giao tiếp giữa vợ chồng chị chủ yếu qua phương tiện nào?
- Hôm nào anh ấy cũng gọi điện cho Kiến vài lần, tôi bận làm nên chỉ ngó vào nói ké 1-2 câu. Lâu lâu ông xã thu xếp về Việt Nam đoàn tụ còn tôi chưa sang Mỹ lần nào.
- Tại sao gia đình chị không quy về một mối?
- Ông xã tôi không thích cuộc sống ở Việt Nam còn tôi chưa muốn qua Mỹ. Lý do thì nhiều lắm. Một là tôi chưa sẵn sàng cho cuộc sống ở xứ người vì còn muốn kiếm thêm tiền tích lũy. Hai là các thủ tục nhận Bảo Bảo làm con nuôi chưa hoàn thành. Tôi với Kiến đi, để Bảo lại thì tội nghiệp. Ba là tôi muốn Kiến vững vàng văn hóa Việt Nam trước khi ra nước ngoài để không bị mất gốc. Khoảng vài năm nữa khi Bảo Bảo tròn 18 tuổi và Kiến vào cấp hai, chúng tôi sẽ lên kế hoạch nghiêm túc về chuyện này.
Trang Trần và chồng trong một dịp bên nhau.
- Chị chẳng mặn mà chuyện sang Mỹ thì lý do gì chọn người chồng không muốn sống ở Việt Nam?
- Lúc quen ông xã, tôi chưa kinh doanh nên cảm thấy ở đây chẳng khá nổi. Tôi đã nghĩ về việc ra nước ngoài định cư rồi sống cuộc đời an nhàn làm vợ, làm mẹ. Nhưng hiện tại mọi thứ của tôi ngày càng tốt khiến tôi hài lòng với nó tới mức ngại thay đổi. Hoặc ít ra tôi cũng cần thêm thời gian mới có thể đi đến quyết định thay đổi.
Việc tôi lấy ông xã, nhiều hơn cả tình yêu là cảm giác phù hợp. Tôi thấy người đàn ông này đạt được các tiêu chí để trở thành bạn đời vì không can thiệp quá sâu vào cuộc sống riêng của tôi. Anh ấy không bao giờ hỏi tôi đi với ai hay tại sao ngủ cùng phòng với người này, người kia. Dù đã kết hôn, cả hai chúng tôi vẫn sống tự do và thoải mái.
- Bên cạnh những lý tưởng chung trong công tác thiện nguyện và Phật pháp, chị và ông xã khác nhau ở điểm nào?
- Tôi thực tế, ham tiền còn chồng tôi sống nhẹ nhàng, không mưu cầu vật chất. Anh ấy luôn sốt ruột ngày đoàn tụ nên thỉnh thoảng lại hỏi "em kiếm tiền thế đủ chưa?". Chúng tôi cãi nhau nhiều về chuyện này và đến giờ ông xã vẫn phải nhường tham vọng làm giàu của vợ. Anh ấy quen với việc ngồi nói chuyện điện thoại với Kiến còn tôi "cắm đầu vào" check bill (kiểm tra hóa đơn).
- Là vợ chồng nhưng không ghen tuông cũng chẳng tâm sự, chị nghĩ sao nếu bị nói hôn nhân của mình khác người?
- Có, tôi cũng thấy thế. Thỉnh thoảng tôi nghĩ tình cảm giữa chúng tôi như tình... đồng chí chứ không phải tình yêu. Trước đây tôi từng yêu và trải qua cảm giác nhớ nhung đến mức mỗi ngày đều muốn gọi điện nói chuyện. Còn bây giờ nhu cầu chia sẻ với chồng rất ít, có cũng được, không cũng chẳng sao.
Có lẽ vì hôn nhân đi lên từ tình bạn nên chúng tôi cũng đối xử với nhau như những người bạn.
- Được gần Kiến mỗi ngày để chăm sóc và yêu thương con, chị nghĩ gì khi chồng chỉ được ngắm bé qua điện thoại?
- Kiến là sợi dây kết nối tình cảm giữa hai vợ chồng tôi, cũng là "vũ khí" khiến ông xã sợ tôi một phép. Những lần không vừa ý, tôi rút camera ra là anh ấy "chịu chết", không làm sao để nhìn con, nhìn vợ. Anh ấy gọi điện cho bà vú nhờ cắm camera lại thì tôi liên hệ đến công ty internet báo cắt mạng. Nói chung là phải ngoan thì muốn gì cũng được.
Trang Trần muốn làm chủ cuộc đời mình.
- Khi nào thì ông xã chị 'bị phạt' không được ngắm vợ con?
- Những lúc cãi nhau.
- Nguyên nhân cãi nhau thường là gì?
- Anh ấy gọi điện tôi không nghe hoặc tôi nói hỗn. Những lúc say xỉn tôi hay chửi bới mà chồng tôi đặc biệt ghét phụ nữ nói tục.
- Ăn nói bất cần là phong cách xưa nay của chị, lẽ nào trước đây anh ấy không biết?
- Ô này, khi yêu tôi cũng "bánh bèo" lắm đấy, lấy về mới dở chứng thôi.
Thực ra chồng tôi có quan điểm: "Xã hội động vào em, em tung cước cho anh, còn với người thân phải nhẹ nhàng".
- Có vẻ như anh ấy yêu chị nhiều hơn những gì chị dành cho anh ấy?
- Tôi cũng chẳng biết ai yêu ai nhiều hơn. Chúng tôi làm bạn mấy năm rồi một ngày đẹp trời bỗng thấy muốn kết hôn thì lao vào nhau thôi...
Trang Trần từng trải qua mối tình sâu sắc tới mức khi nó tan vỡ, cô đau khổ đến không thiết sống. Sau đó, lúc đi làm từ thiện ở chùa, Trang Trần gặp Louis Trần. Cả hai phát triển tình cảm từ bạn bè thành yêu đương rồi kết hôn và sinh con chung. Louis Trần là doanh nhân Việt kiều, hiện sống ở Mỹ. Anh thỉnh thoảng về Việt Nam thăm con gái và bà xã.
Lam Trà thực hiện
Theo Ngoisao.net
Ngọc Trinh làm thơ 'con chó' đá đểu Tuesday, Trang Trần cổ vũ bênh vực xôn xao cõi mạng Bài thơ con cóc của Ngọc Trinh hot 1 thì phần bình luận của đàn chị thân thiết Trang Trần lại hot 10... Ngọc Trinh không chỉ nổi tiếng với những màn khoe thân, mà những câu nói đậm chất "đời" của cô cũng nhanh chóng trở thành slogan của giới trẻ. Ngoài những câu "châm ngôn" tình - tiền tự chiêm nghiệm...