Trang trại rau hữu cơ kiểu Nhật trên cao nguyên
Là người năng động, ham học hỏi, nông dân Nguyễn Quốc Thắng đã sang Nhật học hỏi kinh nghiệm trồng rau sạch. Hiện rau hữu cơ từ trang trại rộng 7 ha của anh giá cao gấp 4- 5 lần rau thông thường nhưng thị trường luôn khát hàng.
Khử độc cho đất
Anh Thắng thổ lộ về phun thuốc hóa học, trước kia ít ai dùng nhiều bằng gia đình anh vì sẵn có cửa hàng kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật và vườn ươm cây giống khá lớn. Mỗi khi có loại thuốc mới, các hãng thuốc mang đến giới thiệu, anh đều dùng thế nhưng càng phun càng thấy không ổn vì sâu bọ nhanh kháng thuốc; công nhân ngán khi phải tiếp xúc hàng ngày với hóa chất, dẫu có trả thêm tiền độc hại họ cũng không muốn làm.
Anh Thắng quyết nghiên cứu trồng rau hữu cơ tại xã Ka Đơn (huyện Đơn Dương, Lâm Đồng) từ năm 2010 khi phương thức canh tác này vẫn còn mới mẻ ở Việt Nam.
Anh Thắng trong vườn rau hữu cơ giống ngoại nhập.
Anh Thắng mua hạt neem, học cách tách hoạt chất từ loại hạt này rồi pha với nước phun lên cây rau nhằm chống sâu bọ, côn trùng gây hại. Tiếp đó, anh tiến hành cải tạo đất bởi sau mấy chục năm sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu hóa học cùng chất kích thích sinh trưởng nhân tạo, đất đã bị ngộ độc, mất đi sự cân bằng vốn có, trồng bắp cũng không lên nổi.
Tưởng rằng như thế đã ổn, nào ngờ hàng ngàn mét vuông rau 1-2 tuần tuổi đang xanh tốt bỗng trơ cành trụi lá chỉ sau vài ngày. Bao nhiêu vốn liếng, công sức đầu tư cho lứa rau hữu cơ đầu tiên tan thành mây khói… Thì ra đất vẫn chưa được cải tạo ổn định, lượng tồn dư phân bón, thuốc hóa học trong đất vẫn còn nhiều. Tiếp tục sử dụng chế phẩm sinh học trichoderma và trồng cây luân canh suốt 3 năm ròng, anh Thắng mới hoàn thành việc khử độc 7 ha đất.
Mặt khác, anh nghiên cứu trồng đại trà cây lạc hoang dại, loài cây có nhiều nốt sần để tạo đạm. Bộ rễ chùm tươi tốt của lạc miệt mài khoan những đường rãnh nhỏ dưới mặt đất, tạo môi trường thuận lợi cho giun và các sinh vật có lợi khác sinh sôi. Lớp đất vốn bị chai sạn bởi hóa chất dần trở lại mềm mịn, tơi xốp, giúp bộ rễ của các cây rau, củ khác phát triển khỏe mạnh, loại bỏ những mầm mống của bệnh hại tiềm ẩn.
Video đang HOT
Trừ sâu bọ bằng hạt neem
“Một số loài bọ đến thuốc hóa học cũng chào thua nhưng dung dịch chứa hoạt chất hạt neem lại trị được. Vấn đề là điều chỉnh liều lượng chế phẩm này sao cho tương ứng với mức độ hoành hành của sâu bọ trên cây rau”, anh Thắng khẳng định rồi đưa cho tôi đôi ủng để tham quan vườn rau sạch. “Đôi ủng này đã được vô trùng bằng thuốc trừ sâu sinh học để bảo vệ môi trường trong lành ở vườn rau”, anh giải thích. Đến chỗ chiếc thùng lớn chứa chế phẩm hạt neem màu xám nhạt, vị đắng, mùi hăng hắc, anh nói 4 lít chế phẩm hạt neem (mỗi lít khoảng 90.000 đồng) sẽ được pha với 400 lít nước rồi tưới cho 1 ha rau.
Mỗi tuần một lần, dung dịch này theo hệ thống đường ống ngầm và hệ thống tưới phun đến từng luống rau, không chỉ diệt trừ tương đối nhanh các loài sâu và nấm bệnh trên mặt đất, tuyến trùng dưới mặt đất mà còn phát tán mùi hăng để xua đuổi các loại côn trùng gây hại, ức chế và giảm khả năng đẻ trứng của các loài sâu bệnh khác.
Mặt khác, anh Thắng nuôi và thả một số thiên địch như bọ xít, ong ký sinh ra vườn rau để chúng bắt mồi nhằm tạo môi trường tự nhiên đối kháng giữa sinh vật có lợi và sinh vật có hại. Mật độ sâu nhờ vậy luôn bị kiềm chế, không thể tăng cao phá hoại rau màu. Anh Thắng còn treo những miếng bẫy bằng vải nhựa màu vàng sặc sỡ, trên mặt vải quét một lớp keo dính sinh học với nhiều mùi hương thu hút các loại côn trùng khác nhau.
Biện pháp khá hiệu quả nữa để xua đuổi sâu bọ là sản xuất luân canh, xen canh các loại rau có tính đối kháng với nhau. Chẳng hạn, trồng xen cải Nhật với đậu, bó xôi… Mặc dù rất ghiền loài cây họ đậu nhưng do ngán mùi hăng của cây cải Nhật nên bọ nhảy không bén mảng đến khu vực này. Tương tự, cà rốt có thể trồng xen với ngô và liên canh với cà tím, khoai lang, củ cải…
Một lợi thế khác là anh Thắng có phòng nuôi cấy mô và vườn ươm cây giống theo công nghệ cao rộng tới 2 ha mang tên Thiên Sinh. Anh nhập giống mới của Nhật Bản, Hà Lan, Thái Lan và nghiên cứu, sản xuất tới 10 giống rau chủ lực (cà chua, cà rốt, bắp ngọt, cải trắng, cà tím, đậu nành, rau thơm, đậu bắp, bó xôi…) có khả năng kháng bệnh và lợi thế cạnh tranh về năng suất, chất lượng. Mỗi năm, ngoài số cây trồng trong trại, anh còn xuất bán từ 5-6 triệu cây giống.
Đặc biệt, anh Thắng đã đầu tư cả chục tỷ đồng để lập phòng nuôi cấy mô, dựng vườn ươm, nhà kính trồng rau hữu cơ cùng với hệ thống tưới nước, bón phân tự động mô phỏng công nghệ Israel… Hiện mỗi ngày, trang trại thu hoạch khoảng 200 kg rau (nhưng chỉ đáp ứng được 50% đơn đặt hàng) để cung cấp cho người nước ngoài sinh sống tại Việt Nam và các nhà hàng lớn ở TPHCM, Hà Nội, Đà Nẵng.
Đến thăm vườn ươm của anh Thắng mới đây, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát cổ vũ: “Anh làm rất tốt! hãy tiếp tục áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, góp phần tạo ra ngày càng nhiều nguồn giống đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp giá trị cao ở địa phương”.
Theo Kim Anh
Tiền Phong
Thái Lan sang Việt Nam học hỏi về an toàn giao thông
Đứng thứ 3 thế giới về số người chết vì tai nạn giao thông hàng năm, đó là lý do Thái Lan cử phái đoàn sang Việt Nam học hỏi kinh nghiệm về đảm bảo trật tự an toàn giao thông (ATGT) cho xe máy và kiểm soát xử lý vi phạm tốc độ.
Phía Thái Lan có Tiến sỹ Bundit Sompaisan - Giám đốc Y tế và kiểm soát rủi ro, Tổ chức chăm sóc sức khỏe Thái Lan; Tiến Kunnawe Kanitpong - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu tai nạn Thái Lan và đại diện nhiều đơn vị có liên quan khác.
Tiếp và làm việc với đoàn Thái Lan hôm nay (25/6), phía Việt Nam có ông Khuất Việt Hùng - Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia Việt Nam; Thượng tướng Lê Quý Vương - Thứ trưởng Bộ Công an kiêm Phó Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia; Cục Cảnh sát giao thông (C67) - Bộ Công an; đại diện các đơn vị liên quan của Bộ Giao thông vận tải; đại diện Quỹ phòng chống thương vong châu Á tại Việt Nam.
Đại diện Việt Nam và Thái Lan trong buổi làm việc sáng 25/6
Chương trình làm việc tập trung về quản lý giấy phép lái xe và quản lý nhà nước về hoạt động vận tải thông qua thiết bị giám sát hành trình, bài học thành công trong thực hiện đội mũ bảo hiểm tại Việt Nam và kiểm soát xử lý vi phạm tốc độ trong lĩnh vực giao thông vận tải đường bộ. Cùng với đó, Cục Cảnh sát giao thông sẽ đưa đoàn Thái Lan đi thực tế trên cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình, trạm kiểm soát kiểm soát tốc độ lưu động và cố định, quy trình xử lý vi phạm.
Theo đánh giá của ông Khuất Việt Hùng, vấn đề ATGT được được cả hệ thống chính trị vào cuộc và được quan tâm đặc biệt tại Việt Nam.
"Những năm qua tai nạn giao thông tại Việt Nam (TNGT) giảm xuống dưới 10.000 người chết/năm, giảm cả 3 tiêu chí về số vụ, số người chết và bị thương. Tuy nhiên, đánh giá một cách khách quan thì số người chết vì TNGT hiện nay vẫn cao. Hiện chúng tôi đang đang tiếp tục thực hiện các giải pháp đồng bộ để đảm bảo trật tự ATGT, hạn chế TNGT" - ông Khuất Việt Hùng cho hay.
Về lỗi vi phạm giao thông, đại diện C67 cho biết, ở Việt Nam hiện nay lỗi vi phạm tốc độ chiếm tỷ lệ tương đối cao, đây cũng là nguyên nhân trực tiếp gây ra TNGT. Công tác xử phạt của lực lượng Cảnh sát giao thông được thông qua hoạt động tuần tra kiểm soát, đo tốc độ vi phạm và phạt nguội - tức là gửi thông báo cho chủ phương tiện vi phạm và yêu cầu nộp phạt.
Cũng theo đại diện C67, để đạt được hiệu quả cao trong đảm bảo trật tự ATGT thì cần xử lý nghiêm các hành vi vi phạm và tăng cường các biện pháp giám sát xử lý vi phạm, tăng mức xử phạt để tăng tính răn đe, đồng thời tăng cường tuyên truyền và giáo dục ý thức tham gia giao thông trong cộng đồng. Ý thức của người tham gia giao thông có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giảm TNGT.
Cảnh sát giao thông có vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo trật tự ATGT
Trong buổi làm việc, ông Greig Craft - Chủ tịch Quỹ Phòng chống thương vong châu Á (AIP)- đưa ra con số rất tích cực về đảm bảo trật tự ATGT tại Việt Nam từ việc đội mũ bảo hiểm là giảm được hàng trăm người tử vong và tiết kiệm 2,6 tỷ USD/năm cho nền kinh tế. Theo ông Greig Craft, Việt Nam là quốc gia thành công nhất ở Đông Nam Á trong việc cưỡng chế đội mũ bảo hiểm đối với người tham gia giao thông.
Về phía Thái Lan, Tiến sỹ Bundit Sompaisan - Giám đốc Y tế và kiểm soát rủi ro, Tổ chức chăm sóc sức khỏe Thái Lan - cho biết, trung bình mỗi giờ ở Thái Lan có 3 người chết vì TNGT, 200 người bị thương tật. Hơn 70% số người thiệt mạng vì TNGT sử dụng xe máy, trong số đó tỷ lệ trẻ em tử vong vì TNGT chiếm tới 10% và 8% là người trẻ tuổi.
"Với 23.187 người tử vong vì TNGT /năm, Thái Lan đứng thứ 3 thế giới và đứng đầu khu vực châu Á về số người chết vì TNGT" - Tiến sỹ Bundit Sompaisan thông tin.
Tiến sỹ Bundit Sompaisan cũng bày tỏ sự khâm phục về những nỗ lực trong đảm bảo trật tự ATGT của các cơ quan chức năng Việt Nam và những kết quả đạt được. Vị này cho rằng, con số 9.000 người thiệt mạng vì TNGT năm 2014 mà Việt Nam hạn chế được là rất ấn tượng, ấn tượng không chỉ với Thái Lan mà với cả thế giới.
Châu Như Quỳnh
Theo dantri
Đảo nhân tạo ở biển Đông dùng để cải thiện dự báo thời tiết? Hãng tin IBTimes cho biết Bắc Kinh tuyên bố chương trình cải tạo đất ở vùng biển Đông đang tranh chấp là nhằm cải thiện chất lượng dự báo thời tiết.Theo phía Mỹ, Trung Quốc đã cải tạo khoảng 2.000 mẫu đất ở các rạn và đảo san hô trong những năm gần đây một cách trái pháp luật với thái độ ngày...