Trang trại nổi và kè chắn bão khổng lồ: Phương pháp Hà Lan đối phó với nước biển dâng
Khoảng 26% diện tích Hà Lan nằm dưới mực nước biển và quốc gia châu Âu này phải đối mặt với rủi ro cao khi nước biển dâng.
Quyết không đầu hàng hoàn cảnh khó khăn, Hà Lan đã xây dựng nhiều cơ sở hạ tầng đầy tham vọng để đối phó với tình trạng này.
Kè chắn bão Maeslant ở Hà Lan được hoàn thành vào năm 1997. Ảnh: CBS news
Một ví dụ là kè chắn bão Maeslant ở phía Nam Hà Lan. Maeslant được xây dựng từ năm 1991 đến năm 1997, nó là một phần của Delta Works, một loạt công trình ở Tây Nam Hà Lan, được thiết kế để bảo vệ quốc gia này khỏi ngập lụt bởi Biển Bắc.
Bất cứ khi nào Rotterdam bị lũ lụt đe dọa, Maeslant sẽ tự động đóng lại bảo vệ 1,5 triệu cư dân. Các cổng sẽ đóng lại nếu nước được dự báo dâng cao từ ba mét trở lên.
Video đang HOT
Kè chắn bão này được xây dựng với tuổi thọ thiết kế khoảng 100 năm. Nó có thể chịu được nước dâng cao 5 mét trước khi cần những thay đổi đáng kể. Cố vấn cấp cao Marc Walraven chia sẻ: “Trên thực tế, chúng tôi đã đóng kè hai lần trong 25 năm qua. Chúng tôi dự đoán sẽ phải đóng kè thường xuyên hơn trong tương lai…”.
Maeslant được kiểm nghiệm mỗi năm một lần và thường thu hút đám đông hàng trăm người hiếu kỳ theo dõi.
Theo Liên hợp quốc, mực nước biển hiện đang dâng nhanh gấp đôi so với thế kỷ 20. Vào tháng 10/2021, Viện Khí tượng Hoàng gia Hà Lan (KNMI) đã công bố một báo cáo nhấn mạnh: “Nếu chúng ta không giảm lượng khí thải nhà kính, khoảng năm 2100 mực nước biển ngoài khơi Hà Lan có thể tăng 1,2 m so với đầu thế kỷ này”. Nếu Tấm băng Nam Cực ở Nam Cực tăng tốc độ tan chảy, mực nước biển thậm chí có thể dâng cao 2 mét vào năm 2100.
Vào năm 2014, giới khoa học dự đoán mực nước biển ở Hà Lan sẽ tăng 1 mét vào cuối thế kỷ này, nhưng chỉ 7 năm sau, dự đoán này đã được cập nhật lên 2 mét.
Chiến lược xây đập, đê điều và kè chắn bão không phải là giải pháp duy nhất để bảo vệ tương lai của Hà Lan. Tại Rotterdam đã có trang trại nổi đầu tiên trên thế giới, được coi là một trong nhiều ví dụ về đổi mới xanh ở Hà Lan. Đây là “nhà” của 40 con bò sữa.
Trang trại nổi ở Rotterdam (Hà Lan). Ảnh: rotterdammakeithappen.nl
Ý tưởng về trang trại nổi ra đời sau khi cơn bão Sandy tấn công New York (Mỹ) vào năm 2012 khiến thực phẩm cạn kiệt nhanh chóng. Nhà đồng sáng lập trang trại nổi – ông Minke van Wingerden giải thích: “Việc cung cấp thực phẩm trong thành phố phụ thuộc rất nhiều vào logistic. Và nếu có lũ lụt xảy ra thì sẽ không còn logistic nữa. Chúng tôi nảy ra ý tưởng rằng nếu xây dựng theo cách thích ứng với khí hậu, nghĩa là di chuyển lên xuống theo thủy triều, trên mặt nước, thì bạn sẽ ít phụ thuộc hơn vào logistic”.
Ý tưởng sáng tạo này đang lan rộng với Singapore và Dubai (Các tiểu Vương quốc Arab Thống nhất) cũng có nguyện vọng mở trang trại nổi của riêng mình.
Theo chính phủ Hà Lan, hệ thống hiện tại giúp nước này duy trì khả năng đối phó với nước biển dâng đến năm 2050. Việc cải thiện chúng khá chậm chạp và các công trình phòng chống lũ lụt trong 30 năm qua ở Hà Lan giúp nước này đương đầu được với mực nước biển dâng thêm 40 cm.
Tòa án Hình sự quốc tế ở La Haye (Hà Lan) bị tấn công mạng
Ngày 19/9, Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) tại La Haye của Hà Lan thông báo tổ chức này là nạn nhân của vụ tấn công mạng vào tuần trước.
Theo thông báo, cuối tuần qua, các cơ quan thuộc ICC đã phát hiện những hoạt động bất thường ảnh hưởng tới các hệ thống thông tin của tổ chức này. Hàng loạt biện pháp đã được triển khai ngay lập tức để ứng phó và giảm thiểu tác động của sự cố an ninh mạng.
Bên cạnh đó, ICC xác nhận với sự hỗ trợ của chính quyền Hà Lan, cơ quan chức năng đã mở cuộc điều tra, đồng thời triển khai các biện pháp an ninh bổ sung.
Nội dung thông báo cũng nhấn mạnh: "Trong khi tiếp tục phân tích và giảm thiểu tác động của vụ việc, Tòa án ưu tiên đảm bảo các công việc chính vẫn được duy trì thông suốt. Trong tương lai, Tòa án sẽ tăng cường khuôn khổ an ninh mạng, bao gồm cả chính sách đẩy nhanh tiến độ sử dụng công nghệ điện toán đám mây".
Tuy nhiên, thông báo của ICC không cung cấp thông tin chi tiết về vụ việc, các tài liệu có thể bị đánh cắp hoặc đối tượng tình nghi đứng sau cuộc tấn công mạng này.
NATO có Chủ tịch Ủy ban Quân sự mới Theo hãng tin Reuters, ngày 16/9, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã bổ nhiệm Đô đốc Giuseppe Cavo Dragone, Tổng Tham mưu trưởng quân đội Italy, làm Chủ tịch Ủy ban Quân sự NATO mới, thay thế Đô đốc Rob Bauer người Hà Lan. Đô đốc Rob Bauer (trái) và Đô đốc Giuseppe Cavo Dragone. Ảnh: nato.int Đô đốc...