Trang trại lợn xây trái phép trên đất rừng sản xuất chưa có giấy phép môi trường
UBND tỉnh Khánh Hòa yêu cầu các sở, ngành nghiên cứu xử lý trang trại lợn có diện tích hàng nghìn mét xây trái phép trên đất rừng sản xuất, chưa có giấy phép môi trường ở thị xã Ninh Hòa.
Ngày 14/12, UBND tỉnh Khánh Hòa đã yêu cầu các sở, ngành liên quan nghiên cứu, tham mưu tỉnh để xử lý trường hợp ông Lê Văn Dũng, xây trái phép trang trại lợn với diện tích rộng hàng nghìn mét vuông ở thị xã Ninh Hòa.
Trước đó, hồi tháng 10, báo VietNamNet có bài phản ánh trang trại nuôi lợn xây trái phép trên đất rừng sản xuất nằm giáp hai xã Ninh Thượng và Ninh Thân, thị xã Ninh Hòa, do ông Dũng làm chủ.
Trang trại lợn xây trái phép trên đất rừng sản xuất ở thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa). Ảnh: Xuân Ngọc.
Đến tháng 11, UBND thị xã Ninh Hòa UBND thị xã Ninh Hòa có tờ trình gửi UBND tỉnh xử phạt ông Dũng 160 triệu đồng về hành vi nuôi lợn không có giấy phép môi trường. Bên cạnh đó, địa phương này yêu cầu ông Dũng dời trại lợn tới địa điểm khác để phù hợp quy hoạch phân vùng môi trường và khả năng chịu tải của môi trường.
Tuy nhiên, hôm 4/12, UBND thị xã Ninh Hòa đã ra quyết định phạt ông Lê Văn Dũng hơn 21 triệu đồng về hành vi Sử dụng đất rừng vào mục đích khác không được các cơ quan nhà nước cho phép, đồng thời buộc khôi phục lại hiện trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm.
Trước vấn đề này, UBND tỉnh Khánh Hòa đã yêu cầu Sở TN&MT phải nghiên cứu hồ sơ đề nghị xử phạt vi phạm hành chính về thực hiện bảo vệ môi trường do UBND thị xã Ninh Hòa đề xuất.
Video đang HOT
Ngoài ra, Sở TN&MT phải nghiên cứu, có ý kiến cụ thể về các nội dung vi phạm, biện pháp khắc phục hậu quả đối với trang trại lợn này đúng quy định pháp luật về bảo vệ môi trường, pháp luật liên quan. Đồng thời, không được để xảy ra tình trạng “phạt cho tồn tại”, và phải báo cáo những nội dung liên quan về UBND tỉnh trước ngày 25/12.
Trang trại lợn rộng hàng nghìn m2 chưa có giấy phép môi trường. Ảnh: Xuân Ngọc.
Liên quan vấn đề này, khi làm việc với cơ quan chức năng, ông Lê Văn Dũng thừa nhận đã mua đất của nhiều người dân địa phương. Cuối năm 2022, ông Dũng xây trang trại lợn với diện tích hơn 5.980 m2, chăn nuôi khoảng 400 con.
Theo cơ quan chức năng, ông Dũng xây trại lợn trái phép trên đất được quy hoạch trồng rừng sản xuất và chưa có giấy phép môi trường. Trại lợn có 7 khu vực chuồng nuôi, xây 3 bể xử lý chất thải song không có hệ thống chống thấm, không bạt phủ, được đắp bằng đất.
Nước thải hoạt động chăn nuôi lợn trong trang trại được xả ra 3 hồ chứa nằm phía Đông Nam trại nuôi, một hồ chứa có diện tích trung bình 850-1.000 m2, không lót vật liệu chống thấm. Còn nước thải hoạt động chăn nuôi được xả trực tiếp ra các hồ, không qua xử lý. Đối với phân lợn được thu gom và vận chuyển đi nơi khác. Bên ngoài trại lợn, có mùi hôi chất thải nhưng chưa xác định được mức độ ô nhiễm do chưa có phương tiện, thiết bị máy móc để đo.
Chuyển đổi hơn 1.000 héc-ta đất rừng làm cao tốc Bắc - Nam
Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng, đất rừng và đất trồng lúa từ hai vụ trở lên của dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025.
Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày tờ trình, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) Trần Hồng Hà cho biết dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 đi qua 12 tỉnh, thành phố: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Hậu Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau và Cần Thơ.
Uỷ ban Thường vụ Quốc hội họp phiên thứ 13
Thưc hiện Nghị quyết số 44/2022/QH15, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 18/NQ-CP ngày 11-2-2022, trong đó giao UBND các tỉnh có dự án tổ chức thẩm định hồ sơ chuyển mục đích sử dụng rừng thuộc địa phận quản lý của địa phương và gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổ chức thẩm định theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp; tổng hợp nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất, đất trồng lúa nước từ hai vụ trở lên, đất trồng lúa nước còn lại.
Về diện tích rừng đề nghị chuyển mục đích sử dụng, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết, phạm vi nghiên cứu của Dự án dự kiến có chuyển mục đích sử dụng rừng giai đoạn 2021 - 2025 và thời kỳ 2021 - 2030 gồm 7 tỉnh: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa.
Diện tích rừng Chính phủ đề nghị chuyển mục đích sử dụng 1.054,63 ha, bao gồm: 111,84 ha rừng phòng hộ; 4,45 ha rừng đặc dụng; 802,91 ha rừng sản xuất; 135,43 ha rừng ngoài quy hoạch 3 loại rừng (có nguồn gốc rừng phòng hộ 14,89 ha, từ rừng đặc dụng 0,22 ha, từ rừng sản xuất 120,32 ha).
Diện tích đất lâm nghiệp đề xuất chuyển đổi là 1.863,94 ha, bao gồm: đất rừng phòng hộ 138,10 ha, đất rừng đặc dụng 4,61 ha và đất rừng sản xuất 1.721,23 ha.
Về chuyển mục đích đất trồng lúa nước từ hai vụ trở lên, trên cơ sở báo cáo của các địa phương có dự án đi qua và số liệu tổng hợp của Bộ Giao thông vận tải, nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất như sau: Đất trồng lúa nước từ hai vụ trở lên và đất trồng lúa còn lại là 1.721,96 ha.
Chính phủ cũng nêu rõ việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất phù hợp với pháp luật lâm nghiệp; phù hợp với diện tích đất rừng, đất trồng lúa nước từ hai vụ trở lên trong quyết định chủ trương đầu tư dự án; phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia; phù hợp với quy hoạch tỉnh, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh; phù hợp với quy hoạch sử dụng đất cấp huyện; phù hợp với kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện.
Bộ trưởng Trần Hồng Hà nhấn mạnh để có cơ sở quyết định dự án đầu tư và triển khai các bước tiếp theo, Chính phủ kiến nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng, đất rừng và đất trồng lúa nước từ hai vụ trở lên của Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025.
Theo báo cáo thẩm tra của Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội, một số ý kiến đề nghị làm rõ tác động của việc thay đổi diện tích rừng, đất rừng, đất trồng lúa nước từ hai vụ trở lên đối với tổng mức đầu tư dự án và phương án phát triển đất, trồng rừng, trồng lúa thay thế đối với phần diện tích cần chuyển đổi cho dự án theo quy định pháp luật.
Bên cạnh đó, có ý kiến cho rằng diện tích đất trồng lúa hai vụ đề nghị chuyển mục đích sử dụng là 1.573,23 ha, theo đó tổng số tiền phải nộp để bảo vệ, phát triển đất trồng lúa của chủ đầu tư dự án là khoảng 388 tỉ đồng. Do vậy, đề nghị các cơ quan liên quan phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ, trách nhiệm quản lý đối với diện tích đất trồng lúa hai vụ.
Có ý kiến đề nghị lưu ý không chuyển đổi đất rừng để lấy mỏ khai thác vật liệu cho dự án. Một số ý kiến đề nghị trong các bước tiếp theo khi triển khai thực hiện cần chú ý đến vấn đề có liên quan đến an ninh nguồn nước, an ninh lương thực, chống biến đổi khí hậu, bảo đảm sinh kế của người dân khi bị thu hồi đất rừng, đất lúa phục vụ dự án.
Sau khi thảo luận, 100% thành viên ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp đã biểu quyết nhất trí thông qua nghị quyết về chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng, đất rừng và đất trồng lúa nước từ 2 vụ trở lên như tờ trình của Chính phủ.
Kết luận nội dung này, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đề nghị Chính phủ hoàn thiện hồ sơ dự án, báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ 4 theo quy định. Cùng với đó, Chính phủ chỉ đạo UBND các tỉnh có dự án cần thống kê, kiểm đếm chính xác về loại đất, rừng; giám sát tận thu đúng trong phạm vi chuyển đổi, không để các đối tượng lợi dụng khai thác lâm sản ngoài phạm vi cho phép, lấn, chiếm đất nông nghiệp, lâm nghiệp, khai thác, vận chuyển khoáng sản không đúng quy định.
Khánh Hòa: Nam sinh lớp 5 tử vong do mưa lũ Nam sinh lớp 5 được nghỉ học do mưa lũ, khi đi chơi cùng bạn bị ngã vào mương nước, tử vong. Tối 16-11, Ban chỉ huy PCTT-TKCN và PTDS tỉnh Khánh Hòa cho biết trên địa bàn có một người chết do mưa lũ. Nạn nhân là em Nguyễn Trần Hoàng Vũ (10 tuổi) học sinh lớp 5 Trường tiểu học Ninh...