Nghi vấn rừng Sóc Sơn bị đốt vì chính quyền phá dỡ công trình vi phạm
Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Hà Nội (Sở NN-PTNT Hà Nội) cho biết, có hiện tượng khi H.Sóc Sơn cưỡng chế phá dỡ công trình vi phạm thì xảy ra cháy rừng Sóc Sơn nên đang đề nghị cơ quan công an lập chuyên án.
Chia sẻ về công tác quản lý rừng phòng hộ ở H.Sóc Sơn, ông Lê Minh Tuyên, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Hà Nội, cho biết lực lượng kiểm lâm địa bàn rất vất vả trong việc ngăn chặn người dân xây dựng công trình kiên cố trên đất lâm nghiệp.
Quá trình thi hành công vụ, có trường hợp người dân xây dựng trái phép “không thèm tiếp” vì cho rằng việc xử lý công trình vi phạm không thuộc chức năng, nhiệm vụ của lực lượng kiểm lâm.
Một số công trình “xẻ thịt” hồ Đồng Đò – nơi nằm trong quy hoạch rừng Sóc Sơn. Ảnh NGUYỄN TRƯỜNG
“Tuy nhiên, không phải vì thế mà tức rồi không làm gì cả, chúng tôi liền giải thích thấy sai phạm xảy ra trên đất lâm nghiệp nên lập biên bản. Tiếp đó, chúng tôi đề nghị chính quyền địa phương đến phối hợp giải quyết”, ông Tuyên cho hay.
Đáng chú ý, liên quan đến tình trạng cháy rừng Sóc Sơn trong thời gian vừa qua, ông Tuyên cho biết đang đề nghị lực lượng công an lập chuyên án vì ông nhận định có hiện tượng bất thường.
Video đang HOT
“Khi huyện cưỡng chế (phá dỡ công trình vi phạm – PV) là có hiện tượng đốt rừng. Qua các năm theo dõi, không thể có chuyện một buổi tối cháy 3 điểm, chữa chỗ này thì cháy chỗ khác. Khi hỏi lãnh đạo UBND H.Sóc Sơn thì được biết ở xã Minh Trí (H.Sóc Sơn) thực hiện cưỡng chế công trình. Đó là cái dại của người dân. Rừng không thể trồng được một sớm một chiều”, ông Tuyên nói.
Vị Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Hà Nội khuyến cáo, người dân cần thực hiện tốt công tác bảo vệ rừng trên phần đất rừng được chính quyền sở tại giao. Nếu để xảy ra phá rừng hoặc cháy rừng thì coi như mất công lao trồng rừng mà mình đã bỏ ra. Trong khi đó, tài sản hợp pháp của người dân luôn được pháp luật bảo vệ.
Ngoài ra, ông Tuyên cũng đề nghị H.Sóc Sơn phải đẩy nhanh việc rà soát, cắm mốc ranh giới và xử lý dứt điểm các trường hợp xây dựng trái phép ở rừng Sóc Sơn theo đúng quy định. Việc xử lý cần được thực hiện nhanh, dứt điểm vì để mãi thế này khiến người dân và Nhà nước cùng “mệt”.
Như Thanh Niên đã đưa tin, năm 2019, Thanh tra TP.Hà Nội ban hành 2 kết luận thanh tra về đất rừng ở H.Sóc Sơn, nêu rõ còn hàng nghìn trường hợp vi phạm, trong đó đa số là vi phạm đất rừng. Chỉ riêng 2 xã Minh Phú, Minh Trí và khu vực ven 7 hồ lớn trong quy hoạch rừng, đã có 797 công trình vi phạm.
Tuy nhiên đến nay, bên đường ven hồ Đồng Đò (phạm vi quy hoạch rừng Sóc Sơn) vẫn có nhiều công trình kiên cố, lưng tựa núi, mặt hướng hồ. Đặc biệt, sát mép hồ có nhiều công trình đang xây dựng. Trên sườn núi xuất hiện nhiều vị trí được san gạt, kè bờ kiên cố và tạo lối đi.
Theo lãnh đạo UBND H.Sóc Sơn, từ năm 2019 đến nay, hai bên hồ Đồng Đò có thêm nhiều công trình vi phạm. Riêng ở xã Minh Trí có gần 30 trường hợp, chưa tính hàng trăm ngôi lều nhỏ nằm trong rừng bị phá dỡ.
Đồi sầu riêng phía sau chốt CSGT bị sạt phần lớn là đất lâm nghiệp
Bên cạnh việc bàng hoàng trước thông tin 3 chiến sĩ CSGT hy sinh trong khi làm nhiệm vụ thì người dân đang thắc mắc rằng vườn sầu riêng phía sau chốt CSGT đèo Bảo Lộc là của ai.
Ngày 31-7, nguồn tin riêng của PLO cho biết phần lớn vườn sầu riêng trên đồi phía sau chốt CSGT đèo Bảo Lộc thuộc Trạm CSGT Madagui (PC08 Lâm Đồng) được trồng trên đất lâm nghiệp.
Theo đó, khu đất rộng khoảng 1 héc ta này được một người dân tên Bi trong miếu 3 Cô canh tác ổn định hơn 10 năm. Khoảng 3 đến 4 năm trở lại đây, ông Bi chuyển sang trồng sầu riêng.
Khu vực 1 ha đất phía sau chốt CSGT đèo Bảo Lộc được trồng sầu riêng. Ảnh: V.TÙNG
Trên đồi này, ông Bi không khoan giếng mà dong nước từ con suối về để tưới cho vườn sầu riêng. Ông này cũng không làm hệ thống tưới tự động, hồ bạt chứa nước.
Hiện trường vụ sạt lở
Trong khi đó, cũng theo nguồn tin này thì diện tích phía dưới mà Trạm CSGT Madagui sử dụng để làm chốt CSGT đèo Bảo Lộc là đất ngoài lâm nghiệp, nghĩa là không phải đất rừng.
Hàng ngàn khối đất từ vườn sầu riêng phía sau chốt CSGT sạt xuống. Ảnh: VT
Ghi nhận của PLO cho thấy, chiều 30-7, sau nhiều ngày mưa liên tục thì một tảng đất lớn từ trên đồi sầu riêng bất ngờ đổ sập xuống vùi lấp khu vực mái hiên và nhà để xe của chốt CSGT đèo Bảo Lộc.
Lúc này các chiến sĩ CSGT đang điều tiết giao thông phía trước đã bị khối đất đá nói trên vùi lấp và đã hy sinh...
Hiện cơ quan chức năng đang làm rõ nguyên nhân vụ sạt lở kinh hoàng này.
Quan chức chiếm rừng rồi cù nhây không trả Tình trạng này không phải cá biệt ở các tỉnh Đắk Nông, Đắk Lắk. Thậm chí có trường hợp quan chức đã bị kỷ luật nhiều năm nhưng vẫn chưa chịu nhả đất rừng. Những cánh rừng thông phòng hộ dọc quốc lộ 28 (Đắk Glong, Đắk Nông) ngày càng bị xâm hại để trồng cà phê, hồ tiêu - Ảnh: TR.T. Trong...