Trang trại “liều” tiêm thử vắc xin dịch tả lợn châu Phi giờ ra sao?
Theo nguồn tin của PV Dân Việt, trang trại của ông Lương Văn Tuân ở xã Đồng Than, huyện Yên Mỹ ( Hưng Yên) là một trong những địa điểm đầu tiên được thử nghiệm vắc xin dịch tả lợn châu Phi.
Trang trại của ông Tuân là một trong những địa điểm đầu tiên được thử nghiệm vắc xin dịch tả lợn châu Phi.
Dù bị dịch từ tháng 4/2019 nhưng đến nay gia đình ông Lương Văn Tuân vẫn chưa nhận được khoản tiền hỗ trợ tiêu hủy lợn dịch của Nhà nước khoảng trên 300 triệu đồng. Hiện, gia đình ông đang phải gánh số nợ lên đến hàng tỷ đồng, trung bình mỗi tháng ông Tuân phải đi làm thuê ngoài trả lãi trên 10 triệu đồng.
Ông Tuân cho biết, sau khi bị dịch mất 1/4 đàn lợn, ông rất nóng lòng, lo tìm cách giữ những con lợn còn lại. Đúng lúc đó, ông được người quen giới thiệu nên đã tìm đến gặp một vị tiến sĩ ở Học viện Nông nghiệp Việt Nam và được hướng dẫn tiêm thử nghiệm một loại vắc xin được cho là vắc xin dịch tả lợn châu Phi mà vị này mới nghiên cứu, điều chế ra.
“Lúc trước tôi có 58 con nái và 270 con lợn choai lẫn lợn con. Khi lợn bị ốm tôi lấy máu của 3 con đi xét nghiệm ở Học viện Nông nghiệp Việt Nam thì được biết là dương tính với dịch tả lợn châu Phi. Thời điểm đó, địa phương đã cho người đưa đi tiêu hủy những con lợn bị nhiễm dịch. Số lợn còn lại khoảng 18 con lợn nái và 25 con lợn thịt tôi được thầy Phan ở Học viện Nông nghiệp Việt Nam hỗ trợ tiêm vắc xin ngay” – ông Tuân nhớ lại.
Cụ thể, ngày 7/5, TS Lê Văn Phan và một số sinh viên của Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã về trang trại của ông Tuân và tiến hành tiêm mũi vắc xin đầu tiên. Sau khi tiêm nhiều con lợn trong trại đã bắt xuất hiện dấu hiệu ốm, bỏ ăn, khoảng hơn 10 ngày sau đoàn về lấy mẫu thì 7 con cả lợn nái lẫn lợn thịt đều đã dương tính với dịch tả lợn châu Phi nên ông tiếp tục đưa đi tiêu hủy. Còn lại 11 con nái không bị nhiễm dịch tiếp tục được tiêm mũi vắc xin thứ hai vào ngày 26/5 và tiếp đó 15 ngày sau đàn lợn được tiêm tiếp mũi thứ ba.
“Hiện, tất cả đàn lợn giống, lợn nái đều khỏe mạnh và con nái còn sống sót đến nay đều đã đẻ thuận lợi. Trong đó, số lợn thịt choai được tiêm thử nghiệm mũi vắc xin đầu tiên khoảng 25 con giờ sắp được tuổi xuất chuồng…” – ông Tuân chia sẻ.
Các con lợn nái tại trang trại của ông Tuân được tiêm vắc xin đến giờ vẫn khỏe mạnh và sinh sản bình thường.
Theo ông Tuân, gần cuối tháng 8 vừa rồi, đàn lợn thịt khoảng 34 con của ông tiếp tục được tiêm vắc xin và đến giờ các con lợn này vẫn khỏe, ăn uống bình thường.
“Khi tiêm xong vắc xin cũng có một số con lợn giống khoảng trên dưới 10kg có dấu hiệu sốt và tím tái người, nghi bị sốc thuốc nên tôi lấy nước dội lên người thì chúng lại tỉnh và hôm sau ăn uống bình thường” – ông Tuân tiết lộ.
Theo ông Tuân, về lâu về dài thì khó nói trước được điều gì nhưng tạm thời trước mắt gia đình ông thấy việc tiêm vắc xin đã và đang mang lại hiệu quả khá tích cực. “Các con lợn bị nhiễm dịch chết trước đó ở cùng ô chuồng với các con được tiêm vắc xin nhưng đến giờ chúng vẫn khỏe mạnh và sinh sản bình thường, có thể việc tiêm vắc xin này bước đầu đã có hiệu quả” – ông Tuân khẳng định.
Video đang HOT
Các ô chuồng nái bị dịch tại trại của ông Tuân vẫn để trống.
Trao đổi với PV Dân Việt, ông Trần Văn Tôn – Chủ tịch UBND xã Đồng Than, huyện Yên Mỹ khẳng định, một số người tự xưng là các cán bộ, giảng viên ở Học viện Nông nghiệp Việt Nam về sử dụng, tiêm vắc xin dịch tả lợn châu Phi cho đàn lợn của gia đình anh Lương Văn Tuân không thông qua xã mà làm việc trực tiếp với chủ hộ trên.
Theo ông Tôn, sau khi đàn lợn của gia đình ông Tuân bị nhiễm dịch được địa phương đưa đi tiêu hủy đến lần thứ tư và sau đó xã cũng vận động chủ hộ này nên tiêu hủy hết lợn để bảo đảm an toàn nhưng ông Tuân kiên quyết xin giữ lại các con lợn này để tiêm thử nghiệm vắc xin thì xã mới phát hiện ra vụ việc.
“Hiện, chúng tôi vẫn tiếp tục theo dõi sát trang trại của gia đình ông Tuân. Nếu đàn lợn tại trại này có biểu hiện bất thường hay bị nhiễm dịch thì địa phương sẽ yêu cầu chủ trang trại này chủ động đưa đi tiêu hủy theo quy định (chủ hộ tự chịu chi phí tiêu hủy) như đã cam kết với xã trước đó” – ông Tôn khẳng định.
Các con lợn thịt được tiêm vắc xin dịch tả lợn châu Phi đến giờ vẫn khỏe mạnh và sắp được xuất chuồng.
Theo ông Tuân, hiện trại của ông đang chuẩn bị xuất chuồng hàng trăm con lợn thịt.
Theo quan sát của PV Dân Việt, tại các ô chuồng lợn thịt của gia đình ông Tuân vẫn có một số con lợn có biệu hiện ốm, trên thân, người một số con lợn còn xuất hiện nhiều vết, nốt đỏ, tím…
Ông Tuân vẫn tin tưởng loại vắc xin dịch tả lợn châu Phi này sẽ mang lại hiệu quả tích cực giúp đàn lợn của ông thoát “án tử”.
Các dãy chuồng chống lợn đã được ông Tuân phun tiêu độc, sát trùng và rắc vôi cẩn thận.
Theo ông Tuân, nếu hết dịch tả lợn châu Phi, gia đình ông sẽ tiếp tục nhân đàn lợn nái để kinh doanh lợn giống.
Theo Danviet
Cuộc sống của dân nơi phát ổ dịch tả lợn châu Phi đầu tiên ra sao?
Sau khi bị dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) tấn công gây thiệt hại nặng, đến nay đã gần 8 tháng nhưng người dân nhiều địa phương trong tỉnh Hưng Yên vẫn chưa nhận được hỗ trợ tiền tiêu hủy lợn dịch khiến cuộc sống của bà con ngày càng khó khăn, mất phương hướng.
Ông Lê Văn Duyệt - Chủ tịch UBND xã Yên Hòa kiểm tra, soát lại hồ sơ tiêu hủy lợn dịch của địa phương trước khi gửi lên cấp trên.
Chính quyền xã cũng thành... "con nợ"
Ngày đầu tháng 9/2019 nói chuyện với phóng viên Dân Việt về công tác, phòng chống DTLCP trên địa bàn, ông Lê Văn Duyệt - Chủ tịch UBND xã Yên Hòa, huyện Yên Mỹ, Hưng Yên cứ vò đầu, bứt tóc lo lắng về tình trạng nợ nần chồng chất tại xã nhà.
"Sau gần 8 tháng chống cự với DTLCP đến nay chúng tôi đã thành "con nợ" thật rồi. Không tính tiền hỗ trợ cho bà con chăn nuôi cả chục tỷ đồng, riêng chi phí cho công tác phòng, chống, tiêu hủy lợn dịch như thuê vận chuyện lợn dịch đi chôn 250 triệu đồng, máy móc trên dưới 100 triệu đồng... Tính các khoản đã lên đến tiền tỷ, vài ba ngày lại có người đến xã đòi nợ mà chúng tôi chưa tìm được nguồn nào để trả, ngoài việc trông chờ vào sự hỗ trợ của tỉnh và Trung ương" - ông Duyệt nói.
Để minh chứng cụ thể, ông Duyệt gọi kế toán xã cầm lên phòng mình 2 túi hồ sơ, giấy tờ hỗ trợ sau tiêu hủy lợn dịch. "Có hơn 200 bộ hồ sơ mà làm đi làm lại 5, 6 lần chưa gửi đi được khiến tiền hỗ trợ dân cũng chậm lại quá lâu, bà con gọi hỏi liên tục nhưng chúng tôi cũng chịu, đành khất tiếp thôi" - ông Duyệt ngậm ngùi.Theo ông Duyệt, đến thời điểm này, toàn xã Yên Hòa đã mất khoảng trên 3.000 con lợn, với trên 200 hộ dân bị thiệt hại nặng.
"Đến nay, dịch đã giảm nhưng chúng tôi vẫn làm quyết liệt công tác phòng, chống dịch. Trước mắt để hỗ trợ bà con, chúng tôi tích cực tuyên truyền, vận động mọi người không vội tái đàn khi xã còn dịch. Bên cạnh đó, địa phương cũng vận động người dân trong độ tuổi lao động vào các công ty, doanh nghiệp trên địa bàn làm việc" - ông Duyệt chia sẻ.
Dù chưa được chính quyền cho phép nhưng gia đình ông Lê Văn Bộ ở xã Yên Hòa đã tự ý tái đàn.
Cùng hoàn cảnh với Yên Hòa, nhiều xã trên địa bàn huyện Yên Mỹ cũng đang đau đầu vì nợ nần. Ông Trần Văn Tôn - Chủ tịch UBND xã Đồng Than, huyện Yên Mỹ cho hay: Ngoài tiền hỗ trợ của dân, xã đang còn nợ hơn nửa tỷ đồng tiền công, thuê máy móc, xe vận chuyển lợn dịch đi tiêu hủy.
Sau khi bị nhiễm DTLCP từ ngày 28/2 đến ngày 1/8 vừa qua, xã Đồng Than mới chính thức công bố hết dịch. Tổng số lượng lợn tiêu hủy lên đến hơn 3.000 con với trên 200 tấn lợn hơi.
"Hiện toàn bộ quỹ dự phòng của xã đã dùng hết để mua hóa chất, vôi bột phục vụ công tác phòng, chống và tiêu hủy lợn dịch nên nếu không được huyện, tỉnh cấp tiền về thì chúng tôi sẽ rất khó khăn" - ông Tôn khẳng định.
Sau khi mất lợn vì DTLCP, gia đình bà Trịnh Thị Đạc ở Yên Hòa chăn nuôi gà trong các ô chuồng lợn.
Dân liên tiếp thất bại
Là một trong những hộ chăn nuôi lợn bị DTLCP đầu tiên của cả nước, đến nay gia đình ông Lê Văn Bộ ở thôn Khóa Nhu 2, xã Yên Hòa vẫn chưa nhận được tiền hỗ trợ.
Hôm chúng tôi tìm đến nhà hỏi chuyện, ông Bộ cứ tìm cách trốn tránh. Khi thấy khách ngó vào chuồng trại, ông mới chạy từ nhà ra phân trần: "Chuồng trại khử trùng kỹ và để qua mấy tháng rồi, mấy hôm trước tôi mới mua mấy con lợn về nuôi thử nghiệm thôi".
Ông Bộ cho biết, dù biết chính quyền cấm tái đán nhưng giờ chuồng trại để trống cũng tiếc nên gia đình mới liều đưa lợn về nuôi thử, mong mọi người thông cảm, bỏ qua. "Xã bảo bà con chuyển đổi sang chăn nuôi gà và các gia cầm khác nhưng giờ loại vật nuôi này cũng bấp bênh, mất giá lắm nên chúng tôi không dám nuôi" - ông Bộ chia sẻ.
Càng nuôi nhiều gà, gia đình bà Đạc càng thua lỗ nặng nề hơn.
Cùng thôn với gia đình ông Bộ, hộ bà Trịnh Thị Đạc cũng đang rất bí bách, cùng đường. Từ khi mất lợn, vợ chồng bà lao vào nuôi gà đẻ trứng mong vớt vát lại chút vốn và trả nợ nhưng càng nuôi, giá trứng gà càng giảm sâu khiến gia đình bà càng lỗ nặng hơn. "Ở nông thôn giờ không nuôi lợn, gà thì chả biết làm gì để sống mà giờ càng chăn nuôi càng lỗ nặng, nợ nần ngập đầu, chúng tôi thực sự mất phương hướng, cùng đường rồi" - bà Đạc bày tỏ.
Theo Danviet
Lạng Sơn: Bắt xe chở lợn giống chưa kiểm dịch đang mang đi bán Số lợn con giống được mua tại tỉnh Hải Dương về tập kết tại xã Tân Mỹ, TP.Bắc Giang, sau đó vận chuyển lên huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn bán kiếm lời. Đặc biệt số lợn giống này không có giấy kiểm dịch động vật nên nguy cơ dịch bệnh lây lan là rất cao. Cụ thể ngày 24..4 Đội Quản lý...