Trang thông tin tài chính Mỹ đánh giá Việt Nam đang trên đà trở thành thị trường mới nổi
Việt Nam có tốc độ tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cao nhất ở Đông Nam Á trong thập kỷ qua.
Đây là đánh giá trong một bài viết trên trang mạng seekingalpha.com chuyên đăng tin tức về thị trường tài chính.
Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa tại cảng Sài Gòn khu vực 1. Ảnh tư liệu: Hoàng Hùng/TTXVN
Trong bài viết đăng ngày 25/10, trang mạng có trụ sở ở New York (Mỹ) cho rằng với mức tăng trưởng GDP 5,33% trong quý III, động lực tăng trưởng của Việt Nam vẫn rất mạnh nhờ các hộ gia đình chi tiêu khoản tiết kiệm tích lũy trong thời kỳ đại dịch COVID-19. Bên cạnh đó, tình hình địa chính trị thuận lợi và việc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cắt giảm lãi suất sớm hơn dự kiến cũng là những yếu tố thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, góp phần giúp Việt Nam trở thành thị trường hoạt động tốt nhất trong khu vực.
Video đang HOT
Bài viết cũng chỉ ra rằng sự lạc quan trong nửa đầu năm nay đã giảm bớt trong tháng 9, khi các nhà đầu tư đánh giá tác động của nhu cầu suy yếu ở thị trường các đối tác thương mại lớn như Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) và Trung Quốc đối với Việt Nam.
Bên cạnh đó, áp lực lạm phát do giá dầu mỏ và giá gạo tăng (những hàng hóa chính trong thước đo lạm phát tiêu dùng của Việt Nam) chắc chắn sẽ làm chậm chu kỳ cắt giảm lãi suất hiện nay.
Mặc dù vậy, bài viết cho rằng những áp lực về giá cả hàng hóa chỉ mang tính tạm thời và sẽ không làm thay đổi chính sách lãi suất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Vì vậy, dự kiến sau thời gian ngắn siết chặt tiền tệ, lãi suất sẽ ở mức thấp hơn, theo đó giúp thúc đẩy hoạt động cho vay và giúp các công ty bất động sản bán được những sản phẩm còn tồn đọng.
Mặc dù trao đổi thương mại có phần sụt giảm và áp lực lạm phát tăng, nhưng tăng trưởng thu nhập theo cơ cấu kinh tế của Việt Nam không giảm và sẽ tiếp tục tăng bất ngờ trong những năm tới. Theo bài viết, các tin tức mới đây cho thấy Việt Nam đang tiến rất gần đến việc trở thành thị trường mới nổi (từ “thị trường cận biên” hiện nay). Việc này sẽ đem lại nhiều lợi ích hơn nữa cho Việt Nam.
IMF: Đức sẽ vượt Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới trong năm nay
Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) vừa công bố Báo cáo Triển vọng kinh tế toàn cầu, trong đó dự báo Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) danh nghĩa của Đức năm 2023 sẽ vượt Nhật Bản, trở thành nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới.
Dây chuyền lắp ráp xe ô tô của Hãng Porsche ở Stuttgart, miền Nam Đức. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Theo ước tính của IMF, GDP danh nghĩa năm 2023 của Đức sẽ đạt 4.430 tỷ USD, của Nhật Bản chỉ là 4.230 tỷ USD, vì vậy quy mô nền kinh tế Đức sẽ chỉ xếp sau Mỹ và Trung Quốc. IMF cũng dự báo GDP bình quân của Đức là 52.824 USD, còn của Nhật Bản là 33.950 USD.
GDP danh nghĩa là tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ được tạo ra trong một quốc gia, tính theo giá hiện tại chưa kể lạm phát.
Một phần nguyên nhân của sự đổi ngôi này là đồng yen của Nhật Bản yếu đi, khiến GDP giảm khi quy đổi sang USD. Ngày 24/10, đồng nội tệ Nhật Bản đã lần thứ hai trong năm nay vượt ngưỡng 150 yen đổi được 1 USD. Năm ngoái, việc đồng yen chạm mốc này khiến giới chức Nhật Bản phải can thiệp vào thị trường tiền tệ.
Đồng yen yếu đi do chênh lệch lãi suất giữa nước này và phương Tây. Trong khi Mỹ và Liên minh châu Âu nâng lãi suất mạnh tay để đối phó lạm phát, Nhật Bản vẫn duy trì lãi suất âm. Điều này khiến nhà đầu tư bán đồng yen để chuyển sang các kênh khác cho lợi nhuận cao hơn.
Dù trải qua thời kỳ tăng trưởng chậm kéo dài, Nhật Bản vẫn giữ được vị trí nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới trong hơn một thập kỷ qua. Trong các năm tới, thứ hạng của Nhật Bản có thể còn tiếp tục giảm. IMF dự báo Nhật Bản trượt xuống vị trí thứ 5 trong giai đoạn 2026 - 2028. Khi đó, Ấn Độ có thể vượt lên để trở thành nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới.
WB điều chỉnh dự báo tăng trưởng của các nền kinh tế Ngày 4/10, Ngân hàng Thế giới (WB) công bố một báo cáo, trong đó tổ chức tài chính đa phương này đã nâng dự báo tăng trưởng kinh tế trong năm nay của khu vực Mỹ Latinh và Caribe lên 2%, tăng 0,6% so với ước tính đưa ra vào tháng 4/2023. Đường phố tại Sao Paulo, Brazil. Ảnh (tư liệu): THX/TTXVN Tuy...