Trắng tay sau giấc mơ tỷ phú tại “trái tim kinh tế” Vũng Áng
Khi Formosa đổ hàng tỷ USD vào Vũng Áng, biến mảnh đất này thành “trái tim kinh tế” của không chỉ tỉnh Hà Tĩnh, cũng là lúc doanh nghiệp và người dân ào ạt vay mượn, đổ tiền đầu tư với kỳ vọng sớm đổi đời, trở thành những tỷ phú ở mảnh đất Kỳ Anh. Nhưng hàng loạt các biến cố, những dự báo sai lệch, thậm chí bị thổi phồng, tư duy kinh tế “phong trào” đã dẫn đến một thảm trạng đầu tư, để rồi kẻ trắng tay, người nợ nần không lối thoát.
Đổ bể
Phải nhờ người quen giới thiệu chúng tôi mới gặp được anh L., một trong 4 cổ đông của Công ty cổ phần vận tải Vũng Áng đang bên bờ vực phá sản tại một quán cà phê nằm ở vùng ven thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh). Vừa nghe đặt vấn đề về xe vận tải, anh L. đang rít hơi thuốc, nói cắt ngang: “Ôi thôi, xin đừng hỏi tui về xe cộ nữa. Tui não ruột lắm rồi!”. Nói thế, nhưng như bao dồn nén cả năm nay mới có dịp dãi bày, người đàn ông gầy guộc, khuôn mặt không giấu được vẻ lo lắng, đã kể lại hành trình điêu đứng của anh và 4 cổ đông của công ty.
Anh L. rầu rĩ kể, thời điểm cuối năm 2014, công trường Formosa vẫn đang cao điểm xây dựng giai đoạn 1. Những đoàn xe cứ rầm rập nối đuôi nhau chở đá vào công trường, những thông tin về nguồn thu hàng trăm triệu, thậm chí hàng tỷ đồng dễ như lật bàn tay, đã khiến anh và 3 người bạn của mình đứng ngồi không yên. Sau vài chuyến khảo sát công trường xây dựng và các mỏ đá, anh L. và 3 người bạn quyết định thành lập Công ty cổ phần vận tải Vũng Áng một cách chóng vánh.
Anh L. (phải), một trong 4 cổ đông Công ty cổ phần vận tải Vũng Áng đang lao đao vì dàn xe vận tải phục vụ công trường xây dựng Formosa làm ăn thua lỗ nặng nề.
“Lúc đó qua khảo sát và thông tin mà chúng tôi thu thập được từ bạn bè, mỗi chiếc xe vận tải đá cho công trường Formosa trị có giá trên một tỷ rưỡi, sau khi trừ chi phí thu nhập mỗi tháng cũng đạt cả trăm triệu đồng, có nghĩa là chỉ sau hơn một năm là có thể thu hồi vốn. Tính toán lợi nhuận khủng như thế đã khiến chúng tôi như bị mê hoặc. Bao nhiêu tiền của tích cóp được, chúng tôi dồn sức, không đủ lại cầm cố nhà cửa vay mượn ngân hàng để góp vốn đầu tư. Mỗi cổ đông chúng tôi vay mượn đóng góp 2,5 tỷ đồng. Tôi được tín nhiệm giao làm giám đốc công ty” – anh L. kể.
Sau khi thành lập, Công ty cổ phần vận tải Vũng Áng lập tức đặt mua cùng lúc 11 chiếc xe Howo (Trung quốc) với giá quy tròn 1,8 tỷ đồng/chiếc. Cùng với các chi phí khác liên quan, tổng cộng công ty đã bỏ ra hơn 22 tỷ đồng, trong đó 50% là vốn vay ngân hàng.
Thời điểm này, do tình trạng xe vận tải trên thị trường khan hiếm, nên phải tới tận đầu năm 2015 công ty của anh L. mới được đối tác bàn giao lô hàng 11 chiếc xe nói trên. Ngoài 4 cổ đông, 11 chiếc xe phải nuôi hơn 20 con người, bao gồm lái xe, kế toán, tạp vụ. Tất cả đều rất háo hức cho thương vụ làm ăn này.
Tính từ thời điểm lập công ty đến nay là tròn 2 năm, nhưng anh L. cho biết, chỉ có 4 tháng đầu năm 2015 là hoạt động vận tải của công ty tương đối tạm được. 4 tháng ấy, sau khi trừ tất cả các chi phí, mỗi cổ đông chúng tôi được chia phần lợi nhuận hơn 200 triệu. Không được như tính toán ban đầu, nhưng như thế cũng tạm chấp nhận được”.
Một trong số 11 chiếc xe mà công ty của anh L. đầu tư phục vụ vận chuyển đá cho công trường Formosa.
Chuỗi ngày sau đó, tính thừ thời điểm vụ xô xát giữa hàng nghìn công nhân Trung Quốc và Việt Nam tại khu kinh tế Vũng Áng xảy ra vào giữa tháng 5/2015, là chuỗi ngày khó khăn của công ty vận tải Vũng Áng.
“Sau cuộc xô xát ấy, công trường Formosa hoạt động cầm chừng, chỉ còn tiếp nhận một lượng rất nhỏ đá, cát. Các nhà thầu chính, thầu phụ bắt đầu rút đi, các mỏ đá cũng bắt đầu ngưng hoạt động, nên không chỉ chúng tôi mà một lượng lớn các nhà xe vận tải cấp đất, cát đá cho Formosa không có đơn hàng để chạy. Các xe hoạt động chưa được bao lâu bắt đầu rơi vào cảnh nằm đắp chiếu”- anh L. nhớ lại.
Video đang HOT
11 chiếc xe, dự tính tổng doanh thu hàng tỷ đồng/tháng, vậy mà có tháng công ty chỉ có tổng thu 150 triệu đồng. Tiền thu không đủ chi phí trả lãi suất và các chi phí khác của công ty. Tiền công nhân, nhiều tháng 4 cổ đông phải vay lãi nóng để trả cho anh em. Sốt ruột lắm, nhưng cả 4 cổ đông chỉ còn biết động viên nhau, trông chờ công trường khởi sắc trở lại để ngắt cơn thua lỗ.
Nhưng càng chờ đợi, càng hi vọng, anh L. và các bạn cổ đông trong Công ty vận tải Vũng Áng càng lún sâu vào cảnh khó khăn, nợ nần chồng chất. Đội xe 11 chiếc, chiếc chạy, chiếc không, thậm chí lỗ cũng chạy để tránh xe bị hao mòn, nên chỉ sau hơn một năm, công ty rơi vào cảnh quá thê thảm.
Không có đơn hàng, công ty lần lượt cho lái xe, thậm chí cả kế toán nghỉ việc. Việc trả nợ ngân hàng cũng gặp quá nhiều khó khăn. Đến hạn thanh toán gốc, lãi, công ty không có tiền, công ty xin giãn nợ, ngân hàng không chịu, còn đòi phạt. “Đến nước tôi phải nói cùn, nếu không giải quyết thì chỉ có nước ngân hàng đến lấy sắt vụn bởi hoạt động của công ty quá khó khăn. Khi đó họ mới chịu tính toán gia hạn, giãn nợ cho chúng tôi” – anh L. kể tiếp nỗi bi đát của công ty.
Nhưng thời gian công ty sống “cầm hơi” như thế cũng không kéo dài được bao lâu, bởi áp lực trả nợ là quá lớn. Không còn cách nào khác từ tháng 8/2016, anh L. và 3 cổ đông của công ty đã đi đến quyết định mà ngày hùn vốn làm ăn họ chẳng thể ngờ tới, đó là bán xe để trả nợ. Nhưng bán được xe vào thời điểm này không hề dễ dàng gì, bởi người mua quá ít, trong khi giá xe lại rớt giá một cách thảm hại. Cũng bởi vậy mà suốt nhiều tháng công ty không tìm được mối để “tiễn” những chiếc xe ấy đi .
Phải tới trước Tết Nguyên đán vừa rồi, công ty mới bán được 6 chiếc cho một khách hàng đến từ huyện Diễn Châu, Nghệ An. Nhưng giá bán một chiếc xe rớt giá khó tưởng tượng, đến độ anh L. phải chua xót thốt lên: “Nói đến xe cộ, tui chừa đến già. Mỗi chiếc xe trị giá 1,8 tỷ đồng, chưa kể chi phí khác, xe còn nguyên đai, vậy mà giá mỗi chiếc chỉ còn 1 tỷ mấy chục triệu đồng. Tiền bán xe chỉ đủ công ty trả ngân hàng cho 6 chiếc ấy, 5 chiếc còn lại nếu bán được cũng chỉ may đủ trả vốn vay ngân hàng. Với thương vụ này chỉ sau chưa đầy hai năm, mỗi cổ đông chúng tôi đều mất trắng 2,5 tỷ đồng vốn đóng góp. Quá bi đát, nên mới rồi tui và anh M. đã chính thức rời bỏ công ty”.
Bán tống tài sản để cắt lỗ
Ngoài thất bại thảm hại tại Công ty vận tải Vũng Áng, như lời anh L. hiện anh cũng đang găp khó trước một thương vụ khác liên quan đến máy móc làm ăn tại công trường Formosa. Đầu năm 2015, anh còn mượn tài sản của bố mẹ, cầm cố vay mượn ngân hàng hàng tỷ đồng mua 2 chiếc máy cẩu khủng trị giá mỗi chiếc 2,7 tỷ đồng. Cũng như mấy chiếc xe tại công ty, kể từ khi hoạt động xây dựng tại công trường Formosa cầm chừng, hợp đồng, công việc không có, hai chiếc máy cầu trên 5 tỷ này cũng đành phải chịu chung số phận. Tiền làm được cũng không thu được nợ, lãi suất lớn khiến nợ nần cứ tăng lên. Cứ lo nợ nần, thua lỗ mà tóc anh thêm bạc.
Mua với giá 2,7 tỷ đồng, nhưng do không có việc, lo ngại máy móc bị hỏng và áp lực nợ nần, buộc anh L. phải chấp nhận bán một trong hai chiếc máy cẩu này với giá 1,1 tỷ đồng.
Để trả bớt nợ ngân hàng, anh L. đã phải rao bán 2 chiếc máy cẩu khủng nói trên. Rao mãi, mới rồi anh L. mới bán được một chiếc, nhưng giá bán chỉ còn lại 1,1 tỷ đồng. “Lỗ nặng quá, nhưng không thể không bán nó đi. Để lại tiếp tục mất giá, có khi chỉ còn lại đống sắt vụn nữa thì còn thê thảm hơn”- anh L. nói.
Theo tìm hiểu của PV Dân trí, tại khu kinh tế Vũng Áng hiện có quá nhiều chủ xe như anh L., như công ty cổ phần vận tải Vũng Áng rơi vào cảnh điêu đứng sau khi ồ ạt đầu tư vào xe vận tải. Trên thực tế, như phản ánh của một cán bộ thuộc phòng CSGT công an Hà Tĩnh làm nhiệm vụ tại địa bàn khu kinh tế này, do quá khó khăn nên đã có những cuộc tháo chạy xe vận tải của các chủ doanh nghiệp để gỡ gạc phần nào về vốn đầu tư.
“Vào cao điểm Vũng Áng có khoảng 3.000 xe vận tải chở vật liệu xây dựng phục vụ công trường Formosa. Nhưng nay cả khu kinh tế chỉ còn rất ít, chỉ độ 30-40 chiếc. Doanh nghiệp đưa xe đến làm ăn người ta rút đi, còn những người trên địa bàn bỏ tiền đầu tư như tôi biết, hầu hết đã bán vì thua lỗ nặng nề. Họ bán tống bán tháo, chấp nhận lỗ nặng để gỡ gạc phần nào”- vị cán bộ giao thông này phản ánh.
(Còn nữa)
Văn Dũng – Tiến Hiệp
Theo Dantri
Ủy ban Kiểm tra T.Ư xử lý quyết liệt vụ Formosa: Bước đi cần thiết
"Trong vụ việc này có nhiều đối tượng thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý, ví dụ như nguyên Bộ trưởng Bộ TNMT, các vị nguyên là thứ trưởng Bộ TNMT, nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy. Sau này hình thức kỷ luật về mặt Đảng thế nào, Ủy ban Kiểm tra TƯ sẽ kiến nghị với Ban Bí thư và Ban Bí thư sẽ quyết định", PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc phân tích.
Hình thức kỷ luật sẽ do Ban Bí thư quyết định
Theo PGS -TS Nguyễn Trọng Phúc - nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng, sự cố môi trường do Formosa xảy ra từ tháng 4.2016, gây bức xúc cho dư luận xã hội. Nói về mặt thời gian đến nay Ủy ban Kiểm tra TƯ Đảng đưa ra kết luận xung quanh trách nhiệm của Ban cán sự đảng của hai cơ quan là Bộ TNMT và UBND tỉnh Hà Tĩnh ở giai đoạn trước đây cùng các cá nhân liên quan là phù hợp.
Sự cố Formosa Hà Tĩnh xả thải khiến bờ biển 4 tỉnh miền Trung ô nhiễm nặng nề.
Bởi việc này phải xem xét cẩn thận chứ không phải kết luận một cách vội vàng được. Tất cả những sai phạm về mặt quản lý nhà nước của Bộ TNMT và UBND tỉnh Hà Tĩnh ở giai đoạn trước liên quan đến sự cố môi trường do Formosa gây ra cần được xem xét từng bước.
Sai phạm đó cần hình thức kỷ luật thế nào trước hết phải từ hình thức kỷ luật đảng. Tiếp sau đó mới xem xét hình thức kỷ luật từ phía nhà nước (xử lý hành chính), nếu sai phạm có dấu hiệu hình sự thì phải xử lý theo pháp luật.
Tuy nhiên cần phải thấy, kết luận mà Ủy ban Kiểm tra TƯ vừa thông báo là bước đi đầu để tiến tới bước tiếp theo là có những hình thức kỷ luật dành cho Ban cán sự đảng Bộ TNMT và Ban cán sự đảng UBND tỉnh Hà Tĩnh ở giai đoạn trước và các cá nhân được nêu tên trong kết luận.
Trong vụ việc này có nhiều đối tượng thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý, ví dụ như nguyên Bộ trưởng Bộ TNMT, các vị nguyên là thứ trưởng Bộ TNMT, nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy. Sau này hình thức kỷ luật về mặt Đảng thế nào, Ủy ban Kiểm tra TƯ sẽ kiến nghị với Ban Bí thư và Ban Bí thư sẽ quyết định.
Đáp ứng mong đợi của nhân dân
Theo ĐBQH Trần Thị Quốc Khánh - Ủy viên Thường trực Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường Quốc hội, Ủy ban Kiểm tra TƯ đã nghiên cứu thận trọng trong một thời gian và ra kết luận khẳng định những vi phạm, khuyết điểm của Ban cán sự đảng Bộ TNMT, Ban cán sự đảng UBND tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn trước và các đồng chí nêu trên là nghiêm trọng, đến mức phải xem xét, thi hành kỷ luật.
Kết luận đó thể hiện sự quyết liệt, nghiêm minh trong kỷ luật của Đảng, thể hiện tinh thần nói đi đôi với làm, thể hiện sự quán triệt các Nghị quyết của Đảng đã ban hành, đặc biệt là Nghị quyết TƯ 4 khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng.
Kết luận của Ủy ban Kiểm tra TƯ đã đáp ứng được sự mong chờ, đòi hỏi của nhân dân. Công tác cán bộ là trách nhiệm của Đảng, đối với những cán bộ có vi phạm như Kết luận của Ủy ban Kiểm tra TƯ đã nêu tên thì Đảng phải thể hiện chính kiến đề ra hình thức xử lý kỷ luật trước, sau đó mới xem xét xử lý về mặt chính quyền.
Đã có kinh nghiệm từ việc kỷ luật ông Vũ Huy Hoàng
Ông Lê Việt Trường - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh của Quốc hội cho rằng: Kết luận của Ủy ban Kiểm tra TƯ là thỏa đáng. Từ sự cố của Formosa, Ủy ban Kiểm tra TƯ đã xem xét, kỹ lưỡng từ công tác thẩm định, phê duyệt, chấp thuận thay đổi đánh giá tác động môi trường, điều chỉnh địa điểm xả thải và quản lý nhà nước đối với dự án Formosa Hà Tĩnh của Bộ TNMT, đến công tác kiểm tra, giám sát trong quá trình thực hiện dự án, cấp phép và quản lý nhà nước của UBND tỉnh Hà Tĩnh, từ đó quy trách nhiệm cho tổ chức và cá nhân có liên quan.
Với những vi phạm, khuyết điểm của tổ chức và các cá nhân liên quan đã được Ủy ban Kiểm tra TƯ phân loại, còn thi hành kỷ bằng hình thức thế nào phải chờ bước tiếp theo. Chúng ta đã có kinh nghiệm từ vụ việc xử lý kỷ luật ông Vũ Huy Hoàng và Ban cán sự Đảng Bộ Công Thương giai đoạn 2011 -2016, đối với trường hợp này có lẽ các cá nhân vi phạm bị xử lý bên Đảng thế nào thì mức xử lý bên chính quyền cũng tương đương.
Có thể thấy sự cố từ Formosa Hà Tĩnh là việc đã rồi. Cơ quan chức năng đã cấp phép để nước ngoài họ đầu tư một dự án lớn ở vị trí giáp biển như dự án Formosa Hà Tĩnh, chính vì thế thời gian tới đòi hỏi cơ quan quản lý nhà nước phải kiểm tra, giám sát, yêu cầu nhà đầu tư phải thực hiện hết sức nghiêm túc những quy định của pháp luật Việt Nam. Tôi rất tâm đắc với câu mà Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc từng nói, sẽ đóng cửa Formosa nếu như tái diễn sự cố môi trường.
Ý kiến bạn đọc "Việc Uỷ ban Kiểm tra Trung ương ra thông báo xem xét kỷ luật nhiều cá nhân sai phạm liên quan đến vụ Formosa Hà Tĩnh được dư luận trong và ngoài nước đặc biệt quan tâm và ủng hộ. Đặc biệt đối với các cá nhân có liên quan. Quyết định này thể hiện sự quyết liệt, tính nghiêm minh trong kỷ luật của Đảng, đối với bất cứ tập thể, cá nhân cán bộ dù giữ chức vụ lãnh đạo ở cương vị nào nếu sai phạm đều bị xử lý nghiêm khắc. Thông báo nang đến niềm tin cho nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng".
(Bạn đọc Lê Thị Khánh Hòa, Hai Bà Trưng, Hà Nội)
"Hơn một năm vừa qua sự kiện Formosa đã gây xôn xao dư luận. Người dân vô cùng bức xúc và mong sẽ đến một ngày những người có trách nhiệm được đưa ra ánh sáng. Cho nên có thể nói quyết định kỷ luật các cán bộ liên quan, liên đới là rất hợp lòng dân. Điều đó chứng tỏ xã hội ta là một xã hội công bằng, có công thì thưởng có tội phải chịu trách nhiệm. Đó chính là cái đích mà xã hội chúng ta đã và đang đấu tranh để vươn tới. Rất hoan nghênh quyết định kịp thời của Trung ương Đảng đối với các cán bộ trong vụ Formosa".
(Thạc sĩ. Vũ Minh Đức (Viện Văn hóa)
"Ngay từ khi ra đời nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã yêu cầu phải xử lý thật nghiêm minh các hiện tượng tham nhũng hoặc lơ là trách nhiệm. Bởi vì luật có nghiêm thì chính quyền mới có thể vững mạnh và nhân dân mới có niềm tin về cách mạng. Còn nhớ trong kháng chiến chống Pháp, có trường hợp tham nhũng lớn là Trần Dụ Châu (trong quân đội), đích thân Bác đã ký vào bản án để làm gương. Vụ việc Formosa xảy ra đã gần một năm, nhân dân rất bức xúc về việc những ai phải chịu trách nhiệm cho sự cố ô nhiễm biển. Việc xử lý kiên quyết các cán bộ cao cấp liên đới đến Formosa cho thấy Đảng ta rất kiên quyết và không khoan nhượng trong các cuộc đấu tranh chống tham nhũng, các nhóm lợi ích hòng lợi dụng công quyền để làm suy yếu niềm tin của nhân dân đối với Đảng. Có xử lý kịp thời công khai như vậy thì mới ngăn chặn được những tệ nạn tham nhũng, những nhóm lợi ích đang ngày càng phát triển trong xã hội ta".
Luật sư Phan Thị Hồng (Hà Nội) "Gia đình tôi có cửa hàng ăn ở Cửa Lò (Nghệ An). Để có cơ ngơi như vậy tôi phải lao động cật lực, tích lũy hàng chục năm mới có được. Những loại cửa hàng này một năm chỉ thu lời có 3-4 tháng vào vụ hè. Nhưng mùa hè năm vừa rồi hầu như thua lỗ. Chưa năm nào mà hàng hóa bị ế như vậy. Không chỉ một cửa hàng của tôi mà hầu như các tiểu thương đều thất thu. Tổng sổ tiền thua lỗ các tiểu thương ở đây phải lên đến hàng chục tỉ đồng. Không ai chịu trách nhiệm. Chúng tôi không nhận được tiền bồi thường nào hết. Tôi mong là phải phạt thật nặng đối với những người chịu trách nhiệm gây ra ô nhiễm biển Miền Trung".
(Bạn đọc Nguyễn Đức Long (Vinh _ Nghệ An)
Minh Quang - Thiên Việt (ghi)
Theo Danviet
Vụ Formosa: Vi phạm của ông Võ Kim Cự, Nguyễn Minh Quang là nghiêm trọng Liên quan đến việc xử lý trách nhiệm trong vụ Formosa, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương kết luận, những vi phạm, khuyết điểm của ông Võ Kim Cự - nguyên Chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh, ông Nguyễn Minh Quang - nguyên Bộ trưởng TN - MT... là nghiêm trọng, đến mức phải xem xét, thi hành kỷ luật. Ông Võ Kim Cự...