Trang phục vải lá dứa, vải gai của Việt Nam ghi dấu sàn diễn quốc tế
Philippines là nước đi đầu trong việc xuất khẩu vải sợi và giả da từ sợi lá dứa đi khắp thế giới.
Người dân của họ mặc loại vải này rất phổ biến trong nước họ. Thế nhưng người mang những trang phục lá dứa đến các tuần lễ thời trang thế giới lớn nhất lại là các nhà thiết kế Việt Nam.
Bộ sưu tập (BST) của NTK Việt Nam Phạm Ngọc Anh trình diễn tại tuần lễ thời trang 2024 ở London và Paris vừa qua được làm từ vải sợi lá dứa, gai xanh, gai dầu… Các công đoạn tạo thành trang phục của BST như se sợi, dệt vải, nhuộm màu cũng được NTK dùng và xử lý hoàn toàn theo hướng bền vững.
Sản phẩm thời trang xanh của NTK Ngọc Anh nhận được nhiều đánh giá cao tại tuần lễ thời trang London và Paris LA PHẠM
LA PHẠM
Chia sẻ với phóng viên, NTK Ngọc Anh cho biết: “Những cây gai xanh được trồng ở Điện Biên khi dệt thành vải có bề mặt xốp cao, nhẹ nên có khả năng hút ẩm, tia UV và các chất thải trong môi trường khí rất tốt. Vải gai được ví như loại lụa cao cấp dòng vegan. Vải gai dầu được lấy từ bà con dân tộc vùng núi phía Bắc như Hà Giang, Lào Cai, Hoà Bình… – nơi những người thợ để làm ra được tấm vải mềm, nhẹ hơn đã phải lăn đá hàng giờ liền. Trong khi đó vải lá dứa lại được làm từ những quả dứa trồng ở Nghệ An. Sau khi được thu hoạch quả, phần lá được lấy làm sợi. Kết hợp với thổ cẩm, các loại vải này dựng thành từng trang phục trong BST làm nên vẻ đẹp mộc mạc, độc đáo, được nhiều khách hàng thời trang của tuần lễ chú ý”.
LA PHẠM
Ngành công nghiệp thời trang đã bị chỉ trích vì điều kiện làm việc tồi tệ cũng như tác động tiêu cực đến việc sản xuất, sử dụng và thải bỏ nguyên liệu thô, thành phẩm đối với môi trường. Liên Hợp Quốc đã thành lập Liên minh thời trang bền vững của Liên Hợp Quốc vào năm 2019 để nâng tầm các thương hiệu thời trang lên tiêu chuẩn cao hơn. Chính vì thế mà trong các tuần lễ lớn nhất của thế giới như Paris, London đều khuyến khích việc các NTK mang đến những BST hoặc những ý tưởng về thời trang xanh – như một cách làm giảm sự khác biệt trong các quan niệm về thời trang cũng như làm dịu đi cái nhìn về một nền thời trang gây tiêu cực cho trái đất.
Video đang HOT
LA PHẠM
LA PHẠM
Là một trong số rất ít NTK thực hiện BST theo hướng bền vững tại tuần lễ thời trang London và Paris 2024, NTK Ngọc Anh gây ấn tượng ngay từ khi giới thiệu các mẫu trang phục của mình. Chị nói: “Người dân tộc ước lượng số lượng chất nhuộm nên kết quả màu sắc trên mỗi mảnh vải trong BST là khác biệt và độc bản. Những chất nhuộm có nguồn gốc thiên nhiên được tìm thấy trong rừng hoặc trong vườn như củ nâu (màu nâu đỏ), củ nghệ (màu vàng), lá chàm (màu indigo). Người Mông có kỹ thuật vẽ sáp ong rất đẹp. Họ truyền nghề từ đời này sang đời khác. Mỗi miếng vải trong được vẽ một cách ngẫu hứng và theo cảm xúc. Không có miếng vải giống nhau. Tính độc bản – yếu tố được đánh giá cao nhất trong thời trang nghệ thuật và cũng là điểm nổi bật vốn chỉ có ở sản xuất thủ công, trong BST này là rất mạnh mẽ”.
Các công đoạn làm nên BST trình diễn tại London, Paris của NTK Phạm Ngọc Anh PHẠM NGỌC ANH
Khi trái đất ngày càng bị tác động xấu bởi môi trường thì người tiêu dùng ngày càng có nhận thức sâu sắc hơn về sự bền vững trong xu hướng tiêu dùng thời trang. Bởi vậy, thời trang xanh đang trở thành chủ đề được quan tâm bậc nhất. Người tiêu dùng dần ưa chuộng các loại vải có nguồn gốc thiên nhiên và họ rất quan tâm đến cách sản xuất ra chúng. Họ luôn đặt câu hỏi sản phẩm thời trang nào tốt cho da ( sức khỏe), có mang nhiều tác hại đến cho môi trường không… Họ tôn vinh những sản phẩm có dấu ấn nghệ thuật, văn hóa truyền thống – như một cách để làm cho tính hợp thời bền vững hơn (vẻ đẹp vượt thời gian), tuổi đời sản phẩm dài hơn tránh vòng quay ngắn ngủi của mốt, giảm lãng phí.
Thiết kế của Phan Đăng Hoàng tại tuần lễ thời trang diễn ra tại Ý PHAN ĐĂNG HOÀNG
NTK Phan Đăng Hoàng thực hiện nhuộm, dệt thủ công các công đoạn làm nên BST mang đến Tuần lễ thời trang Milan PHAN ĐĂNG HOÀNG
NTK Ngọc Anh nói: “Vải được vẽ, được nhuộm bằng các chất tự nhiên, sau đó được đem phơi khô để ăn màu rồi được nấu trong nước để sáp ong tan chảy, để lại hình trang trí thủ công đỉnh cao. Để làm cho miếng vải đặc biệt hơn, người thợ thêu hoặc may điểm xuyết bằng màu đối lên đó. Để có được mảnh vải (10m x 30cm), người thợ phải vẽ rất tỉ mỉ trong hàng tuần trời. Những loại thổ cẩm vẽ sáp ong với họa tiết khác nhau và được nhuộm bởi những màu khác nhau tạo nên sự phong phú. Các loại vải, thổ cẩm nhuộm từ cây, lá, củ trong BST đều được dệt, nhuộm thủ công, thân thiện với môi trường, có tính bảo tồn văn hóa truyền thống… chính là yếu tố khiến các sản phẩm Việt nổi bật, ghi dấu ở sàn diễn thế giới”.
NTK Phan Đăng Hoàng tôn vinh họa sĩ Lê Thị Lựu tại Tuần lễ thời trang Milan
Thông qua các thiết kế của mình, Phan Đăng Hoàng muốn gửi gắm tinh thần về nữ quyền, sự kiêu hãnh và lãng mạn của phụ nữ tại Tuần lễ thời trang Milan.
Ngày 26/2, nhà thiết kế (NTK) Phan Đăng Hoàng ra mắt bộ sưu tập (BST) "Sonder" tại Tuần lễ thời trang Milano Fashion Week. Anh cũng là nhà thiết kế Việt duy nhất xuất hiện tại sự kiện thời trang mang tính quốc tế này.
BST "Sonder" lấy cảm hứng từ thời trang Á Đông nhưng vẫn mang hơi thở phương Tây, nhằm tôn vinh sự ấm áp, giàu tính nhân văn và tinh thần kiên định gắn bó với nghệ thuật của họa sĩ Lê Thị Lựu - người phụ nữ duy nhất trong bộ tứ họa sĩ Việt thành danh tại Pháp gồm: Phổ - Thứ - Lựu - Đàm (Lê Phổ, Mai Thứ, Lê Thị Lựu và Vũ Cao Đàm).
"Sonder" xuất phát từ tình yêu của nhà thiết kế dành cho vẻ đẹp của người phụ nữ. Tên của bộ sưu tập diễn tả tâm tư của nhà thiết kế trẻ dành cho dòng tranh lụa của Lê Thị Lựu nói riêng và những giá trị nghệ thuật thuần Việt nói chung. Qua đó, anh muốn lưu dấu những giá trị vững bền và gửi gắm thông điệp về nữ quyền.
"Hội họa đã luôn gắn bó và trở thành nguồn cảm hứng xuyên suốt hành trình nghệ thuật của tôi. Chúng tôi đã khắc họa tỉ mỉ để đưa những bức tranh mang "Ánh sáng Pháp, Hồn dạ Việt" vào từng bộ trang phục", NT Phan Đăng Hoàng chia sẻ.
Bộ sưu tập khắc họa hình tượng người phụ nữ vừa kiêu hãnh vừa lãng mạn thông qua kỹ thuật giải cấu trúc, rã phom, thêu đính, ứng dụng in hình 3D trên nền những chất liệu đương đại như lụa, cotton...
Lần này, Phan Đăng Hoàng sử dụng tông màu tươi sáng như trắng, hồng phấn, cam ấm, xanh lam kết hợp với các gam màu trầm như đen, nâu trên nền chất liệu vải tự nhiên của Việt Nam.
20 trang phục trong bộ sưu tập đã tạo nên một bức tranh hài hòa, đa chiều về màu sắc và chất liệu. Sự tỉ mỉ qua từng đường may, cách chắt lọc trong chất liệu đã giúp các thiết kế mang vẻ đẹp sang trọng, cao cấp và trường tồn với thời gian.
Phan Đăng Hoàng nói, anh mong muốn tạo nên sự liên kết, gắn bó giữa những người phụ nữ đa tài, tự do và lãng mạn thông qua thời trang. Đó cũng là dấu ấn rất riêng trong mỗi thiết kế mà anh muốn gửi gắm đến người mặc (Ảnh: Nhân vật cung cấp).
NTK Phan Đăng Hoàng: "Tôi không sinh ra trong gia đình trâm anh thế phiệt" Phan Đăng Hoàng từng học thời trang tại Ý và trở về Việt Nam xây dựng thương hiệu riêng. Nhiều người cho rằng nhà thiết kế trẻ sinh ra trong giàu sang nhưng anh tiết lộ, gia đình mình rất bình thường. Sau khi ăn sáng với bạn, Phan Đăng Hoàng vội đến xưởng. Thông thường, anh nghỉ cuối tuần, nhưng đó là...