Trang phục dân tộc Việt ở cuộc thi Quốc tế có ‘công thức chung’ nhưng đều hoàn thành tốt sứ mệnh cao cả
Hầu hết các mẫu trang phục dân tộc hiện nay nếu không phải là áo dài thì đều có một công thức chung khi thành phẩm. Song không hề một màu, lối mòn, quy củ, trái lại đều mang một dấu ấn riêng biệt cùng với đó là một sứ mệnh cao cả.
Hiện nay Áo dài đã thực sự mất đi vị thế vốn có của mình ở đấu trường nhan sắc Quốc tế. Nếu như trước kia áo dài là lựa chọn hoàn hảo để quảng bá hình ảnh văn hóa quốc gia thì hiện nay đã được thay thế bởi nhiều loại trang phục dân tộc độc đáo, mang tính sáng tạo cao. Đây là bước đi phù hợp với xu thế của thế giới và dần đạt được những dấu ấn nhất định.
Kể từ khi trang phục dân tộc hiện đại lên thay thế áo dài, có thể thấy công thức chung để hình thành nên các tác phẩm này gồm: Mấn – áo body suit – boots cao. Cùng với đó là mức độ gợi cảm cũng được đẩy lên nhờ khai thác triệt để yếu tố hình thể. Tuy có cùng công thức nhưng màu sắc mỗi trang phục mang lại đều riêng biệt và đặc biệt là có một sứ mệnh cao cả riêng.
Bộ trang phục “Nàng Mây” của Lệ Hằng được nhận định là “phát súng’ đầu tiên cho hàng loạt những thiết kế trang phục dân tộc cách tân sau này đổ bộ sân khấu nhan sắc quốc tế. Lần đầu tiên có một trang phục dân tộc thuần Việt mà không phải là áo dài. Sự thành công của “Nàng Mây” đã tạo động lực, nguồn cảm hứng cho nhiều kiểu trang phục sau này ra đời.
Sứ mệnh của “Nàng Mây” đó chính là quảng bá nghề đan mây tre truyền thống của người Việt.
Kế thừa và phát huy Nàng Mây, 2 năm sau Bánh Mỳ với kết cấu tương tự Nón lá – áo body suit – boots cao một lần nữa xuất hiện trên sân khấu Miss Universe. Hầu hết các mẫu trang phục dân tộc hiện đại đều thay chiếc mấn truyền thống bằng một chiếc mấn cách tân hay đơn giản mộc mạc hơn là hình ảnh chiếc nón lá.
Công thứ “Bánh Mỳ” với “Nàng Mây” khá giống nhau, tuy nhiên sứ mệnh của Bánh mỳ là quảng bá ẩm thực Việt.
Trong top 3 trang phục dân tộc của Hoàng Thùy năm nay, hình ảnh đôi boots cao, áo body suit, mấn đội đầu vẫn tiếp tục được khai thác song không tạo sự trùng lặp hay bất kỳ một phiên bản song sinh nào.
Màu sắc, kiểu dáng của “Cà phê phin sữa đá” khá lạ mắt nhưng sứ mệnh lại không hề trùng lặp.
Tuy cùng công thức nhưng hoàn toàn không bị mù màu, lối mòn, quy củ.
Video đang HOT
Vùng đất chín rồng sử dụng jumpsuit và một chiếc mấn cách tân độc đáo.
Phương Khánh cũng từng sử dụng bộ trang phục dân tộc kiểu jumpsuit ôm cơ thể.
Kiều Loan ở Miss Grand International 2019 cũng mang trang phục dân tộc cách tân gồm mấn – body suit – boots cao.
Trang phục dân tộc của Á hậu Hà Thu – Miss Earth 2017.
Lê Âu Ngân Anh – Miss Intercontinental 2018.
Huỳnh Vy – Miss Tourism Queen Worldwide 2018.
Bộ đồ “Sơn nữ H’Mông” tại Nữ hoàng Du lịch Quốc tế của Diệu Linh.
Á hậu Hoàng Hạnh – Miss Earth 2019.
Hương Giang – Hoa hậu chuyển giới Quốc tế 2018.
Đỗ Nhật Hà – Hoa hậu chuyển giới Quốc tế 2019.
Hoài Thanh
Theo saostar.vn
Soi điểm tương đồng thú vị trên trang phục dân tộc của Kiều Loan với H'Hen Niê: Sự lựa chọn 2 trong 1 quá thông minh!
"Huyền đăng hội" của Á hậu Kiều Loan ở Miss Grand international 2019 được fan nhận xét là bộ trang phục 2 trong 1 của H'Hen Niê.
Sau bao ngày trông ngóng, chờ đợi, mới đây fan đã được tận mắt chiêm ngưỡng trang phục dân tộc của Á hậu Kiều Loan ở Hoa hậu Hòa bình Quốc tế - Miss Grand International 2019. Thiết kế trang phục dân tộc mang tên "Huyền đăng hội" đã nhận được sự ủng hộ và lời khen ngợi của đông đảo người hâm mộ.
Thiết kế lấy cảm hứng từ Chùa Cầu và đêm Hội An lung linh. Hội An (Quảng Nam) là quê hương á hậu và cũng là một trong những danh thắng giàu giá trị văn hóa, lịch sử của Việt Nam.
Bộ trang phục do nhà thiết kế Tín Thái thực hiện được đính kết bằng pha lê tạo hiệu ứng bắt sáng. Mấn đội đầu và cầu vai được xi mạ ánh vàng. Điều đặc biệt là hơn 2.000 bóng đèn led được đính vào thân áo, nhằm thể hiện hình ảnh Hội An về đêm lung linh, huyền ảo.
Bộ trang phục nhận cơn mưa lời khen, và không làm phí công chờ đợi của người hâm mộ.
Trước đó nhiều nghi vấn cho rằng Kiều loan sẽ tiếp tục mang áo dài như đàn chị Phương Nga - Huyền My.
Ngay sau khi lộ diện, "Huyền đăng hội" được khán giả mang ra so sánh đối chiếu với hai mẫu trang phục dân tộc của H'Hen Niê. Cụ thể đó là hai mẫu "Ngũ hổ" và "Phố cổ".
"Ngũ hổ" lấy ý tưởng từ tranh thờ Ngũ hổ của dòng tranh Hàng Trống (Hà Nội). Phần tà phía sau khá giống với "Huyền đăng hội".
Cũng lấy ý tưởng từ công trình nổi tiếng của thành phố Hội An, "Phố cổ" của H'Hen Niê và Huyền đăng hội có điểm tương đồng thú vị. Điểm nhấn đặc biệt của hai mẫu thiết kế này đều là chiếc Mấn lấy cảm hứng từ Chùa Cầu.
Khi đặt cạnh nhau 3 mẫu trang phuc dân tộc mới thấy rõ được điểm tương đồng thú vị. Nhiều khán giả đánh giá Huyền đăng hội là sàn phẩm kết hợp 2 trong 1 từ "Ngũ hổ' và "Phố cổ".
Được biết "cha đẻ" của "Huyền đăng hội" cũng chính là người đã tạo nên siêu phẩm "Nàng Mây" cho Lệ Hằng ở Miss Universe 2016.
Khi Kiều Loan chia sẻ về trang phục dân tộc trên trang cá nhân, khán giả dành nhiều lời khen cho ý tưởng lạ cũng như màu sắc, kiểu dáng bắt mắt của bộ cánh. "Lộng lẫy quá", "Vừa hiện đại, vừa truyền thống", "Hy vọng Loan sẽ đạt điểm cao ở phần thi này", "Trang phục ấn tượng thật"... là những nhận xét từ cộng đồng mạng.
Hoài Thanh
Theo saostar.vn
5 'siêu phẩm' từng chiến thắng trang phục dân tộc đẹp nhất, Bàn Thờ - Sơn Tinh-Thuỷ Tinh...đổi mới nhưng cần kế thừa Sẽ thật là thiếu sót, nếu như Bàn Thờ - Sơn Tinh-Thủy Tinh... dành cho Hoàng Thùy năm nay không tham khảo những ưu điểm của 5 bộ trang phục dân tộc từng giành giải Best National Costume trên thế giới. Trong lịch sử tham gia đấu trường nhan sắc thuộc 6 cuộc thi lớn nhất hành tinh, đại diện Việt đã từng...