‘Trang điểm’ Kia Morning ở Sài Gòn
Rũ bỏ diện mạo cũ kỹ, cô nàng “buổi sáng” trở nên dữ dằn hơn với mặt nạ lục giác to, hốc gió dưới đèn pha phá cách.
Theo anh Lê Minh, nhân viên công ty cổ phần An Lạc, cơ sở trực tiếp độ xe tại Sài Gòn, quá trình độ được thực hiện trong 3 tuần, bắt đầu bằng việc thiết kế trên photoshop. Sau khi thống nhất ý tưởng với khách hàng, nhóm thực hiện đưa ra các bước thực hiện cụ thể, từ thiết kế, định hình chi tiết, trét ma-tít, đến sơn. Chủ nhân là thành viên có nickname Chuchimnho của một diễn đàn ôtô.
Lưới tản nhiệt sử dụng tôn dày 2 mm, thiết kế bằng chương trình CAD và định hình bằng máy đột tự động.
Sự phối hợp của 3 hốc gió cùng mặt lạ lục giác lớn tạo vóc dáng to, có phần hầm hố hơn so với kích thước nhỏ bé của Morning.
Việc bổ sung gân chữ “V” như kéo dài chiếc Hatchback.
Video đang HOT
Tổng chi phí của gói độ khoảng 27 triệu đồng.
Thế Hoàng
Ảnh: An Lạc
Theo VNE
Công nghiệp ô tô Việt Nam: Đi về nơi đâu?
Trong bối cảnh lãi suất cao, thuế và phí liên tục tăng, sắp tới sẽ là phí lưu hành đường bộ, công nghiệp ô tô Việt Nam sẽ sống thế nào?
Theo thống kê của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), hai tháng đầu năm 2012 là hai tháng làm ăn cực kì "bết bát". Cụ thể, trong tháng 1, cả VAMA chỉ bán được vỏn vẹn 4.271 chiếc xe đủ loại, giảm trong tất cả các phân loại xe từ xe du lịch cho tới xe tải.
Tháng 2 cũng không khá hơn là bao, với tổng cộng 6.116 chiếc xe được bán ra trên cả nước. Những con số bán xe của tháng 1 và tháng 2 chỉ bằng phân nửa so với những tháng của năm ngoái, dù cho những năm vừa qua khủng hoảng kinh tế đã ảnh hưởng không nhỏ đến ngành công nghiệp ô tô Việt Nam.
Dù cho tình hình bán hàng của tháng 2 có nhích hơn so với tháng 1, nhưng với thông tin từ Bộ GTVT là phí bảo trì đường bộ sẽ được tiến hành bắt đầu từ 1/6, chẳng có niềm tin nào về sự nhích lên của doanh số bán hàng của VAMA trong những tháng tiếp theo của năm 2012.
Có quá nhiều nguyên nhân dẫn tới việc ngành công nghiệp ô tô ở Việt Nam chưa bao giờ khó sống đến như vậy.
Sức ép từ nền kinh tế
Khủng hoảng kinh tế vẫn ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế Việt Nam, dẫn tới việc lãi suất ở mức cao, người mua xe rất khó khăn trong việc vay tiền sắm xe hơi, người bán xe cũng phải khóc ròng vì tình trạng tốn kho mà không bán được. Công việc làm ăn của tất cả các doanh nghiệp đều gặp khó, nên chẳng ai nghĩ đến việc mua sắm xe mới.
Mới đây, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa công bố giảm lãi suất huy động từ 14%/năm xuống còn 13%/năm. Đây là một điều chỉnh hợp lý vào thời điểm này, nhưng thực tế chưa có tác động nhiều tới lãi suất cho vay. Phải cần một thời gian nữa và những điều chỉnh lớn hơn từ nền kinh tế thì thị trường ô tô Việt Nam mới có những ảnh hưởng tích cực đáng kể.
Sưu cao thuế nặng
Phí và thuế hiện tại đánh vào thị trường ô tô Việt Nam, bên quản lý thì nói rằng đó là cách để giảm lưu lượng xe và qua đó giảm ùn tắc, nhưng thực tế không chứng minh như vậy.
Thuế cao vẫn cao, phí nhiều vẫn nhiều, còn đường tắc thì vẫn tắc! Bởi người dân ai cũng phải đi học, đi làm, phải ra đường, và cần có phương tiện giao thông cá nhân, trong bối cảnh các phương tiện giao thông công cộng như xe bus không thể đáp ứng nhu cầu. Việc đánh phí và thu thuế hiện nay, chủ yếu mang ý nghĩa tận thu hơn là giảm ùn tắc.
Không những thế, phí và thuế cao còn ảnh hưởng lớn tới khả năng cũng như nhu cầu mua xe của người dân, qua đó giáng một đòn nặng nề vào thị trường ô tô Việt Nam.
Phí trước bạ tăng từ 12% lên 20%. Nếu mua một chiếc xe trị giá 500 triệu đồng, khách hàng sẽ phải trả 100 triệu đồng tiền phí trước bạ. Phí cấp biển tăng từ 2 triệu lên 20 triệu, gấp 10 lần. Tới đây, từ ngày 1/6, phí bảo trì đường bộ sẽ tiếp tục đè nặng lên người mua xe, với mức thu dự kiến từ 180.000 đến 1,4 triệu đồng 1 tháng cho ôtô và 80.000 đến 150.000 đồng 1 năm cho xe máy.
Từng ấy phí và thuế là quá đủ để nhiều người dân nản lòng trong việc sở hữu xe hơi. Người dân giảm nhu cầu mua xe, liệu những nhà sản xuất ô tô Việt Nam sẽ bán xe cho ai?
Lối đi nào cho doanh nghiệp?
Không bán được xe, hàng tồn kho chất đống, doanh nghiệp chỉ còn duy nhất một cách: khuyến mại giảm giá. Nhiều chương trình giảm giá, tặng bảo hiểm hay tặng phụ kiện cho xe hơi được các hãng tung ra, từ Toyota, Ford, Kia... Chắc hẳn từ giờ đến cuối năm, các hãng xe hơi sẽ có một cuộc đua khuyến mại mạnh mẽ để cải thiện doanh số.
Những mẫu xe nhỏ gọn và có giá rẻ cũng được ưu tiên là sản phẩm mục tiêu của các hãng trong thời điểm hiện nay. Ford có Fiesta, Kia chú trọng Morning và GM tập trung vào bán Chevrolet Spark, hi vọng những chiếc xe nhỏ gọn với giá rẻ sẽ dễ bán hơn so với những chiếc sedan sang trọng.
Lộ trình giảm thuế nhập khẩu xe hơi lại tác động một hướng khác tới ngành công nghiệp sản xuất ô tô Việt Nam. Theo lộ trình giảm thuế đối với khu vực ASEAN, tới năm 2018, mức thuế nhập khẩu xe hơi trong khu vực gồm Brunei, Indonesia, Malaysia, Philipines, Singapore, Thái Lan, Lào, Myanmar và Campuchia sẽ chỉ còn 0%.
Còn đối với WTO, thuế suất nhập khẩu ô tô trên thế giới sẽ phải theo đúng cam kết, tức là khoảng 70% tới năm 2014 và 47% tới năm 2017. Đây là những thách thức cực lớn với các doanh nghiệp sản xuất ô tô trong nước. Cứ theo đà này, các doanh nghiệp sẽ dần rút các nhà máy sản xuất ra khỏi Việt Nam, và chuyển sang phân phối xe nhập khẩu. Đây có lẽ là điều khó tránh khỏi trong tương lai.
Theo Tiền Phong Online
Kia Morning 2012 - đầm và khỏe hơn Giữ nguyên động cơ 1.0 nhưng Morning mới có công suất cao hơn, giúp mẫu xe hạng nhỏ linh động hơn hẳn. Mức giá tham khảo vào khoảng 22.500 USD tại Việt Nam. Morning thế hệ thứ hai đang tạo nên cơn sốt trong giới nhập khẩu xe Hàn khi về đến đâu hết đến đấy, với cái giá không hề rẻ, trên...