Trắng đêm theo chân thợ săn cua đá trên đảo Cù Lao Chàm
Khi ánh hoàng hôn khuất xa về phía núi, những tay thợ săn trên đảo Cù Lao Chàm sẵn sàng tâm thế cho đêm trắng “truy lùng” loài cua đá với bao hiểm nguy chực chờ…
Cuộc đua tốc độ
Đêm dần buông. Cả xã đảo Tân Hiệp (Hòn Lao – hòn đảo duy nhất ở Cù Lao Chàm tập trung cư dân sinh sống), TP Hội An, Quảng Nam, sáng rực ánh đèn.
Bỏ lại sau lưng ồn ã nơi cảng biển, tôi theo 2 người đàn ông xứ đảo đi ngược về phía núi. Tối nay, tôi đi săn cua đá – loài động vật được cư dân bản địa coi là loài đệ nhất về giá trị ở vùng đất ba mặt giáp núi, một mặt vọng biển này.
Sau một hồi bàn bạc, anh Phạm Văn Hội (31 tuổi, ngụ thôn Bãi Ông) cùng anh Nguyễn Văn Đào (40 tuổi) chọn cánh rừng Bãi Nần (thôn Bãi Hương) cho cuộc săn bắt “mở hàng” trong ngày đầu cua đá được “mở cửa” khai thác trở lại của năm 2020.
Từ trung tâm xã, Hội đèo tôi bằng xe máy qua bao ngọn dốc cao, ngoằn ngoèo. Vượt gần 5 cây số, xe dừng bánh phía cuối con đường bê tông chạy dọc hết Bãi Hương – thôn nhỏ yên bình nằm trải dài theo triền sóng.
Anh Hội rọi đèn pin vào hang đá khi phát hiện chua cua.
19h, Bãi Nần chìm trong màn sương đặc quánh. Giữa không gian núi rừng hoang sơ, đan xen với tiếng kêu của chim chóc là tiếng sóng biển rì rào vỗ vào ghềnh đá.
1 cây gậy sắt, 1 chiếc đèn pin cùng 1 chiếc túi là tất cả dụng cụ mà những tay thợ săn như Hội, Đào trang bị cho chuyến đi.
“ Sẵn sàng“, giọng Hội hô rõ to như khẩu hiệu “lên dây cót” tinh thần cho cả nhóm. Chàng thợ săn có thâm niên hành nghề ngót chục năm này là người dẫn đường.
Vã mồ hôi hột vượt qua những tảng đá to tướng, gồ ghề, tôi dừng bước khi ở phía trước, Hội cũng đang khựng lại. Cậu ta đang dùng gậy sắt phá bỏ lớp cây dại đầy gai để mở lối đi.
“Rừng rậm rạp nên di chuyển tới đâu, mình phải tự vạch cây dại để tìm đường. Đầu mùa (tháng 3 đến tháng 5), cua đá thường cư trú trong các hang núi trên cao. Tầm độ tháng 6, tháng 7, cua mới xuống giàn, bò ra sát mép nước biển, đào hục cát để sinh sản”, Hội giải thích.
Hội tóm gọn chú cua đang bò trong hốc đá.
Khi cả hai thợ săn đang cần mẫn tháo dỡ “ chướng ngại vật”, bất thình lình, Nguyễn Văn Đào sải những bước chân thật dài. Lúc này, chiếc đèn pin mà Hội đang ngậm chĩa về hướng người bạn đồng hành di chuyển.
Đúng 4 bước chạy, chân anh Đào chạm một hang cua. Tiếc thay, pha bứt tốc của tay thợ săn mới chập chững vào nghề không thể bắt kịp chú cua đá.
Gương mặt lộ rõ vẻ tiếc nuối, Đào chia sẻ: “Theo kinh nghiệm của các bậc đàn anh truyền lại, cua đá khi bị truy đuổi sẽ bò cực nhanh. Mình phải nhanh và nhạy hơn cả chúng thì mới tóm được”.
Đào vừa dứt câu, ngay lập tức Hội ra hiệu giữ im lặng. Lại một pha “đua tốc độ”, nhưng kết quả khác hẳn lúc nãy. Chỉ trong nháy mắt, tôi đã thấy Hội đứng trước hang đá nhỏ nằm cách cái hang có con cua bị để sổng lúc nãy vài ba mét. Cây sắt trên tay anh chặn ngay miệng hang, ngăn đường di chuyển của con cua sẫm tím.
Bị bít lối vào hang, chú cua nhanh chóng bò ngang trở ra, nhưng cú sải tay trong tích tắc của Hội không cho nó có cơ hội tẩu thoát.
“Gậy sắt giúp cản bước cua bò vào hang, còn việc bắt cua chỉ đơn giản là dùng tay. Để khống chế con cua đang bò, mình cứ ấn mạnh tay lên mai của nó, sau đó, dùng 2 ngón tay cầm chặt ngang 2 đầu mai cua”, vừa tóm con cua cho vào túi, Hội vừa vui vẻ hướng dẫn.
Anh chia sẻ thêm, thao tác bắt cua cần hết sức cẩn trọng, nếu đưa nguyên cả bàn tay tóm lấy con cua thì rất dễ bị 2 càng kẹp mạnh, đau ê ẩm.
Thợ săn dùng 2 ngón tay để tóm cua đá.
Cuốc bộ ngót 2 cây số, băng qua mấy tán rừng đầy rẫy gai nhọn, cào xước khắp mình mẩy, cả nhóm dừng chân nghỉ trên mỏm đá nhô cao, ngắm mặt nước biển phảng phất ánh điện từ cảng Bãi Hương chiếu rọi. Phút giải lao ngắn ngủi của chúng tôi bị chen ngang bởi tiếng sột soạt phát ra từ hốc đá nhỏ này được hình thành từ 2 tảng đá chụm vào nhau.
Cảm nhận được thứ âm thanh rất đỗi quen thuộc, Hội và Đào liền ngồi bật dậy. Họ vớ lấy gậy sắt nhưng lại không vội vã tấn công như những lần trước.
Ghé tai tôi thầm thì, Hội bảo rằng cả hai đang nhẫn nại chờ con mồi bò lên. Quả thực, khi 2 con cua cùng lúc bò ra khỏi hốc đá chừng 1 mét, 2 thợ săn mới lao tới tóm gọn một cách dễ dàng.
“Tầm khuya, cua thường bò ra ngoài để kiếm nước uống. Bởi vậy, những trường hợp như thế này, chúng ta phải kiên nhẫn chờ nó bò ra và bắt rất đơn giản”, ghì chặt con cua xuống mặt đất, Đào lý giải.
Hiểm nguy chực chờ
Trải qua đêm trắng lùng sục khắp các ngóc ngách ở Bãi Nần, 2 thợ săn thu được 3kg cua đá. Theo nhẩm tính của Hội, họ sẽ “bỏ túi” 2,7 triệu đồng (900 nghìn đồng/kg). Phải hiểu những hiểm nguy luôn “đón lõng” các thợ săn cua mới thấy khoản thu nhập khá cao này hoàn toàn xứng đáng.
“Chiến lợi phẩm” sau đêm trắng đi săn cua đá.
Đưa tay quẹt ngang dòng mồ hôi trên trán, Đào bộc bạch: “Các loài rắn độc như lục xanh, mái gầm, hổ mang… cư trú ở mọi cánh rừng của 8 hòn đảo thuộc Cù Lao Chàm. Chuyện thợ săn vào rừng khai thác cua rồi gặp rắn độc xảy ra như cơm bữa. Không ít người từng bị rắn cắn tới mức nguy kịch”, Đào nói và chỉ tay . Nhìn theo tay anh, tôi thấy những con rết lớn bằng ngón tay, cũng là kẻ thù của thợ săn cua đá.
Chắp nối lời Đào, Hội cho biết, địa hình gồ ghề sỏi đá bị che phủ bởi cây lá um tùm cũng là mối hiểm nguy tiềm ẩn: “Nhiều anh em mải miết đuổi theo con mồi mà bất cẩn trượt chân, ngã lộn nhào. Có người gãy tay, có người gãy chân. Nhưng vì miếng cơm manh áo lo cho gia đình nên ai nấy cố gắng bám trụ với cái nghề hái ra tiền nhưng lắm nỗi gian nan này”.
Con rết lớn mà chúng tôi bắt gặp trong đêm đi săn.
5 giờ sáng. Mặt trời ló rạng sau dãy núi. Tôi theo 2 thợ săn xuống núi, ngoái lại thấy Bãi Nần ở phía sau cao vút. Ai nấy chân mỏi rã rời sau hành trình trắng đêm.
Những nhọc nhằn, hiểm nguy tạm khép lại. Hai người đàn ông xứ đảo mang theo ấm no về nhà với “chiến lợi phẩm” có giá bạc triệu.
Đặc sản cua đá rồi đây sẽ tiếp tục “lên ngôi” ở xứ đảo Cù Lao Chàm. Và cũng vì vậy, những thợ săn như Hội, Đào sẽ có nguồn thu nhập, nhưng cùng với đó là hiểm nguy luôn chực chờ mỗi bước mưu sinh.
Ông Nguyễn Văn Khanh, Tổ trưởng Tổ Khai thác cua đá kiêm Chủ nhiệm Hợp tác xã Cua đá Cù Lao, cho biết, thời gian được phép săn bắt cua đá kéo dài từ tháng 3 đến tháng 7 dương lịch. Hiện tổ khai thác cua đá có tổng cộng 42 thành viên.
Cua đá dán tem và đủ kích cỡ mới được bán ra thị trường.
“Những người không phải là thành viên của tổ thì không được phép khai thác cua đá. Đặc biệt, cua đá muốn bán ra thị trường thì kích thước mai phải đạt từ 7cm trở lên và được dán tem. Cua không đủ kích thước theo yêu cầu sẽ được thả về tự nhiên”, ông Khanh nói.
Video: Trắng đêm theo chân thợ săn cua đá trên đảo Cù Lao Chàm
THANH BA
Theo vtc.vn
Ảnh động vật: Cò bắt cá trong hàm cá sấu
Mải bắt cá, chú cò đã thò cả đầu vào hàm cá sấu.
Có vẻ như chú cò này không chỉ mất bữa trưa khi mải bắt cá trên hồ Siwadu, Tanzania (Ảnh: MARK SHERIDAN JOHNSON/Telegraph).
Một con cá voi beluga phun nước vào du khách trong một điểm du lịch mùa hè tại bể cá Hakkeijima ở Thiên đường Biển (Sea Paradise) ở Yokohama, Tokyo, Nhật Bản.
Các nhiếp ảnh gia săn ảnh Giải đua xe Tour de France không ngờ lại lọt vào tầm ngắm của một chú bò, trong chặng đua từ Mende đến Valence.
Cuộc thi Ông chủ và chú lợn cùng vượt chướng ngại vật tại thị trấn Harrogate, Bắc Yorkshire, nước Anh (Ảnh: Telegraph)
Một con vượn cáo thích thú với chiếc máy ảnh của du khách thăm vườn thú Edinburgh, Scotland (Ảnh: Alan Simpson / REX).
Một con đười ươi "trẻ em" Sumatra tại vườn thú ở Zurich, Thụy Sĩ (Ảnh EPA)
Theo Bích Đào/VOV
Chàng trai vượt "nguy hiểm" đến thăm gia đình người yêu trong mùa dịch Chàng trai dũng cảm này đã vượt qua bao mối hiểm nguy chỉ để đến thăm gia đình nhà người yêu. Theo danviet.vn