Trắng đêm phá đá, khắc phục sạt lở trên đường Nha Trang – Đà Lạt
Đường Nha Trang – Đà Lạt (thuộc Quốc lộ 27C, đoạn qua huyện Khánh Vĩnh, Khánh Hòa) bị chia cắt suốt 8 giờ sau khi hàng nghìn khối đất đá bị sạt lở do mưa lớn kéo dài.
Một điểm sạt lở trên đường Nha Trang – Đà Lạt (thuộc quốc lộ 27C, đoạn qua huyện Khánh Vĩnh, Khánh Hòa) vào đầu tháng 11 năm nay
Sáng 2.12, trao đổi với PV Dân trí, ông Tạ Thanh Tình, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý Đường bộ III.3 (thuộc Cục quản lý Đường bộ III, Tổng cục Đường bộ) cho biết, mưa lớn trong vài ngày qua khiến tuyến đèo Khánh Lê thuộc quốc lộ 27C (đường Nha Trang – Đà Lạt) lại bị sạt lở nghiêm trọng, chia cắt suốt 8 giờ.
Trước đó, vào khoảng 14h ngày 1.12, mưa lớn kéo dài khiến tuyến đèo Khánh Lê bị sạt lở nghiêm trọng tại Km 62 500 (đoạn qua xã Sơn Thái, huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa).
Ngay sau đó, Chi cục Quản lý đường bộ III.3 đã chỉ đạo các nhà thầu huy động 4 đầu phương tiện máy múc, máy đào cùng hơn 10 công nhân trắng đêm phá đá, khắc phục sạt lở. Sau 8 giờ bị chia cắt, đường Nha Trang – Đà Lạt được thông tuyến trở lại vào khoảng 22h cùng ngày.
Ông Tạ Thanh Tình, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý đường bộ III.3, cho biết, hiện chưa có thống kế cụ thể nhưng tạm tính khối lượng đất đá sạt lở tại Km 62 500 vào khoảng 2.500 m3. “Chúng tôi đã “vén” được một làn xe đi để thông xe công vụ, giải quyết những xe đang chờ đợi. Thời điểm đó, phía Nha Trang đi lên có 20 xe, còn phía Đà Lạt đi xuống có 10 xe”, ông Tình cho biết.
Theo ông Tình, nếu mưa còn kéo dài thì tiếp tục có nguy cơ sụt trượt. Hiện cơ quan chức năng cảnh báo các phương tiện đi chậm, tăng cường quan sát khi lưu thông qua đèo Khánh Lê.
Video đang HOT
Vào đầu tháng trước, mưa lớn đã khiến tuyến đèo Khánh Lê bị sạt lở hơn 30.000 m3 đất đá tại 10 điểm. Được biết, Quốc lộ 27C dài hơn 120 km, nối TP Nha Trang với TP Đà Lạt. Đoạn qua đèo Khánh Lê cao 1.700 m, dài 33 km, được cho là đèo dài nhất Việt Nam. Tuyến đèo uốn lượn qua nhiều vách núi, khúc cua gấp, vách đá cao và vực sâu đến 300 m.
Theo Viết Hảo (Dân Trí)
Hàng nghìn nhà dân Bình Định, Quảng Ngãi chìm trong lũ
Nước dâng nhanh làm hàng nghìn ngôi nhà ở Bình Định và Quảng Ngãi ngập sâu, người dân buộc phải sơ tán đến nơi an toàn... nhiều nơi giao thông đang bị chia cắt do sạt lở.
Người dân thị xã An Nhơn (Bình Định) sơ tán mai chuẩn bị Tết đến nơi cao ráo. Ảnh: Quy Nhơn
Ngày 1/12, mưa lũ khiến đường bêtông xã Nhơn An (thị xã An Nhơn, Bình Định) giao Quốc lộ 1A ngập sâu, các xe không thể đi qua.
Anh Hồ Văn Ảnh (ngụ xã Nhơn An) cho hay, dù đã chuẩn bị đón lũ nhưng nước dâng lên quá nhanh, lại vào lúc rạng sáng nên gia đình không kịp trở tay. 200 gốc mai chuẩn bị mùa Tết giờ chìm trong nước, hư hại. "Trong đêm tôi huy động hàng chục công nhân cùng 6 xe ba gác sơ tán mai đến nơi cao ráo nhưng vẫn không kịp", chủ vườn nói.
Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bình Định cho biết, tại huyện Hoài Ân nước lũ dâng cao làm 1.600 ngôi nhà và 1.200 giếng ngập sâu; 75 ha hoa màu bị tàn phá; khoảng 1.000 gia cầm bị cuốn trôi; hơn 2.200 m kênh mương sạt lở, bồi lấp...
Ở huyện An Lão, lũ đã làm một người chết, hai người mất tích. Tuyến giao thông lên những xã vùng cao, cầu tràn ở Gò Dài, Bến Nhơn cùng 300 hộ dân ở An Hòa ngập sâu.
Nhiều xã trong khu Đông và Tây huyện Tuy Phước cũng gặp tình cảnh tương tự khiến 29 trường học phải cho 18.000 học sinh nghỉ để đảm bảo an toàn.
Ở huyện Hoài Nhơn, Phó chủ tịch Nguyễn Chí Công cho hay có 480 ngôi nhà ngập sâu, nhiều đoạn đường xói lở, chia cắt hàng nghìn hộ dân và hơn 2.000 ha lúa bị hư hại.
"Mưa lũ ùa về gây tổn thất nặng nề. Rất may là chúng tôi đã lên phương án di dời dân kịp thời nên không có thiệt hại về người", ông Công nói.
Tương tự, các vùng miền núi Vĩnh Thạnh, thị xã An Nhơn, TP Quy Nhơn cũng bị ngập. Riêng chiều qua huyện miền núi Tây Sơn xảy ra việc emTrần Thị Lệ Thủy (15 tuổi) đi qua cầu Phú Phong (thị trấn Phú Phong) trượt chân rơi xuống sông Kôn mất tích.
Để ứng phó với lũ, Bộ Chỉ huy quân sự Bình Định huy động hơn 530 bộ đội cùng nhiều phương tiện hỗ trợ người dân. Ngoài ra, 100 chiến sĩ Lữ Đoàn PPK 572 đang tham gia di dời dân ở xã Bok Tới, Ân Nghĩa (huyện Hoài Ân)
Nhiều nơi trên địa bàn tỉnh Bình Định ngập sâu. Ảnh: Quy Nhơn
Tại Quảng Ngãi, mưa lớn kéo dài khiến nước sông Vệ, Trà Câu và một số sông khác đang lên cao. Chính quyền địa phương cảnh báo người dân các điểm xung yếu cần sớm di chuyển đến nơi an toàn, đề phòng lũ quét và sạt lở đất.
Huyện Tư Nghĩa có 150 ngôi nhà, 20 ha ớt vừa ươm bị ngập. Tại kênh chính đập Ba LA - Điện An bị sạt lở hơn 50 m và kênh N8-8 sập tường gạch....
Tuyến đường độc đạo nối thôn kim Thành với trung tâm xã Hành Dũng, huyện Nghĩa Hành rơi vào cảnh tương tự khiến 350 hộ dân bị cô lập.Ngoài ra, 45 hộ sống tại xã Nghĩa Mỹ (huyện Tư Nghĩa) và khu dân cư tại thị trấn Sông Vệ được đưa ra khỏi vùng lũ.
Chiều qua, mưa lũ đã cuốn trôi ông Nguyễn Đức Trọng (ngụ huyện Sơn Tịnh) khi đi qua suối Chạch ở huyện Ba Tơ.
Ban phòng chống lụt bão Quảng Ngãi cử lực lượng đến các khu vực nắm tình hình và chỉ đạo công tác phòng chống, túc trực 24/24 cũng như khắc phục hậu quả. Tỉnh nghiêm cấm các tàu, thuyền ra biển hoạt động, kể cả tuyến đường thủy nội địa Sa Kỳ - Lý Sơn và Đảo Lớn - Đảo Bé (huyện Lý Sơn).
Quy Nhơn - Xuân Ngọc
Theo VNE
Lũ xuất hiện trên các sông, nhiều nơi bị ngập úng, sạt lở Chiều 30/11, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT - TKCN) tỉnh Bình Định cho biết, do ảnh hưởng của mưa lớn, một số khu vực trong tỉnh bị sạt lở và ngập úng. Hiện gần 700 ha lúa mới gieo sạ của bà con nông dân bị ngập úng, nhiều khu dân cư bị chia cắt......