Trạng Chết Chúa Cũng Băng Hà
Từ ngày ấy Chúa có bụng ghét Quỳnh. Được mươi hôm, Chúa đòi Quỳnh vào thị yến, định đánh thuốc độc cho chết. Quỳnh biết Chúa căm về mấy chuyện trước, lần này đòi vào thị yến chắc là có chuyện. Lúc đi dặn vợ con rằng:
Ảnh minh họa
- Hôm nay ta vào hầu yến Chúa, lành ít, dữ nhiều. Ta có mệnh hệ nào, thì không được phát tang ngay, cứ phải để ta vào võng, cắt hai đứa quạt hầu, rồi gọi nhà trò về hát, đợi bao giờ phủ Chúa phát tang thì ở ngoài hãy phát tang.
Dặn xong, lên võng đi.
Quỳnh vào đến cung, đã thấy Chúa ngồi đấy rồi. Chúa bảo:
- Lâu nay không thấy mặt, lòng ta khát khao lắm. Vừa rồi, có người tiến hải vị, ta nhớ đến ngươi, đòi vào ăn yến, ngươi không được từ.
Quỳnh biết Chúa thù về cây cải hôm nọ, không ăn không được. Vừa nếm một miếng thì Chúa hỏi:
- Bao giờ Quỳnh chết?
Quỳnh thưa:
- Bao giờ Chúa băng hà thì Quỳnh cũng chết.
Ăn xong, Quỳnh thấy trong người khang khác, cáo xin về. Vừa về đến nhà thì tắt hơi. Vợ con cứ theo lời Quỳnh dặn mà làm. Chúa sai người dò xem Quỳnh có việc gì không, thấy Quỳnh đương nằm võng nghe nhà trò hát, mà người nhà thì đi lại vui vẻ như thường, về tâu với Chúa. Chúa liền đòi đầu bếp lên hỏi xem đánh thuốc thế nào mà Quỳnh không việc gì.
Chúa ăn thử, được một chốc thì Chúa lăn ra chết.
Nhà Quỳnh nghe thấy trong dinh Chúa phát tang, thì ở nhà cũng phát tang. Chúa và Trạng đưa ma một ngày. Thế mới biết Quỳnh chết đến cổ còn lừa được Chúa mới nghe.
Người đời về sau có câu thơ:
Trạng chết Chúa cũng băng hà
Dưa gang đỏ đít thì cà đỏ trôn.
Theo truyencuoivietnam.vn
Truyện cười Trạng Quỳnh hay nhất
Truyện cười Trạng Quỳnh hay nhất
Truyện cười: Trạng Quỳnh thi mâm ngũ quả
Chúa Trịnh người cưỡi cổ thiên hạ, chúa tha hồ bày ra những trò du hí để được chơi bời thỏa thích. Một trong những thú chơi đó là trò thi "mâm ngũ quả" vào dịp rằm trung thu hằng năm.
Nhà chúa đặt giải thưởng cho người có mâm ngũ quả đẹp nhất, quý nhất, ngon lành nhất và lạ nhất. Các gia đình quyền quý và giàu có trong thành Thăng Long đua nhau sắm những mâm ngũ quả đắt tiền để mong đoạt giải, khoe giàu sang với thiên hạ.
Trạng Quỳnh thấy thiên hạ náo nức dự thi, cũng tuyên bố với mọi người:
- Năm nay tôi sẽ dự thi cho mà coi! Tôi đã trượt kỳ thi Hội, nhưng nhất định thi ngũ quả thì tôi sẽ chiếm giải, cho thiên hạ lác mắt một phen!
Trong khi ai nấy đều kỳ công sắm những thứ trái cây quý nhất trong nước như đào mận Lạng Sơn, hồng Hạc Trì, nhãn lồng Sơn Nam, vải thiều Hải Dương, cam Nghệ An... thì Trạng Quỳnh lại mang thi bằng một bức tranh thiếu nữ khỏa thân.
Chúa cùng với Bà chính cung cùng xem bức tranh lạ lùng rồi chất vấn:
- Bức tranh này mà ngươi dám bảo là mâm ngũ quả ư?
Trạng Quỳnh gật gù mỉm cười:
- Chúa thượng không nhận ra mâm ngũ quả thật sao?
Video đang HOT
Này nhé: (Chỉ vào đầu thiếu nữ) đây không phải là một trái bưởi đẹp vào bậc nhất hay sao? (Lại chỉ vào đôi mắt) Đây không phải một chùm gồm hai quả nhãn lồng Sơn Nam hay sao? (Lại chỉ vào bộ ngực trần nõn nà) Đây không phải là một cặp đào tơ Lạng Sơn thứ thượng thặng hay sao? (Chỉ vào đôi bàn tay búp măng) Còn đây chẳng phải hai trái phật thủ cực quí hay sao? (Rồi chỉ vào chỗ hấp dẫn nhất mà nhà Chúa nãy giờ cứ nhìn chằm chằm vào đó) Còn đây không phải là một múi mít thơm ngon nhất trần đời hay sao?Vừa nghe Trạng giảng giải, nhà chúa ngắm đủ "ngũ quả", cứ nuốt nước miếng ừng ực, lòng ngài rạo rực, y như thể ngài bị 5 thứ quả kỳ diệu kia hớp mất hồn vía. Bà chính cung đứng bên cạnh đưa mắt lườm ngài mấy lần, ngài cũng kệ thây.
Đoạn ngài phán:
- Mâm ngũ quả của khanh thật lạ, độc ta chấm giải nhất cho khanh, không còn phải đắn đo gì nữa!
Quỳnh can ngay:
- Ấy, thưa Chúa thượng! Sở dĩ mâm ngũ quả này được thần chọn dự thi là vì nó không bao giờ tàn úa lạt phai. Chứ nếu nó là thật thì
bất quá chúa thượng chỉ thích nó được 2 ngày là cùng!
Chúa chợt nhớ lại những thứ "ngũ quả" mà ngài đã được nếm và nếm rồi thì chán, ngài liền so chúng với người thiếu nữ mơn mởn xuân xanh trong tranh và quả thật ngài cảm thấy nàng thiếu nữ này có sức hấp dẫn hơn hẳn. Nàng nằm phơi tấm thân nõn nường ở đó, nhưng ngay cả chúa nữa cũng không tài nào chiếm đoạt nổi nàng, mà chỉ có thể chiêm ngưỡng bằng mắt để tưởng tượng và mơ ước mà thôi!
Chúa cả cười, vỗ đùi kêu lên:
- Ta chịu khanh nói chí lý! Chí lý!
Ý chúa là ý Trời, năm ấy mâm ngũ quả của Trạng Quỳnh chiếm giải nhất. Bàn dân thiên hạ biết chuyện đều bái phục trí tuệ siêu quần của trạng và lấy làm xấu hổ cho cái đầu óc bã đậu thô thiển của mình.
Đọc truyện cười hay: Trạng Quỳnh dạy học
Trạng Quỳnh bỏ nhà quan Bảng ra về, đi đến nửa đường thì gặp một anh thợ cày, xem bộ mặt mũi cũng sáng sủa liền lân la gạ chuyện.
- Anh đã có vợ chưa? Trông anh mặt mũi khôi ngô thế, sao không đi học?
Anh thợ cày trả lời:
- Thưa ông tôi chưa có vợ con gì cả, trước cũng theo đòi bút nghiên, hòng kiếm dăm ba chữ, nhưng dốt quá, nên phải đi cày.
- Thế bây giờ anh có muốn học hành, đỗ đạt rồi lấy gái quan Bảng không?
- Cảm ơn ông có lòng thương, tôi chỉ mong kiếm dăm ba chữ để xem văn tự, giấy má mà cũng không được, dám nói gì đến đỗ đạt. Còn việc lấy con quan Bảng thì đến ông Trạng Quỳnh cũng còn chưa chắc, huống chi tôi.
Quỳnh liền dỗ dành:
- Anh đừng ngại, quan Bảng trước thấy Quỳnh hay chữ, có ý nhắm chọn Quỳnh làm rể, nhưng sau thấy Quỳnh hữu tài vô hạnh, nên thôi không gả cho nữa. Quan chỉ muốn kén một chàng rể nết na, phải chăng thôi, còn văn chương chữ nghĩa thì cứ tàm tạm là được. Tôi trông anh cũng khôi ngô tuấn tú, nếu chịu khó học ra sẽ dạy cho, dốt mấy học mãi cũng phải khá. Ta với quan Bảng vừa là tình thầy trò, lại có tình bà con, nếu anh thuận thì rồi dần dà ta sẽ làm mối cô Điểm cho.
Anh thợ cày nghe Quỳnh nói bùi tai, mừng lắm, rước Quỳnh về nhà, thết đãi cơm rượu tử tế và để Quỳnh ở lại dạy mình học.Quỳnh bảo anh thợ cày dọn một cái buồng học ở nơi thật kín đáo, cấm tiệt không cho ai vào và không cho ai biết là có Quỳnh ở đấy. Ngày ngày Quỳnh dạy anh kia nghêu ngao vài chữ, nhưng về cách đi đứng, ăn nói và chữ viết thì dạy rất cẩn thận.
Lại bảo anh thợ cày sắm hai cái hòm sơn son, án thư ống bút và dăm ba bộ sách cổ, bày ra nhà ngoài cho có vẻ.Được ít lâu, Quỳnh bảo anh thợ cày xin vào tập văn ở trường quan Bảng. Cứ đến kỳ văn thì anh thợ cày chỉ việc chép lại. Nhờ thế kỳ nào bài của anh thợ cày cũng được đem bình.
Quỳnh lại lập mẹo bảo anh thợ cày tìm một người bạn học hơi thông thông, đưa về nhà làm bạn học, nhưng vẫn giấu không cho biết có Quỳnh ở đấy.Đến kỳ văn sau, Quỳnh làm hộ cả hai người, rồi cho anh thợ cày chép lại cả.
Quan Bảng chấm văn thấy bài anh bạn kia xưa nay văn lý tầm thường, mà nay lại có nhiều câu trác lạc. Đem so thì thấy giống hệt nét chữ anh thợ cày, quan Bảng cho gọi anh kia ra hỏi, thì trước anh ta còn chối, sau phải thú thật là đã nhờ anh thợ cày làm hộ.
Từ đó, quan Bảng yên chí anh thợ cày là người hay chữ, kể về tài thì cũng xấp xỉ bằng Quỳnh, còn về hạnh thì ăn đứt Quỳnh, nên đem lòng yêu mến, có phần còn hơn trước kia đã yêu mến Quỳnh.
Bỗng bẵng đi vài tuần, anh thợ cày không đến trường tập văn nữa. Sau đó lại nghe tin đồn là anh ta nghỉ học để rục rịch đi dạm vợ. Quan Bảng nghe tin ấy, vội vàng bắn tin gả con gái cho.
Quỳnh biết quan Bảng đã mắc mưu, liền bảo bố mẹ anh thợ cày đem lễ đến hỏi. Quả nhiên cả quan Bảng và Thị Điểm đều bằng lòng. Quỳnh xui anh thợ cày xin cưới ngay, kẻo để lâu sợ vỡ chuyện.Sắp đến ngày cưới, Quỳnh bảo anh thợ cày đem cày cuốc cưa thành từng đoạn, đem bỏ vào hai hòm sơn khóa lại. Xong rồi Quỳnh cắp nón ra đi.
Trước khi đi, Quỳnh dặn học trò: "Ta có việc cần, phải đi xa độ vài tháng, nên không dự đám cưới anh được.
Song ta có vài điều căn dặn, thì anh phải nhớ lấy chớ quên: Khi cưới vợ về thì phải lập mặt nghiêm, nếu nàng có dở văn chương chữ nghĩa ra thì tìm cách gạt đi, nếu không lòi chuôi "dốt" ra thì khốn!
Anh thợ cày vâng dạ.
Thị Điểm từ ngày về nhà chồng, thấy chồng nghiêm quá nên cũng không dám đả động gì đến chuyện văn chương phú lục. Nhưng cô ta rất lấy làm lạ là ngày nào chồng cũng chỉ xem đi xem lại có một bộ cổ văn, còn ngoại giả không thấy có sách vở gì khác nữa, nên trong lòng đã sinh nghi.
Lại đôi ba lần, Thị Điểm làm thơ đưa cho chồng họa, nhưng chồng chỉ liếc mắt xem qua rồi lờ đi.
Một hôm, nhân chồng đi vắng. Thị Điểm mới cạy đôi hòm son ra xem thì chỉ thấy cày cuốc cưa vụn từng khúc vất lổng chổng ở trong đó.
Ngay lúc ấy chồng về, Thị Điểm tra hỏi duyên do, anh ta đành phải thú thực đầu đuôi.Thị Điểm lúc đó mới ngả ngửa người ra, biết là đã mắc mưu Quỳnh, nhưng trót vì tay đã nhúng chàm, đành phải đóng cửa dạy chồng học.
Rồi một hôm tự nhiên thấy Quỳnh trở lại, vừa cười vừa hỏi Thị Điểm:
- Đã biết tay Trạng Quỳnh chưa? Còn nhớ câu "... long vẫn hoàn long" nữa không?Thị Điểm đành xin lỗi, còn anh thợ cày từ đấy mới biết thầy học mình đích thị là Trạng Quỳnh.
Truyện cười vui nhất: Cồn Trạng lột
Phía trước nhà Quỳnh là một cánh đồng sâu rộng vài chục mẫu. Thuở còn sống ở quê, hàng ngày muốn đi tắt sang làng bên hoặc vào lối xóm, Quỳnh phải vượt qua một chặng lầy tới mươi sải nước.
Mùa mưa, mẹ con người kéo te bên hàng xóm có chiếc thúng nhỏ, thường chở giúp "ông Cống" qua chỗ lội, không lấy tiền.
- Thấm thoát mười năm trôi qua. Khi đã ra làm quan ở kinh đô và tiếng Trạng đã vang danh khắp nơi, một lần về thăm quê Quỳnh gặp lại bà hàng xóm kéo te.
Bà phàn nàn:
- Ông Trạng ơi, tôi hiếm hoi chỉ có một đứa con trai. Cái thằng năm xưa vẫn chở thúng cho Ông qua chỗ lội ấy, nay sắp phải lo vợ cho nó mà một đồng một chữ không có. Tôi chẳng biết vay mượn ở đâu, ông có cách gì giúp mẹ con tôi với.
- Tiếng tăm Trạng lừng lẫy thật, nhưng làm quan thanh liêm như ông, thời buổi ấy nuôi miệng cũng đã khó.Thương người mẹ nghèo hiếm hoi, nhưng biết tìm cách gì để bà ta có tiền cưới vợ cho con bây giờ?
Bỗng Quỳnh hỏi bà hàng xóm: Này mẹ con nhà bác lâu nay vẫn còn chở thúng đấy chứ?
- Thưa ông Trạng, không chở thì lấy gì mà ăn? Có điều khách ít lắm, ngày chỉ được mộ, hai chuyến góp vào tiền kéo te bán tép, may ra mới đủ đong gạo.
- Quỳnh ngẫm nghĩ một lúc rồi nói: Thôi được, bác cứ về bỏ trầu xin cưới cho cháu đi. Tôi bấm độn đoán biết thế nào quãng đầu tháng sau mẹ con bác cũng kiếm được khoản tiền kha khá!
- Bà hàng xóm buồn bã nghĩ ông Trạng nói cho vui câu chuyện.
- Giữa cánh đồng nước sâu nổi lên một cồn đất cao. Mấy hôm nay người ta thấy trên đồn đất hiện lên một cái chòi lợp lá gồi hình tứ giác, nóc phất phới ngọn cờ xanh đuôi nheo. Chẳng rõ nguyên cớ từ đâu, người ta kháo nhau: Trạng Quỳnh ở kinh về thăm quê dựng lều thơ trên gò giữa đồng nước để xướng, họa liền trong ba ngày. Người nọ truyền người kia, những kẻ khá giả trong làng, trong xã rủ nhau đi xem.
- Những người đến đầu tiên thất vọng ngay. Họ ghé mắt vào trong chẳng thấy lầu thơ đâu cả, chỉ thấy một đống lù lù hình người trùm chăn kín mít. Phía vách bên trên dán tờ giấy điều có chữ: "Trạng đang lột... cha đứa nào nói với đứa nào!"
- Tự nhiên tốn tiền đò, mất công toi, bao nhiêu người bực mình ngán ngẩm. Toán người này về, vừa đặt chân lên cũng ngại câu chửi, chẳng ai buồn nói với ai, đã thấy toán khác, rồi toán khác nữa, lũ lượt kéo tới, tò mò ra. Người đi hỏi: Ở ngoài ấy có gì hay không?
- Người về đáp: Trạng lột... cha đứa nào nói với đứa nào!
- Kỳ lạ thật! Trạng lột... Lại cấm không ai được nói với ai. Thế thì chắc phải có cái gì bí mật lạ lung lắm!
- Thế là một đồn mười, mười đồn trăm... Buổi đầu, đồn xướng họa thơ, chỉ thu hút đám người hâm mộ chữ nghĩa. Nhưng buổi sau thêm tiếng đồn Trạng lột... thôi thì bất kể trẻ, già, trai, gái ai cũng muốn tận mắt được xem. Mẹ con người hàng xóm đông khách quá. Mẹ một thúng, con một thúng thu tiền đò đếm mỏi tay không xuể...
- Mấy hôm sau, Quỳnh đến bảo với người mẹ. Bây giờ chắc bác thừa tiền cưới dâu rồi. hãy bảo con trai bác đi dỡ cái "lều thơ" mang lá gồi và tre nứa về, nối them bếp mà làm cổ.
- Bấy giờ hai mẹ con và dân làng mới rõ mẹo của ông Trạng cứu người nghèo. Để tỏ long kính trọng, người ta gọi luôn cái cồn kia là cồn Trạng lột. Hiện nay vẫn còn di tích ở giữa cánh đồng sâu xã Hoằng Lộc, huyện Hoằng Hóa.
Theo cuois2.com
Món ăn ngon nhất trần đời Triều đình ngày nào cũng có yến tiệc, sơn hào hải vị cùng các thứ thức ăn quí hiếm gọi là cứ thừa mứa không có chỗ mà đổ. Bởi thế nên nhà vua ăn mãi cũng chán lên đến tận cổ những thứ ấy, lại không còn thức gì chưa ăn. Một hôm rỗi rãi, vua kêu Quỳnh vào hỏi: - Trên...