Trang bị cực mạnh của Lữ đoàn Tàu pháo-Tên lửa 167
Ngày 14/10/2013, Bộ tư lệnh Vùng 2 Hải quân tổ chức lễ ra mắt Lữ đoàn Tàu pháo – Tên lửa 167 đầu tiên của Hải quân Việt Nam.
Lữ đoàn Tàu Pháo – Tên lửa 167 thuộc Vùng 2 Hải quân với chức năng là đơn vị chiến thuật có thể độc lập hoặc hiệp đồng tác chiến với các lực lượng khác trong các chiến dịch của Quân chủng Hải quân và hiệp đồng quân binh chủng. Lữ đoàn sẽ cùng các đơn vị của Vùng 2 Hải quân trong quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc và cơ động lực lượng chiến đấu theo yêu cầu nhiệm vụ.
Về trang bị, dù không công bố nhưng theo hình ảnh được đăng tải đăng tải trong ngày thành lập, Lữ đoàn 167 được trang bị các tàu tên lửa hiện đại Project 12418 Molniya (HQ-377, HQ-378). Đây có thể coi là những tàu chiến tên lửa mạnh thứ 2 của Hải quân Nhân dân Việt Nam hiện nay (đứng sau Gepard 3.9).
Tàu tên lửa Molniya Project 1241.8 được thiết kế để tiêu diệt tất cả các loại tàu chiến, tàu vận tải, cũng như tàu đổ bộ của đối phương. Molniya có lượng giãn nước toàn tải 550 tấn, dài 56,1m, rộng 10,20m, mớm nước (toàn tải) 2,14m, vận tốc 35 hải lý/h. Thủy thủ đoàn vận hành tàu khoảng 40 người.
Tuy tàu chỉ có kích cỡ nhỏ, nhưng hỏa lực con tàu đủ sức đánh chìm những chiến hạm lớn hơn nó gấp nhiều lần. Molniya được trang bị hệ thống tên lửa hành trình chống tàu Kh-35 Uran-E với 16 đạn tên lửa được bố trí ở 4 bệ phóng 2 bên sườn tàu.
Video đang HOT
Loại tên lửa này có khả năng đánh chìm chiến hạm có lượng giãn nước cỡ 5.000 tấn. Ngoài hệ thống tên lửa Uran-E, tàu Molniya trang bị một pháo hạm tự động AK-176M cỡ nòng 76,2mm, 2 pháo phòng không cao tốc Ak-630M và 12 tên lửa đối không tầm thấp Igla.
Ngoài ra, tàu còn trang bị hệ thống radar trinh sát mặt nước, hệ thống điều khiển hỏa lực (pháo, tên lửa), hệ thống đối phó điện tử… Ngoài những tàu cao tốc tên lửa, Lữ đoàn 167 còn được trang bị tàu HQ- 272, HQ- 273 ( TT400TP). Tàu pháo TT400TP có lượng giãn nước 480 tấn toàn tải, dài 54,16m, rộng 9,16m. Tàu đạt tốc độ tối đa 32 hải lý/h, hoạt động liên tục trên biển 30 ngày đêm.
TT400TP được thiết kế để thực hiện bốn nhiệm vụ chính: tiêu diệt tất cả các tàu chiến, tàu đổ bộ, tàu hộ tống của địch; bảo vệ căn cứ; bảo vệ tàu dân sự trên biển và trinh sát. Tàu pháo TT400TP có tính tự động hóa trong vận hành cao, trang bị nhiều hệ thống điện tử hiện đại.
Tàu TT400TP trang bị hệ thống radar trinh sát, hệ thống nhận diện địch-ta, hệ thống định vị dẫn đường vệ tinh, hệ thống thông tin liên lạc tự động. Tàu pháo TT400TP trang bị hệ thống hỏa lực mạnh để tấn công tiêu diệt mọi mục tiêu trên biển, trên không, mặt đất ở cự ly gần.
Vũ khí trên tàu TT400TP gồm: pháo hạm Ak-176, tổ hợp pháo phòng không cao tốc Ak-630M, súng máy phòng không 14,5mm và tổ hợp tên lửa đối không tầm thấp Igla. Ngoài ra, nhiều khả năng Lữ đoàn 167 có thể trang bị các tàu hộ vệ săn ngầm Project 159 Petya (5 chiếc). Những tàu này thuộc trang bị cho Vùng 2 Hải quân làm nhiệm vụ bảo quyền biển đảo, thềm lục địa Tổ quốc.
Project 159 Petya làm nhiệm vụ săn đuổi và tiêu diệt tàu ngầm đối phương ở vùng biển nông. Con tàu được trang bị hệ thống rocket săn ngầm và ngư lôi cỡ 400mm, ngoài ra còn có các ụ pháo AK-726 (2 nòng cỡ 76,2mm) dùng để tấn công tiêu diệt mục tiêu trên mặt biển, trên không. (Ảnh trong bài: Tàu tên lửa Molniya và tàu pháo TT400TP).
Theo Đất Việt
Trung Quốc thử 2 đường băng phi pháp ở Trường Sa, rộ tin 'báo động tác chiến'
Trung Quốc ngang nhiên điều máy bay phi pháp ra quần đảo Trường Sa của VN ngay trong thời điểm có phán quyết về vụ kiện Biển Đông.
Ngày 12.7, một máy bay Cessna CE-680 của Trung Quốc ngang nhiên bay thử nghiệm trên 2 đường băng do nước này xây dựng phi pháp trên đá Vành Khăn và đá Xu Bi nằm trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền VN.
Một phần đường băng do Trung Quốc xây dựng phi pháp trên đá Xu Bi
Tân Hoa xã khoe rằng chiếc CE-680 từ Trung tâm kiểm tra chuyến bay thuộc Cục Hàng không dân dụng Trung Quốc bay qua lại giữa 2 đường bay mới và chúng sẽ cung cấp thêm điểm hạ cánh trên Biển Đông. Truyền thông Trung Quốc còn ngụy biện rằng 2 đường bay mới có thể xử lý các chuyến bay dân sự và tạo điều kiện cho việc vận chuyển, cứu hộ khẩn cấp và dịch vụ y tế.
Trong đó, đường băng trên đá Vành Khăn được cho là dài 2.644 m còn đường băng trên đá Xu Bi dài 3.250 m. Cuối năm ngoái và đầu tháng 1.2016, Trung Quốc cũng đã ngang nhiên cho máy bay dân sự thử đường băng dài 3.000 m trên đá Chữ Thập. Giới chuyên gia cho rằng các đường băng phi pháp này đủ cho tất cả các loại chiến đấu cơ hoạt động và có thể là một phần trong kế hoạch lập Vùng nhận diện phòng không (ADIZ) ở Biển Đông.
Hành động phi pháp mới của Trung Quốc diễn ra ngay trong ngày Tòa trọng tài thường trực (PCA) ra phán quyết bác bỏ yêu sách chủ quyền phi lý của nước này ở Biển Đông cũng như những hành động vi phạm luật pháp quốc tế khác, bao gồm xây dựng, bồi đắp những thực thể ở Trường Sa. Vì thế, vụ thử không những rõ ràng vi phạm chủ quyền của VN mà còn thể hiện sự ngang nhiên bất chấp pháp luật và thái độ thách thức về kết luận của tòa.
Rộ tin "báo động tác chiến"
Trong lúc đang có nhiều cảnh báo về phản ứng của Trung Quốc sau phán quyết, trang Bác Văn xã của nước này dẫn nguồn giấu tên loan tin Quân ủy trung ương Trung Quốc đã ra lệnh đặt toàn quân trong tình trạng báo động cấp 2.
Riêng Chiến khu miền Nam (quản lý các tỉnh, khu vực như Quảng Đông, Quảng Tây, Hải Nam và Vân Nam) và hạm đội tàu ngầm hạt nhân chiến lược cùng đặt trong tình trạng báo động cấp 1 trong khi Hạm đội Nam Hải, với địa bàn hoạt động ở Biển Đông, lực lượng tên lửa và không quân cũng sẵn sàng tác chiến.
Ngoài ra, tên lửa được mệnh danh là "sát thủ tàu sân bay" DF-21D được triển khai tới Chiến khu miền Nam, còn Hạm đội Bắc Hải và Hạm đội Đông Hải điều nhiều khu trục hạm và hộ vệ hạm gia nhập, tập trận với Hạm đội Nam Hải. Ba hạm đội Trung Quốc đã tham gia cuộc tập trận phóng tên lửa phi pháp xung quanh quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền VN từ ngày 5 - 11.7, đúng một ngày trước khi PCA ra phán quyết cho vụ kiện.
Nguồn tin còn tiết lộ với Bác Văn xã rằng sau khi cuộc tập trận kết thúc, Tư lệnh Chiến khu miền Nam Vương Giáo Thành và Tư lệnh hải quân Trung Quốc Ngô Thắng Lợi sẽ theo tàu chiến đến Trường Sa VN để "chỉ huy ứng biến".
Bên cạnh đó, nhiều trang mạng, diễn đàn Trung Quốc loan tin sĩ quan về hưu và binh sĩ xuất ngũ đã được triệu tập tác chiến. Chính quyền Trung Quốc chưa có phản ứng chính thức về những thông tin trên. Tuy nhiên, ngày 12.7, tờ PLA Daily, cơ quan ngôn luận của quân đội Trung Quốc, nhấn mạnh trong những cuộc tập trận trước đây đều có binh sĩ xuất ngũ, sĩ quan về hưu tham gia và trong trường hợp xảy ra xung đột thì chắc chắn họ sẽ được triệu tập.
Chưa hết, đúng vào thời điểm nhạy cảm này, Hạm đội Nam Hải hôm qua tổ chức lễ tiếp nhận khu trục hạm tên lửa Type 052D thứ tư mang tên Ngân Xuyên. Tàu Type 052D là khu trục hạm tối tân của Trung Quốc được trang bị tên lửa diệt hạm và hiện chỉ có Hạm đội Nam Hải vận hành loại tàu này, theo website Bộ Quốc phòng Trung Quốc.
Theo Thanh Niên
Nhật Philippines sẽ tập trận chung ở Biển Đông sau khi PCA ra phán quyết Nhật Bản và Philippines sẽ tiến hành tập trận chung ngay sau khi Tòa trọng tài thường trực (PCA, tại The Hague, Hà Lan) ra phán quyết về vụ Philippines kiện Trung Quốc liên quan đến vấn đề Biển Đông. Tuần duyên Philippines trong một đợt diễn tập chống hải tặc Nhật Bản và Philippines sẽ tập trận chung trong tuần này tại...