Trang bị của Lữ đoàn tác chiến điện tử Việt Nam
Để thích nghi với chiến tranh công nghệ cao, Việt Nam quyết định thành lập Lữ đoàn 87. Vậy tác chiến điện tử có vai trò như thế nào?
Tác chiến điện tử hiện nay đang được nâng lên thành thuật ngữ “Chiến tranh phi tiếp xúc”. Khái niệm này được hiểu như một cuộc chiến tranh không tuyên bố, một lực lượng tác chiến có thể tấn công nhiều đối phương trong cùng một thời điểm, hoặc nhiều đối tượng cùng tấn công một đối phương trong nhiều tầng không gian chiến tranh, gây tổn thất nặng nề cho đối phương trước khi cuộc xung đột xảy ra cụ thể. (Trong ảnh: Lữ đoàn tác chiến điện tử 87 huấn luyện)
Tác chiến điện tử trong phạm vi quân sự thực chất là làm chủ, khống chế làn sóng điện từ, gây nhiễu loạn toàn bộ hệ thống chỉ huy, thông tin liên lạc (TTLL), quan sát của địch, qua đó làm cho vũ khí công nghệ cao (VKCNC) của đối phương trở thành “mù, điếc và ngu dốt”, bảo vệ được ta. (Trong ảnh: Hệ thống gây nhiễu hiện đại SPN-30 của Lữ đoàn tác chiến điện tử 87)
Tác chiến điện tử với 3 nhiệm vụ chủ yếu gồm: Trinh sát điện tử, bảo vệ hệ thống điện tử và chế áp hệ thống điện tử. (Trong ảnh: Hình ảnh huấn luyện của Lữ đoàn tác chiến điện tử 87)
Trinh sát điện tử: Dùng các phương tiện điện tử để trinh sát quân sự với 6 hình thức, đó là: trinh sát vô tuyến điện; trinh sát vô tuyến truyền hình; trinh sát ảnh nhiệt – hồng ngoại; trinh sát radar; trinh sát âm thanh; trinh sát thủy âm, được tiến hành từ trên không bằng máy bay, trên vũ trụ bằng vệ tinh, trên mặt đất, trên biển bằng hệ thống radar, quan trắc, tàu thuyền và trong lòng biển bằng các phao thủy âm, radar sonar…(Trong ảnh: Radar cảnh giới chuyên phát hiện máy bay tàng hình Vostock-E, Việt Nam gọi là RV-01)
Bảo vệ hệ thống điện tử: Là toàn bộ các hoạt động làm cho các phương tiện điện tử của ta làm việc an toàn, ổn định, trước sự gây nhiễu và đánh phá của địch, chống trinh sát điện tử của địch. (Trong ảnh: Đài gây nhiễu chủ động SPN-30M)
Video đang HOT
Chế áp điện tử: Là toàn bộ các biện pháp và hoạt động làm tê liệt hoặc hạn chế hiệu quả sử dụng các phương tiện điện tử của đối phương. Gồm 2 hình thức tiến hành là chế áp cứng và chế áp mềm. Chế áp cứng là phá huỷ một phần hoặc hoàn toàn phương tiện điện tử bằng hỏa lực, bằng xung lực hoặc các năng lượng khác. (Trong ảnh: Đài radar nhìn vòng mọi độ cao 96L6EV dùng cho tổ hợp phòng không tầm xa S-300PMU1, tầm phát hiện mục tiêu 300 km, theo dõi cùng lúc 100 mục tiêu).
Chế áp mềm là sử dụng năng lượng điện từ trường phát xạ hoặc phản xạ lại, đánh lừa điện tử để ngăn cản, loại trừ hoặc làm giảm hiệu quả hoạt động các phương tiện điện tử của đối phương với các biện pháp như gây nhiễu, tao mục tiêu giả… (Trong ảnh: Đài radar nhìn vòng mọi độ cao 96L6EV).
Với Việt Nam thì chúng ta chưa đủ sức để phản công điện tử, chống tác chiến điện tử với hình thức chế áp cứng với đối phương là Mỹ, nhưng bảo vệ hệ thống điện tử, chế áp mềm thì Việt Nam có đủ tự tin, bản lĩnh và kinh nghiệm phong phú. (Trong ảnh: Hệ thống radar RV-01 của Việt Nam).
Thông thường, chiến tranh ngày thường diễn ra với kịch bản: Đầu tiên, máy bay tàng hình, tên lửa hành trình từ các tàu ngầm, tàu nổi mở màn, tấn công vào lãnh thổ nhằm làm cho hệ thống radar phòng không, hệ thống thông tin chỉ huy liên lạc tê liệt hoặc thiệt hại nặng khiến đối phương như tê liệt. Tiếp theo, không quân xuất kích chiếm lĩnh, thống trị bầu trời săn diệt những mục tiêu quân sự còn lại… (Trong ảnh: Thiết bị gây nhiễu và chế áp điện tử Tuman -2)
Nếu không phá hủy được hệ thống radar và các hệ thống tác chiến điện tử khác, nghĩa là khả năng phòng không, phát hiện mục tiêu, sự thông tin liên lạc chỉ huy của đối phương chưa bị đánh quỵ thì giá phải trả của không quân, chiến hạm khi bị giáng trả là không tránh khỏi. (Trong ảnh: Hệ thống radar RV-01 của Việt Nam).
Điều rút ra quan trọng ở VKCNC luôn phát huy tác dụng khi tồn tại trong môi trường điện tử thuận lợi. Tuy nhiên, dù cho có một hệ thống trinh sát điện tử hiện đại thì kết quả tín hiệu, thông tin thu được sẽ vô dụng khi thiếu đi yếu tố con người. (Trong ảnh: Radar cảnh giới P-35).
Vì vậy sự ra đời của Đoàn tác chiến điện tử 87 trực thuộc Cục tác chiến điện tử là một sự thay đổi về lượng để chuyển biến về chất, đưa hoạt động tác chiến điện tử của quân đội tiến lên chính quy, hiện đại, tinh nhuệ và thiện chiến trên cơ sở những kinh nghiệm chiến tranh, những bài học quý hiếm chỉ có được từ xương máu của thế hệ ông cha để lại… đã chứng tỏ sự trưởng thành của QĐND Việt Nam. (Trong ảnh: Hệ thống radar RV-01 của Việt Nam).
Theo_Báo Đất Việt
Nga-Mỹ phát triển hệ thống tác chiến điện tử chọc mù nhau
Để giành lợi thế trên chiến trường, Nga và Mỹ đang gấp rút phát triển những hệ thống tác chiến điện tử thế hệ mới nhằm khắc chế lẫn nhau.
Nga thử nghiệm thành công
Theo RT, công ty Công nghệ Radio - Điện tử (KRET) của Nga đang thử nghiệm một tổ hợp tác chiến điện tử mới, có khả năng tích hợp với các hệ thống phòng không thế hệ mới.
Đại diện của công ty KRET cho biết: "Tập đoàn đã đưa vào thử nghiệm các thành phần của một hệ thống tác chiến điện tử trên mặt đất.
Hệ thống này có khả năng bảo vệ được quân đội và các cơ sở dân sự khỏi những cuộc tấn công bằng đường không hoặc từ không gian. Những thử nghiệm này sẽ được hoàn thành trong năm nay".
Nguồn tin cũng nói rằng, hệ thống tác chiến điện tử này sẽ được tích hợp với hệ thống phòng không và các phương tiện chiến tranh khác.
Giải thích về mặt kỹ thuật, đại diện của công ty cho biết, hệ thống nói trên bao gồm các module phá sóng riêng biệt có khả năng gây ảnh hưởng đến hệ thống chỉ huy và kiểm soát của đối phương ở khoảng cách rất xa.
Ông Igor Nasenkov, Phó Tổng giám đốc của KRET nói: "Năng lượng, tần số, trí tuệ nhân tạo và nguồn lực của hệ thống được phân phối một cách tối ưu. Ngoài ra, tất cả các modul đều được trang bị các biện pháp bảo vệ bởi chúng chính là mục tiêu tấn công của kẻ thù".
Trước đó, một nguồn tin thân cận của công ty từng tiết lộ với TASS về kế hoạch phát triển của hệ thống này.
Theo đó, hệ thống không chỉ được trang bị cho các đơn vị tác chiến mặt đất mà có thể còn được tích hợp trên nhiều phương tiện khác nhau bao gồm trên biển, trên bộ và trên không.
Tiêm kích F-22 sẽ được tích hợp hệ thống tác chiến điện tử mới.
Không chỉ Nga bị khắc chế
Trước khi Nga tuyên bố có thử nghiệm thành công với hệ thống tác chiến điện tử mới, Cơ quan nghiên cứu quốc phòng (DARPA) thuộc Lầu năm góc cũng đã tuyên bố phát triển hệ thông mới có thể khiến radar Nga bị mù.
Hiện nay, các loại máy bay tàng hình thế hệ mới của Mỹ hiện nay như F-22, F-35 đều sở hữu một kho dữ liệu nhận dạng các tín hiệu radar của đối phương, cùng với đó là các biện pháp gây nhiễu đã được lập trình trước đối với từng loại sóng radar.
Tuy nhiên, nếu gặp một tín hiệu radar lạ chưa được lập trình để gây nhiễu, hệ thống sẽ không thể tìm ra cách đối phó. Khi đó các máy bay tàng hình này sẽ dễ dàng bị phát hiện và có thể bị tiêu diệt.
Để giải quyết vấn đề này, trước đây Lầu Năm Góc sử dụng biện pháp cổ điển, đó là triển khai một máy bay trinh sát điện tử RC-135 (ảnh) thường xuyên thực hiện các chuyến bay trên khắp thế giới thu thập thông tin về các dạng sóng radar mới của mọi đối thủ.
Dữ liệu đó sau đó được gửi đến một phòng thí nghiệm mặt đất để phân tích, sau đó các chuyên gia sẽ dựa trên kết quả để đưa ra các biện pháp gây nhiễu và cập nhật lên hệ thống tác chiến điện tử của các chiến đấu cơ.
Tuy nhiên, biện pháp này rất mất thời gian và thiếu hiệu quả trong bối cảnh công nghệ radar của các đối thủ đang phát triển nhanh chóng, dễ dàng thay đổi chỉ bằng một vài thao tác bằng phần mềm, trong khi quân đội Mỹ thường phải mất nhiều tháng, thậm chí nhiều năm để có được thông tin về hệ thống radar mới của các quốc gia như Nga và Trung Quốc.
Để giải quyết vấn đề này, sắp tới các máy bay chiến đấu F-22, F-35 của Mỹ sẽ được trang bị hệ thống tác chiến điện tử có trí thông minh nhân tạo có khả năng nhận dạng, phân tích các dạng sóng radar mới của đối phương để đề ra biện pháp gây nhiễu thích hợp cho máy bay trong thời gian cực ngắn.
Với trí thông minh nhân tạo này, máy bay có thể phát tín hiệu gây nhiễu ngay sau khi bắt gặp một dạng sóng radar. Hiện các hệ thống sử dụng kỹ thuật sử dụng trí thông minh nhân tạo đang trong giai đoạn thử nghiệm. Nếu được đưa vào hoạt động, nó sẽ tiết kiệm cho Bộ Quốc phòng Mỹ khá nhiều thời gian và tiền bạc.
Thậm chí các hệ thống này còn có khả năng cứu mạng phi công nếu họ gặp phải một hệ thống tên lửa phòng không hoặc radar cao tần mới của đối phương.
Thùy Dung (tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Nhật vạch trần nỗi sợ máy bay trinh sát Nga của Mỹ Một chuyên gia quân sự Mỹ đã bày tỏ sự lo ngại về 2 loại máy bay trinh sát và tác chiến điện tử của Nga đã triển khai ở Syria. Chuyên gia quân sự, cựu chiến binh Lục quân Hoa Kỳ Kettlin Patterson vừa có bài viết cho tạp chí The Diplomat. Trong bài viết, ông Patterson cho biết, đầu tư quy...