Trần Tùng Anh ra album đánh dấu bước chuyển mình trong sự nghiệp
Mới đây, tại khán phòng lớn Học viện Âm nhạc Quốc gia (Hà Nội) đã diễn ra lễ ra mắt dự án ‘Núi hát’ của ca sĩ Trần Tùng Anh với sự hỗ trợ của dàn nhạc giao hưởng và dân tộc ‘Sức sống mới’ dưới sự chỉ huy của nhạc trưởng Đồng Quang Vinh.
Trong chiếc áo dài vàng in hình cầu Tràng Tiền bắc qua dòng Hương Giang thơ mộng, giọng ca castrato hiếm có Trần Tùng Anh khiến cả khán phòng gai người khi khoe giọng nữ mềm mại ngọt ngào trong vắt qua ca khúc “Nàng thơ xứ Huế”.
Ngay sau đó, anh chuyển sang giọng nam trầm, mạnh mẽ và luân chuyển giọng một cách nhịp nhàng tinh tế, ăn ý một cách kỳ ảo. Nghe Trần Tùng Anh hát, nếu không nhìn hướng lên sân khấu, thật khó tin đó là một chàng trai, vì từ cách bỏ nhỏ đến khi lên tông cao vút đều rất đàn bà.
Ca sĩ Trần Tùng Anh hát với sự hỗ trợ của dàn nhạc giao hưởng và dân tộc “Sức sống mới”.
Sau “Nàng thơ xứ Huế”, anh tiếp tục thể hiện chất giọng mái hiếm hoi với “Cô gái vót chông”, “Tiếng đàn Ta Lư”. Hai ca khúc gắn với những giọng ca nữ nổi tiếng như nghệ sĩ Tường Vi, Anh Thơ, Trang Nhung… đã lần nữa bị Trần Tùng Anh chinh phục, cũng với một giọng nữ cao chót vót, lanh lảnh như chuông.
Dự án Núi hát gồm 9 MV là: “Tiếng đàn ta lư”, “Nàng thơ xứ Huế”, “Hồ trên núi”, “Còn duyên”, “Qua cầu gió bay”, “Chín bậc tình yêu”, “Tình ca Tây Bắc”, “Tiếng hát giữa rừng Pắc Bó” và “Đẹp mãi tình ta”. Trong 9 ca khúc trong MV có cả giọng nam, giọng nữ nên Trần Tùng Anh không sợ khán giả bị nhàm chán.
Trần Tùng Anh trả lời trong buổi họp báo.
Video đang HOT
Có thể thấy, có những ca khúc cách mạng đi cùng năm tháng, có những bài hát mang âm hưởng dân gian và một số bài dân ca quan họ, thể hiện ước mơ được ca ngợi vẻ đẹp miền sơn cước từ khi còn nhỏ của Trần Tùng Anh, ca ngợi di sản dân ca Quan họ quê hương mình. Nhưng, ý nghĩa phía sau đó trong cách chọn bài của Trần Tùng Anh mới thực sự khiến khán giả cảm động.
Theo Trần Tùng Anh, toàn bộ 9 ca khúc được lựa chọn đã gói trọn bước chân hành quân của bố Trần Tùng Anh trong cuộc đời quân ngũ của ông và chặng đường tình cảm của bố mẹ anh. Để rồi khi nghe album, khán giả sẽ hình dung được phần nào câu chuyện về cuộc đời của một người thanh niên đầy nhiệt huyết, đã sống hết mình để cống hiến cho đất nước, cho đời và hết mình với tình yêu, gia đình. Trần Tùng Anh đã rất khéo léo chọn lựa ca khúc để nói lên thông điệp anh gửi gắm, tưởng nhớ và bày tỏ lòng biết ơn đến người cha đã khuất.
Giọng ca 'phi giới tính' Trần Tùng Anh ra album đầu tay tặng người cha đã khuất
Sáng nay (24/9) tại Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, giọng ca 'phi giới tính' Trần Tùng Anh chính thức ra mắt album vol.1 'Núi hát' gồm 9 MV.
Đây là dự án lớn mà nam ca sĩ đã đầu tư nhiều tâm huyết cũng như tài chính để thực hiện sau 6 năm theo đuổi sự nghiệp âm nhạc.
Trong chiếc áo dài vàng in hình cầu Tràng Tiền bắc qua dòng Hương Giang thơ mộng, Trần Tùng Anh khiến cả khán phòng gai người khi khoe giọng nữ mềm mại, ngọt ngào, trong vắt qua ca khúc "Nàng thơ xứ Huế". Ngay sau đó anh chuyển sang giọng nam trầm, mạnh mẽ và luân chuyển giọng một cách nhịp nhàng tinh tế, ăn ý một cách kỳ ảo. Nghe Trần Tùng Anh hát, nếu không nhìn hướng lên sân khấu, thật khó tin đó là một chàng trai, vì từ cách bỏ nhỏ đến khi lên tông cao vút đều rất "đàn bà".
Trần Tùng Anh khiến cả khán phòng gai người khi khoe giọng nữ mềm mại, ngọt ngào, trong vắt.
Giọng ca phi giới tính chọn thể hiện ba tác phẩm nổi bật trong vol.1 "Núi hát" với 9 ca khúc như một cách "flex" toàn bộ chất của mình. Sau "Nàng thơ xứ Huế", anh tiếp tực thể hiện chất giọng mái hiếm hoi với "Cô gái vót chông", "Tiếng đàn ta lư". 2 ca khúc gắn với những giọng ca nữ nổi tiếng như nghệ sĩ Tường Vi, Anh Thơ, Trang Nhung... đã lần nữa bị Trần Tùng Anh chinh phục, cũng với một giọng nữ cao chót vót, lanh lảnh như chuông.
Cái tên album "Núi hát" xuất phát từ ước mơ của Trần Tùng Anh hồi nhỏ - chàng trai miền núi Bắc Giang yêu ca hát, thường hát vang trên đường đi học và ước mong sau này mình sẽ làm được điều gì thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên núi rừng.
Dự án "Núi hát" gồm 9 MV là: "Tiếng đàn ta lư", "Nàng thơ xứ Huế", "Hồ trên núi", "Còn duyên", "Qua cầu gió bay", "Chín bậc tình yêu", "Tình ca Tây Bắc", "Tiếng hát giữa rừng Pắc Bó" và "Đẹp mãi tình ta".
Trần Tùng Anh chia sẻ, toàn bộ 9 ca khúc được lựa chọn đã gói trọn bước chân hành quân của bố Trần Tùng Anh trong cuộc đời quân ngũ của ông và chặng đường tình cảm của bố mẹ anh. Để rồi khi nghe album, khán giả sẽ hình dung được phần nào câu chuyện về cuộc đời của một người thanh niên đầy nhiệt huyết, đã sống hết mình để cống hiến cho đất nước, cho đời và hết mình với tình yêu, gia đình. Trần Tùng Anh đã rất khéo léo chọn lựa ca khúc để nói lên thông điệp anh gửi gắm, tưởng nhớ và bày tỏ lòng biết ơn đến người cha đã khuất.
Album vol.1 "Núi hát" đã toàn thành cho nguyện ước tặng bố một món quà âm nhạc thật chỉn chu của Trần Tùng Anh. Đặc biệt, trong dự án có ca khúc Trần Tùng Anh tự sáng tác riêng tặng cho mối tình của cha mẹ mình là "Đẹp mãi tình ta". Sáng tác được dựa trên cảm hứng về chuyện tình yêu son sắt của cha mẹ anh. Ở ca khúc này, Trần Tùng Anh hát bằng hai giọng phi giới tính và giọng thuần nam như màn đối đáp tình tứ, duyên dáng và ngọt ngào giữa người nam và người nữ. Trần Tùng Anh hy vọng, sáng tác đầu tay của mình sẽ được khán giả đón nhận.
Ở album "Núi hát", Trần Tùng Anh chọn việc hát bằng giọng phi giới tính và giọng nam thật của mình để chuyển tải đầy đủ ý nghĩa câu chuyện mà anh muốn kể, với dàn nhạc giao hưởng thính phòng, dân tộc đồ sộ. Anh đặc biệt mời hai nhạc trưởng trẻ nổi tiếng là Đồng Quang Vinh và Lưu Quang Minh thực hiện hòa âm, phối khí các ca khúc trong album cho mình.
Nhạc trưởng Đồng Quang Vinh chia sẻ: "Bình thường tôi không có nhiều thời gian phối khí cho các ca sĩ và nghệ sĩ solo, vì muốn chỉ dành thời gian cho những dự án thật đặc biệt. Nhận được lời mời của Trần Tùng Anh, tôi nghiên cứu tác phẩm và giọng ca đặc biệt của chàng trai này và quyết định nhận lời phối và hòa âm 3 bài cho album "Núi hát" của em".
Nhờ giọng hát "đặc biệt" như các nghệ sĩ đánh giá, mà Trần Tùng Anh đã có được một sự hậu thuẫn đặc biệt để làm nên Núi hát. Nhạc trưởng Đồng Quang Vinh và Lưu Quang Minh không chỉ phối khí, hòa âm phù hợp với giọng hát, tính cách con người của Trần Tùng Anh mà còn phù hợp với câu chuyện mà anh muốn chuyển tải. Trần Tùng Anh bày tỏ, anh hài lòng và ưng ý phần âm nhạc của album.
"Nhạc trưởng Đồng Quang Vinh rất nghệ sĩ tính, anh là người sôi nổi, biết tạo cảm hứng. Anh làm việc vô cùng chuyên nghiệp nhưng rất gần gũi. Nhạc trưởng Lưu Quang Minh nhẹ nhàng, trầm tính hơn nhưng đôi lúc lại rất dữ dội, thể hiện qua những bản tổng phổ và beat nhạc. Cả hai anh đều rất kỹ lưỡng, chuyên nghiệp.
Tôi nghĩ trong cơ thể mình có hai con người, tôi hát được hai giọng. Đó cũng là lý do tôi mời hai Nhạc trưởng hòa âm phối khí album cho mình, mỗi anh sẽ phù hợp với một... con người trong tôi. Tôi rất cảm ơn hai Nhạc trưởng đã giúp tôi thực hiện album, định hình phong cách Trần Tùng Anh với màu sắc riêng biệt, mới mẻ thông qua dự án này", Trần Tùng Anh chia sẻ.
Từ trái qua: Đạo diễn Vương Khang, nhạc trưởng Đồng Quang Vinh, Trần Tùng Anh, nhạc trưởng Lưu Quang Minh, nhà báo Lương Ái Vân.
Ca sĩ Phúc Tiệp, người thầy của Trần Tùng Anh khi anh học ở Học viện âm nhạc Quốc gia Việt Nam gọi Trần Tùng Anh là "học trò đặc biệt" và chia sẻ về cậu học trò với dự án đầu tay trên trang cá nhân: "Ngày mới vào trường, khi phát hiện ra cậu ta là một giọng Castrato chính mình cũng là người bỡ ngỡ. Hàng chục năm giảng dạy ở Học viện âm nhạc cũng như trong lịch sử của Học viện, chưa khi nào có một sinh viên hát giọng này. Cảm giác vừa thích thú, vừa tò mò. Hồi ấy lục tìm hầu hết các tác phẩm về chất giọng đặc biệt này để nghiên cứu và định viết một giáo trình riêng cho Tùng Anh, chuẩn bị cho một quá trình học lâu dài theo đúng sở trường của cậu ấy.
Quá trình làm việc mới thấy bạn ấy hát Castrato nhưng lại đặc biệt yêu thích nhạc Việt Nam đặc biệt là các ca khúc mang âm hưởng quê hương - dân ca chứ lại không thích các tác phẩm cổ điển viết cho giọng ấy. Khi nhấc lên vị trí giọng giả thanh thì Tùng Anh có khả năng hát cực cao và rất mềm mại, còn giọng thật thì lại là một giọng Baritone thuần túy. Và các nhạc phẩm song ca nam- nữ được một mình bạn ấy thể hiện ...".
Trần Tùng Anh chọn Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam - ngôi trường thân yêu của anh - để ra mắt dự án "Núi hát". Được đứng trên sân khấu phòng hòa nhạc hát và chia sẻ cũng là ước mơ từ lâu của anh. Hỏi về những kỳ vọng với dự án, Tùng Anh khẳng định: "Thực lòng tôi chỉ muốn làm thỏa mãn đam mê". Hướng tới hình ảnh chàng ca sĩ sang trọng, lịch sự và chỉn chu trong tương lai, Núi hát là dấu mốc đầu tiên trên chặng đường âm nhạc đó của Trần Tùng Anh.
'Núi hát' Album đầu tiên dành tặng cha mẹ của giọng ca hiếm gặp Trần Tùng Anh Nổi lên từ chương trình 'Gương mặt thân quen' với giọng ca phi giới tính, đây là lần đầu tiên Trần Tùng Anh ra mắt một album tâm huyết về tình yêu của cha mẹ mình, được đầu tư bài bản, công phu cả về hình thức lẫn chất lượng nghệ thuật. Đây cũng là bước chuyển lớn trong sự nghiệp của ca...