Trăn trở với nghề mây tre đan
Đó là chia sẻ của anh Nguyễn Văn Hào, chủ cơ sở mây tre lá Thanh Bình đóng chân trên địa bàn xã Hưng Lộc, H.Thống Nhất. Thời điểm trước và sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, cơ sở của anh phải tăng tốc sản xuất liên tục để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Các sản phẩm được chế tác tại mây tre đan Thanh Bình đều được làm thủ công, tinh xảo và chất lượng tốt. Ảnh: V.Thế
Thuận lợi về đơn hàng là vậy nhưng theo đuổi nghề này với anh Hào cũng không ít gian truân, trong đó việc truyền nghề và tuyển dụng người trẻ hiện nay không phải dễ dàng.
* Sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu
Anh Nguyễn Văn Hào đã có hơn 10 năm đi theo nghề sản xuất mây tre đan ở Đồng Nai. Trước đây, anh làm việc cho các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu lớn ở Biên Hòa. Sau nhiều năm làm việc, anh tích lũy được những kinh nghiệm quý giá trong nghề và thấy rằng cần phải quyết tâm tạo lập sự nghiệp riêng của mình để có thể thực hiện những sáng tạo, ý tưởng mới mẻ, mà nếu chỉ đi làm thuê sẽ khó lòng triển khai được.
Ban đầu, anh Hào cũng mới sản xuất nhỏ, lẻ theo đơn đặt hàng của thị trường, hoạt động âm thầm nhưng dần dần, với kinh nghiệm của mình, cơ sở đã có những đơn hàng lớn. Năm 2018, anh được địa phương vận động đăng ký kinh doanh và thành lập cơ sở mang tên mây tre lá Thanh Bình. Từ đây, hoạt động sản xuất được sắp xếp quy củ hơn và mây tre lá Thanh Bình bước sang giai đoạn phát triển mới.
Theo anh Hào, để đảm bảo chất lượng sản phẩm được tốt, nguồn nguyên liệu anh sử dụng là từ vùng trồng mây ở Bảo Lộc, Madagui của tỉnh Lâm Đồng. Khu vực này có khí hậu phù hợp cho cây mây sinh trưởng, cho ra nguồn nguyên liệu mây bền, đẹp và đặc biệt, sản phẩm của anh phải dùng mây già, đạt chuẩn.
“Đối với mặt hàng thủ công mỹ nghệ chế tác từ nguyên liệu mây thì tuổi, độ bền của cây mây rất quan trọng. Nguyên liệu đạt chuẩn, các sản phẩm khi hoàn chỉnh như bàn ghế sofa, xích đu, đèn trang trí, ghế cà phê hay các sản phẩm theo đơn đặt hàng sẽ có độ bền rất cao” – anh Hào khẳng định.
Hiện nay, các sản phẩm của cơ sở được cung ứng cho nhiều doanh nghiệp, đối tác để phục vụ xuất khẩu ra thị trường thế giới. Phần còn lại, cơ sở tiêu thụ trong nước với các thị trường trọng điểm là TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương cũng như các tỉnh, thành phát triển du lịch, các khu du lịch, resort cần sản phẩm mây tre đan để trang trí.
Video đang HOT
Anh Nguyễn Văn Hào (giữa) giới thiệu sản phẩm với đối tác tại Phòng Trưng bày sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Đồng Nai
Dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm nay, cơ sở của anh xuất hàng đi liên tục nhưng vẫn không đủ để cung ứng cho các đối tác. “Sau thời gian sụt giảm vì bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, càng về cuối năm, lượng hàng dồn về nhiều hơn, thậm chí chúng tôi có cả đơn hàng ổn định trong năm 2022. Đối với đơn hàng nhỏ lẻ, tôi thậm chí phải tạm ngưng nhận” – anh Hào cho biết thêm.
Để chuyên nghiệp hóa và tạo thương hiệu tốt hơn nữa, năm 2021, anh Hào tiếp tục đưa sản phẩm tham gia cuộc thi Sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của tỉnh. Kết quả. mặt hàng xích đu mây của cơ sở đã được công nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu địa phương. Anh Hào cũng đưa các sản phẩm do cơ sở sản xuất được trưng bày và giới thiệu tại phòng trưng bày, giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Đồng Nai. Tại đây, cùng với hàng chục cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, mây tre đan Thanh Bình có cơ hội giao lưu, học hỏi và hợp tác để cùng tìm ra hướng phát triển mới.
Theo đánh giá của ông Lâm Quang Liêm, Phó giám đốc Trung tâm Khuyến công và tư vấn phát triển công nghiệp Đồng Nai, các sản phẩm của cơ sở mây tre đan Thanh Bình có tiềm năng tốt trên thị trường. Qua khảo sát, đánh giá, trung tâm sẽ có những hỗ trợ để cơ sở tiếp tục nâng chất lượng sản phẩm, đa dạng mẫu mã và phát triển kênh giới thiệu thương hiệu.
* Bài toán tuyển dụng và truyền nghề cho người trẻ
Hơn 10 năm đi theo nghề, sở dĩ anh Nguyễn Văn Hào vẫn còn trụ lại, phát triển được là nhờ tình yêu, niềm đam mê với việc chế tạo sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ mây để xuất khẩu. “Thực sự, càng làm, tôi càng đam mê khi tạo ra những sản phẩm nguyên liệu từ thiên nhiên, từ rừng trồng nên bảo vệ tốt môi trường, giá cả sản phẩm lại phải chăng phù hợp cả thị trường trong nước lẫn xuất khẩu” – anh Hào chi sẻ.
Hiện tại, ngoài cơ sở sản xuất, chế tác chính ở xã Hưng Lộc, H.Thống Nhất, cơ sở mây tre đan Thanh Bình còn có khu trưng bày, giới thiệu và kinh doanh ở TP.HCM. Dự định sắp tới của anh Hào là sẽ tiếp tục mở thêm một địa điểm trưng bày, quảng bá sản phẩm ở tỉnh Lâm Đồng cũng như tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất. Quỹ đất để anh mở rộng quy mô nhà xưởng cũng đã được chuẩn bị, tuy nhiên 2 năm qua, do khó khăn bởi ảnh hưởng của dịch bệnh nên kế hoạch này phải tạm ngừng.
Tuy có điều kiện để phát triển và mở rộng sản xuất, xuất khẩu như vậy nhưng điều trăn trở với anh Hào là trong tương lai, việc duy trì sản xuất được đến năm nào là rất khó nói bởi cũng như hầu hết nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống khác, nghề chế tác sản phẩm mây tre đan ngày càng mai một và thưa vắng lao động tâm huyết với nghề.
Nguyên do là đối với việc chế tác sản phẩm mây tre đan, việc sản xuất hầu như đều làm bằng thủ công. Tính tỉ mỉ và sự tâm huyết của người thợ đổ dồn vào mỗi sản phẩm là rất lớn, thế nhưng đa phần người trẻ hiện nay khi vào làm việc tại cơ sở không có được sự cẩn thận, chăm chút ấy. Mỗi lần nhận thợ, đào tạo nghề cũng phải mất thời gian nhưng sau này, rất ít lao động trẻ gắn bó được lâu dài, điều này khiến cho sự phát triển của cơ sở trong tương lai cũng gặp khó khăn.
“Như thời điểm hiện tai, trước và sau Tết, hàng của chúng tôi xuất đi liên tục nhưng không dám nhận thêm thợ vào. Bởi vì việc đào tạo để làm được việc mất vài tháng nhưng vấn đề là các em không theo nghề được lâu dài. Đây cũng là nỗi trăn trở chung của các cơ sở công nghiệp nông thôn trong khu vực” – anh Hào cho biết thêm.
Trồng sâm ở đất Trà Vinh, đào lên bất ngờ thấy toàn củ to, bự
Năm 2020-2021, HTX Nhật Linh (Trà Vinh) đã mạnh dạn vừa kết hợp giữa sản xuất rau màu truyền thống với trồng, sản xuất cây dược liệu qúy (sâm Bố chính) theo hướng khép kín (trồng - sơ chế - sản phẩm) để cung ứng trực tiếp ra thị trường... hứa hẹn hướng đi mới đầy triển vọng trong thị trường dược liệu.
Có thể nói, trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp rất đa dạng và được các hợp tác xã (HTX) lựa chọn đầu tư để tạo hướng đi mới, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm, đem lại hiệu quả kinh tế cho thành viên HTX.
HTX nông nghiệp Nhật Linh (xã Nhị Trường, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh) được thành lập và hoạt động chưa tròn 03 năm chuyên về sản xuất rau màu.
Năm 2020-2021, HTX đã mạnh dạn vừa kết hợp giữa sản xuất rau màu truyền thống với trồng, sản xuất cây dược liệu qúy (sâm Bố chính) theo hướng khép kín (trồng - sơ chế - sản phẩm) để cung ứng trực tiếp ra thị trường... hứa hẹn hướng đi mới đầy triển vọng trong thị trường dược liệu.
Mô hình trồng sâm Bố chính tại HTX nông nghiệp Nhật Linh (sâm Bố chính 10 ngày tuổi).
Bà Phạm Thùy Linh, Giám đốc HTX nông nghiệp Nhật Linh chia sẻ: định hướng của HTX là sẽ tạo ra sản phẩm nông nghiệp theo hình thức sản xuất an toàn, có giá trị kinh tế cao nhằm cung ứng cho các doanh nghiệp thu mua ngoài tỉnh và sản xuất ra thành phẩm ngay tại địa phương.
Bên cạnh sản xuất cây màu truyền thống, việc HTX hướng đến trồng cây sâm Bố chính bước đầu gặt hái thành công. Giá trị kinh tế của cây dược liệu này mang lại rất cao và phù hợp với các vùng đất cằn cỗi, đất triền giồng hay cát pha.
Do HTX tự vươn lên bằng nội lực của mình, nên đang gặp nhiều khó khăn và đây là cây dược liệu tương đối mới mẽ, nên lúc đầu thành viên trong HTX và nông dân còn e ngại. Hiện nay, mô hình trồng cây dược liệu (sâm Bố Chính) đã từng bước được nông dân đón nhận để liên kết với HTX.
Vụ sản xuất sâm Bố chính đầu tiên (niên vụ 2020 - 2021) được HTX thực hiện trên diện tích 0,3ha. Sau thời gian trồng đến thu hoạch khoảng 10 tháng, bình quân cho năng suất 05 - 06 tấn củ/ha.
Với giá sâm đang được HTX thu mua trực tiếp 100.000 đồng/kg củ và 20.000 đồng/kg lá sâm. Cây sâm sau 04 - 05 tháng trồng tiến hành thu hoạch 01 tháng/đợt; trung bình năng suất lá thu được khoảng 100-110kg/tháng/0,1ha.
Trong năm 2022, HTX đang liên kết và hỗ trợ cho nông dân trong xã triển khai trồng khoảng 0,5ha sâm Bố chính để làm nguồn nguyên liệu.
Củ sâm Bố chính (11 tháng tuổi) được HTX nông nghiệp Nhật Linh thu hoạch trong vụ sâm năm 2020.
Tận dụng và khai thác hiệu quả việc đa dạng cây trồng đối với các vùng đất kém hiệu quả để trồng cây dược liệu quý đang là hướng đi mới của nhiều tỉnh thành trong nước.
Do đó, muốn phát triển sản phẩm sâm Bố chính sản xuất theo hướng khép kín "trồng - thu mua - sơ chế" đòi hỏi cần có sự vào cuộc hỗ trợ của tỉnh, huyện để HTX nông nghiệp Nhật Linh sớm tiếp cận các nguồn vốn, chính sách và ứng dụng, chuyển giao khoa học - kỹ thuật cho nông dân và thành viên HTX.
Đây cũng là một trong những mô hình xóa nghèo, làm giàu cần khuyến khích, nhân rộng và góp phần làm đa dạng thêm sản phẩm công nghiệp nông thôn trong thời gian tới của địa phương.
Cũng theo bà Phạm Thùy Linh, để nâng cao hiệu quả kinh tế từ cây sâm Bố chính, năm 2020, HTX nông nghiệp Nhật Linh sau khi mua nguyên liệu của nông dân về để sản xuất sâm ngâm rượu; hoặc cung ứng củ sâm tươi để cho khách hàng về sơ chế theo nhu cầu.
Năm 2021, HTX đang xây dựng nhà sơ chế (diện tích 50m 2) do thành viên cho mượn đất để sản xuất thêm sản phẩm trà sâm (hộp giấy) và trà sâm túi nhựa; thời gian tới sẽ hướng đến sản xuất nước uống sâm tươi từ cây sâm Bố chính.
Do nguồn vốn đầu tư khá cao (gần 120 triệu đồng) để hoàn thiện quy trình sản xuất (đóng gói, sấy, mã vạch...), trước mắt, HTX sản xuất thủ công và tự đầu tư, trang bị máy móc theo khả năng nguồn vốn của HTX.
Đảm bảo nguồn cung, không khan hàng, sốt giá dịp Tết Mặc dù dịch COVID-19 tiếp tục có diễn biến phức tạp, số ca nhiễm tăng cao tại nhiều địa phương, ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống của người dân, tuy nhiên, thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ theo phương châm thích ứng an toàn, linh hoạt với dịch bệnh, các hoạt động kinh tế cũng đang dần hồi phục...