Trần tình của thầy toán nổi tiếng mạng xã hội bị tố giúp học sinh gian lận
Thông tin thầy N.T.Đ. (Hà Nội) cho trợ giảng giải đề và “tung” đáp án cho học sinh trong buổi thi thử môn Toán đang gây nhiều tranh cãi. Thầy N.T.Đ cho rằng việc làm của mình không thể gọi là gian lận, thậm chí còn tốt cho học sinh.
Mới đây, trên mạng xã hội, một thầy dạy toán có tên N.T.Đ bị tố đã giúp học sinh của mình gian lận trong kỳ thi online nhằm khảo sát chất lượng học sinh lớp 12 do Sở GD-ĐT Hà Nội tổ chức.
Thầy Đ là thầy giáo dạy toán online “đình đám” tại Hà Nội với gần 360.000 người theo dõi trên trang cá nhân.
Nội dung tố cáo cụ thể như sau: “Sở GD-ĐT Hà Nội tổ chức thi thử online ngày hôm qua. Trong thời gian thi, một thầy giáo đã cho trợ giảng của mình giải đề và lấy đáp án đăng lên facebook cho các bạn học sinh đang thi điền. Không xét đến tính chất của kì thi này vì đây là kỳ thi online nên buộc phải chấp nhận những tiêu cực đó nhưng xét trên phương diện một người thầy thì hành động tiếp tay cho học sinh gian lận trong thi cử là sai hoàn toàn.
Công bằng ở đâu cho những bạn học thật, thi thật nếu sáng thứ 2 đi học, kẻ gian lận được 10 điểm “vỗ mặt” những người cất công 90 phút ngồi làm bài. Ý nghĩa của kì thi lại bị chính những người được gọi là thầy mang ra để làm trò truyền thông cho với những con điểm ảo”.
Thầy giáo N.T.Đ (SN 1993), giáo viên dạy Toán tại Hà Nội
Video đang HOT
Trao đổi với VietNamNet, thầy N.T.Đ xác nhận, việc để trợ giảng giải đề và cung cấp đáp án cho học sinh là có thật.
Tuy nhiên, theo thầy Đ, đây chỉ là kỳ thi thử online, thời gian bắt đầu từ 19h30 đến 22h ngày 29/5. Trong khoảng thời gian này, học sinh hoàn toàn có thể thoải mái trao đổi bài; nhiều giáo viên khác có thể kịp đăng tải đáp án lên sớm cho học trò và không khó để điền đúng 100%.
“Nếu là gian lận phải đem lại lợi ích gì về chuyện điểm số. Trong khi ở bài thi này, nhiều trường không hề lấy điểm. Điều quan trọng nhất là học sinh có thể tham khảo được dạng đề để luyện tập. Do đó, tôi thấy việc mình làm khá bình thường”, thầy Đ khẳng định.
Thầy Đ cũng cho rằng, việc làm của mình xuất phát từ mục đích tốt, còn đúng hay sai là do cách nhìn nhận của mỗi người.
“Đối với bản thân tôi, tôi làm thế vì nghĩ cho học trò và thậm chí còn thấy tốt cho học sinh của mình” – thầy Đ nói.
Một chiêu trò quảng cáo?
Vụ việc gây xôn xao và thu hút nhiều bình luận trên mạng xã hội.
“Hành động gian dối lại còn ngụy biện, như thế sao dạy được học trò? Người thầy mà chiều học trò thì sớm muộn cũng tạo ra những học trò hư. Tiên học lễ, hậu học văn. Dạy người rồi mới dạy chữ, nhưng thầy đang làm ngược lại rồi”, một người bình luận.
Một người khác bày tỏ quan điểm: “Tiêu cực một cách công khai lại mang danh giúp đỡ học trò như vậy thì thật nguy hiểm. Mong rằng qua sự việc này, thầy có thể suy nghĩ khác hơn, đặt mục tiêu dạy làm người cao hơn dạy tri thức”.
“Mục đích của kỳ thi đúng như tên gọi là nhằm khảo sát, đánh giá học sinh chứ không phải lấy điểm. Hành vi của thầy là đang tiếp tay cho sự gian lận. Học trò thì muốn điểm cao để khoe khoang với bạn bè, còn thầy muốn trò điểm cao để quảng cáo cho mình dạy giỏi, chẳng qua là bệnh thành tích ảo mà thôi”, một người khác bức xúc.
Ngày 29/5, Sở GD-ĐT Hà Nội tổ chức kỳ thi online để khảo sát chất lượng học sinh lớp 12. Các em được làm bài kiểm tra tại nhà, ngoài giờ học trên lớp. Sở GD-ĐT không bắt buộc các đơn vị lấy điểm kiểm tra khảo sát mà còn tùy tình hình cụ thể, nhà trường có thể sử dụng kết quả khảo sát làm điểm kiểm tra thường xuyên, nhưng không được lấy vào điểm kiểm tra định kỳ.
Mục đích của khảo sát nhằm giúp giáo viên bộ môn nắm được những điểm còn hạn chế của học sinh và có các biện pháp bồi dưỡng kịp thời. Còn học sinh sẽ được cọ sát để chuẩn bị tốt cho kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2020.
Theo dự kiến, kỳ khảo sát online sẽ tiếp tục diễn ra vào ngày 19-21/6 và 10-12/7/2020.
Hà Nội: Tiếp tục khảo sát chất lượng học sinh lớp 12 bằng hình thức trực tuyến
Sở GD&ĐT Hà Nội vừa công bố thêm lịch khảo sát học sinh lớp 12 bằng hình thức trực tuyến trước kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020.
Theo đó, kỳ khảo sát được tiến hành: Lần thứ nhất ngày 29, 30, 31-5-2020; Lần thứ hai ngày 19, 20, 21-6-2020; Lần thứ ba ngày 10, 11, 12-7-2020.
Mỗi học sinh THPT dự kiểm tra 03 bài, trong đó có 02 bài bắt buộc (các môn Toán, tiếng Anh) và một bài tự chọn Khoa học tự nhiên (tổ hợp các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học) hoặc Khoa học xã hội (tổ hợp các môn Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân). Mỗi học sinh GDTX dự kiểm tra 02 bài, trong đó có 01 bài bắt buộc là môn Toán và một bài tự chọn Khoa học tự nhiên (tổ hợp các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học) hoặc Khoa học xã hội (tổ hợp các môn Lịch sử, Địa lí).
Theo Sở GD&ĐT Hà Nội: Hiện nay, việc dạy học, ôn tập, thi trực tuyến đã và đang là hình thức phù hợp trong xu thế chung của cách mạng công nghiệp 4.0 và ngày càng khẳng định nhiều ưu điểm vượt trội như: tiết kiệm thời gian, chi phí và nội dung sinh động.
Tại Hà Nội, việc áp dụng công nghệ hiện đại vào giáo dục ngày càng được chú trọng, những mô hình học tập thông minh thông qua môi trường trực tuyến được phát triển mạnh mẽ. Việc xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan dùng trong học tập trực tuyến trên hệ thống Hanoi Study lần đầu tiên được thực hiện cho học sinh phổ thông Hà Nội.
Theo đó, học sinh chỉ cần đăng ký thành viên qua các thiết bị có kết nối mạng Internet là có thể học tập ở bất kỳ đâu với hệ thống tài liệu học tập, câu hỏi thảo luận, bài kiểm tra đều được lưu trữ trên nền tảng trực tuyến.
Lịch khảo sát trực tuyến học sinh lớp 12 thông qua hình thức trực tuyến
Triển khai xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm cho học sinh phổ thông Hà Nội tự làm bài kiểm tra qua Internet (nhất là đối với học sinh lớp 12) nhằm mục đích giúp học sinh tự kiểm tra, đánh giá năng lực của bản thân trong quá trình học tập; giúp giáo viên kiểm tra, khảo sát, đánh giá chất lượng học sinh, từ đó có biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học, giúp phụ huynh học sinh nắm được năng lực học tập của con em mình.
Để các kỳ khảo sát đạt hiệu quả cao nhất, Sở GD&ĐT đã yêu cầu các trường rà soát công tác chuẩn bị, tổ chức họp cha mẹ học sinh để phối hợp trong công tác bố trí thiết bị, giám sát việc làm bài của học sinh; Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn trực tiếp phối hợp với cha mẹ học sinh chuẩn bị điều kiện về cơ sở vật chất (máy tính, máy tính bảng, điện thoại thông minh, đường truyền kết nối mạng Internet) phục vụ cho kiểm tra khảo sát; rà soát và có giải pháp đối với những học sinh hoàn cảnh khó khăn không có đủ phương tiện để tham gia khảo sát (bố trí cho học sinh làm bài khảo sát tại trường, cho học sinh mượn thiết bị nhà trường, huy động sự hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân có điều kiện tài trợ), đảm bảo cho tất cả học sinh lớp 12 đều được tham dự các lần kiểm tra khảo sát.
Ba đợt khảo sát trực tuyến chất lượng học sinh lớp 12: Làm thế nào mới hiểu quả? Theo Sở GD&ĐT Hà Nội, học sinh lớp 12 năm nay sẽ tham gia kiểm tra khảo sát chất lượng trực tuyến 3 lần để chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020. Việc khảo sát trực tuyến giúp các nhà trường giảm thời gian, công sức, tài chính trong công tác in sao đề, coi, chấm bài. Lần đầu tiên Hà...