Trần tình của hot-girl Hà Phương chuyên gạ bán dâm để trộm
Để có tiền tiêu xài và tân trang nhan sắc, sau khi ra tù, hot-girl chuyển giới Hà Phương quay lại con đường bán dâm, trộm cắp. Phương đứng đường vẫy xe xin đi nhờ, gạ mua dâm rồi lợi dụng khách sơ hở để trộm tài sản.
Lao xe vào cảnh sát để tẩu thoát
Như đã thông tin, Công an quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) vừa bắt giữ đối tượng Đỗ Thành Kiên (tên gọi khác Đỗ Hà Phương, SN 1982, trú tại Tam Dương, Vĩnh Phúc) để điều tra về hành vi trộm cắp tài sản.
Kiên được biết đến là hot-girl chuyển giới phải nhận 36 tháng tù vì gây ra vụ trộm dây chuyền hình con nhện có giá trị ở Ba Đình năm 2013. Kiên vừa được đặc xá tha tù dịp 2.9 vừa qua.
Tuy nhiên, chỉ 1 tháng sau khi ra tù, Kiên lại bị bắt vì hành vi tương tự.
Nguyễn Thành Kiên, tức Hà Phương tại cơ quan điều tra
Theo đó, khoảng 20h ngày 30.9, Kiên xin đi nhờ xe ô tô Fotuner của anh T. trên đại lộ Thăng Long. Lợi dụng lúc chủ xe sơ hở, Kiên rút trộm 5,2 triệu đồng rồi xin xuống xe.
Kiên nhanh chân leo lên xe đồng bọn là Trương Ngọc Nam (SN 1984, Ba Vì, Hà Nội) để bỏ trốn. Phát hiện mất tiền, anh T. xuống xe đuổi theo.
Lúc này, tổ công tác Đội Cảnh sát hình sự, Công an quận Bắc Từ Liêm đang tuần tra trên tuyến. Phát hiện sự việc, tổ công tác đã yêu cầu Kiên và Nam dừng xe nhưng đối tượng không chấp hành.
Một cán bộ điều tra cho biết, khi cảnh sát áp sát chặn đầu thì đối tượng Nam lao thẳng xe vào người một cán bộ điều tra hòng bỏ chạy. Khi biết bị cảnh sát vây bắt, Nam để lại Kiên và tiếp tục phóng đi nhưng bất thành.
Điều tra mở rộng, cơ quan điều tra còn làm rõ, ngày 20.9, Kiên đã cùng đồng bọn trộm cắp 25 triệu đồng của anh M. (ở huyện Quốc Oai, Hà Nội).
Video đang HOT
Theo đó, vào khoảng 18h30 ngày 20.9, Kiên đứng ven đường Đại lộ Thăng Long thì phát hiện anh M. đi xe máy một mình nên vẫy tay xin đi nhờ xe.
Sau khi lên xe, biết anh M. say rượu, Kiên gạ người đàn ông này mua dâm. Thừa lúc anh M. không để ý, hot-girl chuyển giới này thò tay vào túi quần anh M. lấy 25 triệu đồng trước khi xuống xe bỏ trốn.
Từng ra nước ngoài bán dâm
Tại cơ quan điều tra, Kiên chia sẻ, do đã sử dụng các biện pháp can thiệp để chuyển đổi giới tính nên mỗi tuần Kiên phải tiêm 2 mũi thuốc “đặc trị” để duy trì vóc dáng của một cô gái. Mỗi mũi tiêm tiêu tốn của Kiên hết 600 nghìn đồng.
Thời gian đầu mới chuyển giới, Kiên có vóc dáng và gương mặt xinh đẹp nên thường xuyên ra nước ngoài du lịch rồi bán dâm. Kiếm được nhiều tiền nhưng Kiên không tích góp mà “đốt” hết vào các cuộc ăn chơi. Đến khi hết tiền, Kiên giở thói trộm cắp và vướng vào vòng lao lý.
Thời gian ở trong trại giam, do không có thuốc tiêm, Kiên bị phù chân, đau tức ở ngực và một số bộ phận khác.
Ngày 30.8.2015, Kiên được đặc xá tha tù trước thời hạn. Rời trại giam, Kiên không trở về địa phương mà tìm cách ở lại Hà Nội. Để lấy tiền “tân trang” lại nhan sắc và tiêu xài, Kiên quay trở lại con đường làm gái bán dâm, trộm cắp tài sản.
Kiên thường ăn mặc hở hang, thuê người chở đến ven đường Trần Duy Hưng và Đại lộ Thăng Long để “hành nghề”.
Khi thấy đàn ông đi xe máy hoặc ô tô một mình, Kiên liền làm quen, xin đi nhờ xe. Khi được “con mồi” đồng ý cho đi nhờ, đồng bọn chở Kiên sẽ bám sát phía sau.
Ngồi trên xe, Phương tìm cách trò chuyện mời gọi “con mồi” mua dâm. Sau một hồi kích thích, lợi dụng lúc chủ xe sơ hở, Kiên lấy trộm tài sản, sau đó kiếm cớ hoặc nói rằng không mang “bao an toàn”… để xin xuống xe. Khi Kiên rời khỏi xe khổ chủ thì lập tức đồng bọn lao tới đón và tẩu thoát.
Kiên khai, sau khi lấy được 25 triệu đồng của anh M hôm 20.9, Kiên chia cho đồng bọn 300 nghìn đồng. Số tiền còn lại Kiên sử dụng hết vào việc “tân trang” nhan sắc và mua sắm.
Hiện, Công an quận Nam Từ Liêm đang tiếp tục điều tra mở rộng vụ việc. Cơ quan điều tra thông báo, ai là bị hại của Nguyễn Thành Kiên thì tới Công an quận Nam Từ Liêm để được giải quyết.
Theo Danviet
Người chuyển giới có quyền thay đổi hộ tịch và các quyền nhân thân
Trường hợp cá nhân đã chuyển đổi giới tính thì có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền thay đổi hộ tịch và có các quyền nhân thân khác.
Sáng nay (9/6), tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIII báo cáo Thẩm tra dự án Bộ luật dân sự (sửa đổi) đã được chỉnh lý trên cơ sở tiếp thu ý kiến nhân dân, ông Phan Trung Lý, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật cho biết, về khoản 2 Điều 36 quy định về việc chuyển đổi giới tính theo hướng: "Nhà nước không thừa nhận việc chuyển đổi giới tính. Trường hợp cá nhân đã chuyển đổi giới tính thì có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền thay đổi hộ tịch và có các quyền nhân thân khác theo quy định tại khoản 1 Điều này".
Đề cao quyền con người
Theo Ủy ban pháp luật, việc thừa nhận hay không thừa nhận việc chuyển đổi giới tính không chỉ liên quan đến quyền nhân thân của một cá nhân, mà kèm theo đó là rất nhiều vấn đề xã hội phát sinh, chẳng hạn như hành lang pháp lý cho việc áp dụng các biện pháp y học để chuyển đổi giới tính, vấn đề công nhận hôn nhân đồng giới, sự phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và truyền thống, phong tục, tập quán của Việt Nam...
Người chuyển giới tham gia một sự kiện dành cho cộng đồng hồi tháng 5/2015 tại Hà Nội (Ảnh: iSEE)
Do đó, vấn đề này cần được nghiên cứu kỹ lưỡng, thận trọng. Dự thảo Bộ luật một mặt quy định Nhà nước không thừa nhận việc chuyển đổi giới tính, nhưng mặt khác lại quy định quyền của người đã chuyển đổi giới tính được yêu cầu cơ quan nhà nước thay đổi hộ tịch và có các quyền nhân thân khác có liên quan. Như vậy, nếu việc chuyển đổi giới tính đã được thực hiện thì các hệ quả phát sinh lại được pháp luật tôn trọng và bảo hộ.
Ủy ban Pháp luật cho rằng đây là vấn đề hết sức nhạy cảm trong xã hội, nếu đã không thừa nhận việc chuyển đổi giới tính thì cũng không cho phép được thay đổi hộ tịch và các quyền nhân thân khác theo giới tính mới. Vì vậy, đề nghị nghiên cứu, giải trình rõ quy định này.
Về Điều 40. Quyền xác định lại giới tính: Theo ông Phan Trung Lý, quy định như Dự thảo Bộ luật còn quá chung, khó áp dụng trong thực tiễn, cần có điều khoản dẫn chiếu giao cho Chính phủ hoặc Bộ Y tế hướng dẫn những trường hợp cụ thể về xác định lại giới tính hoặc chuyển đổi giới tính. Về vấn đề chuyển giới, nhiều ý kiến đề nghị sử dụng thống nhất thuật ngữ "chuyển đổi giới tính" thay cho "chuyển giới", việc chuyển đổi giới tính chỉ nên công nhận trong những trường hợp nhất định dựa trên các lý do về y học.
Ngành Y tế cần làm rõ các điều kiện về y, sinh học về chuyển đổi giới tính để vừa bảo vệ được quyền của người cần được chuyển đổi giới tính, bảo đảm được sự minh bạch, công khai về điều kiện chuyển đổi giới tính và để vừa tránh được sự lạm dụng trái pháp luật trong chuyển đổi giới tính.
Dự thảo Bộ luật Dân sự sửa đổi do Quốc hội đưa ra lấy ý kiến người dân về vấn đề chuyển giới có 2 phương án. Thứ nhất không cho phép, không thừa nhận chuyển đối giới tính tại Việt Nam như lâu nay vẫn đang thực hiện. Thứ hai là trong một số trường hợp đặc biệt thì có thể thực hiện việc chuyển đổi giới tính, được cơ quan có thẩm quyền cho phép theo quy định của pháp luật.
Ủy ban Pháp luật đề nghị quy định theo phương án 2. Lý do:Nếu pháp luật cho phép cá nhân chuyển giới, những cái mất sẽ không nhiều (có chăng là sẽ mất đi những tư duy cũ về vấn đề này). Ngược lại, những cái được sẽ rất lớn. Đó là, cả xã hội sẽ nhìn nhận vấn đề chuyển giới tính cực hơn, sự kỳ thị và định kiến đối với họ rồi sẽ không còn.
Kết quả là sẽ tạo ra được môi trường xã hội tích cực, giúp cho những người chuyển giới tự tin, yên tâm và tin tưởng vào chế độ ưu tiên của Nhà nước ta và từ đó giúp họ quyết tâm đóng góp sức lao động để xây dựng cuộc sống, xây dựng gia đình và xã hội.
Về mặt kinh tế, tình trạng "chảy máu tiền tệ" sẽ được ngăn chặn, bởi vì những người chuyển giới sẽ yên tâm thực hiện việc này tại các bệnh viện trong nước và Việt Nam sẽ có những bệnh viện với những trang thiết bị hiện đại cùng đội ngũ các bác sĩ giỏi về lĩnh vực này. Đây cũng là một kênh thu hút đầu tư tư nhân trong nước và nước ngoài để hiện đại hóa bệnh viện.
Nếu pháp luật thừa nhận việc chuyển giới trong Bộ luật Dân sự (sửa đổi) thì có nghĩa là pháp luật Việt Nam đã mở rộng quyền nhân thân của cá nhân, sẽ không còn sự phân biệt đối xử với những người này và pháp luật thật sự bảo vệ quyền lợi cho một số ít là các cá nhân đang ở vào thế yếu.
Điều này cũng có nghĩa là các nguyên tắc quy định tại Điều 3: "Nhà nước công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người..., mọi người có điều kiện phát triển toàn diện" và tại Điều 16: "Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật; Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội" của Hiến pháp năm 2013 sẽ cụ thể hóa và sẽ được áp dụng thật sự trong cuộc sống.
Cá nhân có quyền xác định lại giới tính
Ông Phan Trung Lý cho biết thêm: Tiếp thu ý kiến Nhân dân, đồng thời để bảo đảm vị trí, vai trò luật chung của BLDS, dự thảo Bộ luật Bộ luật (Điều 36) quy định: Cá nhân có quyền xác định lại giới tính; việc xác định lại giới tính được thực hiện theo quy định của pháp luật; người đã thực hiện việc xác định lại giới tính có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền thay đổi hộ tịch cho phù hợp với giới tính của mình và có các quyền nhân thân khác phù hợp với giới tính theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan.
Việc chuyển đổi giới tính là một nhu cầu có thật của một bộ phận người dân, trong khi đó, pháp luật Việt Nam chưa cho phép nên một số người đã ra nước ngoài để thực hiện việc chuyển đổi giới tính, khi về nước họ không được thay đổi hộ tịch và do đó, gặp không ít khó khăn trong việc tiếp cận dịch vụ y tế để duy trì giới tính mới, cũng như trong cuộc sống, công tác và thực hiện các quyền dân sự khác có liên quan.
Do vậy, bên cạnh việc quy định Nhà nước không thừa nhận việc chuyển đổi giới tính thì Bộ luật dân sự cũng cần có quy định để giải quyết hậu quả pháp lý phát sinh từ việc chuyển đổi giới tính nhằm bảo đảm các quyền, lợi ích chính đáng của người đã chuyển đổi giới tính./.
Lại Thìn
Theo_VOV
Sẽ có buồng giam riêng cho người chuyển giới Dự thảo Luật quy định người chuyển giới có thể được bố trí giam giữ ở buồng riêng. Cuối tuần qua, thay mặt Chính phủ, thừa ủy quyền Thủ tướng, Đại tướng Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Công an đã trình Quốc hội dự án Luật Tạm giữ, tạm giam. Với 11 chương, 87 điều, dự thảo Luật...