Trần Thu Hà làm thơ để trả nợ khán giả trung thành
Sau âm nhạc, với Hà Trần, thi ca là “không gian” lý tưởng để bày tỏ cảm xúc. Niềm vui làm mẹ ở tuổi 34 tiếp năng lượng cho nữ ca sĩ sáng tạo. Vừa ra mắt “ Thập kỷ yêu” sáng 19/9 tại TP HCM, chị đã nhen nhóm ý tưởng về tập thơ thứ 2.
- Mục đích lớn nhất của chị khi ra cuốn thơ đầu tay – “Thập kỷ yêu”?
- Trong hơn 10 năm ca hát, tôi có nhiều người hâm mộ. Đó là những khán giả hết sức trung thành, dành cho tôi tình cảm lớn, theo dõi tôi trong từng chặng đường. Điều đó làm cho tôi cảm thấy mắc nợ họ. Tôi phải tìm cách trả ơn bằng sáng tạo trong nghệ thuật. Và tôi chọn thi ca để làm điều này.
Trần Thu Hà cười rạng rỡ khi ra mắt tập thơ “Thập kỷ yêu” vào sáng 19/9 tại Nhà sách Phương Nam, TP HCM. “Mẹ là người đưa tôi đến với thi ca. Từ những bài thơ non nớt thuở lên 8 đến khi người qua đời, mẹ là độc giả duy nhất, và là nhà biên tập của tôi….”, nữ ca sĩ viết trong lời nói đầu của tập thơ.
- Vì sao lại là thi ca mà không phải một loại hình nghệ thuật nào khác?
- Ngày xưa tôi cũng hay viết lung tung, tản văn này kia… Nhưng với tôi, sau âm nhạc, thơ là phương tiện hữu hiệu nhất để bày tỏ nỗi lòng. Tôi làm thơ từ bé, yêu cảm giác thể hiện cảm xúc qua con chữ, nắn nót viết lại sáng tác vào những cuốn sổ tay.
Tôi chưa bao giờ nghĩ mình là một nhà thơ. Tập sách đầu tay chỉ là một cách để nêu suy nghĩ, cảm nhận và triết lý sống của một người làm nghệ thuật như bao người làm nghệ thuật khác. Đây cũng là một thử sức của tôi với loại hình nghệ thuật ngoài chuyên môn của mình. Tôi muốn thử nghiệm tất cả các ngành nghệ thuật mà mình yêu thích, để từ sự lao động và trải nghiệm, có thể gặt hái được thành quả nhất định nào đấy.
Tôi còn tập tành viết nhạc. Trong giai đoạn này, tôi muốn khai thác hết những khả năng và năng lực của mình. Cái gì làm được thì cố gắng hết sức để cho ra sản phẩm.
- “Thập kỷ yêu” không chỉ gồm các bài thơ về tình yêu lứa đôi. Chị đã sáng tác với tâm trạng như thế nào?
- Tập thơ này phản ánh lại tuổi 20 của tôi với nhiều tâm trạng. Khi mới đôi mươi, tôi viết rất nhiều đề tài khác nhau, có cả những bài viết về mẹ, có nhiều bài thơ viết cho cháu gái, bạn gái… Tình yêu đôi lứa chỉ là một phần của cuộc sống rộng lớn. Tôi là người nhiều tình cảm, tôi muốn thể hiện chữ tình cảm ở một nghĩa rộng lớn, về mối quan hệ giữa con người với con người.
Cô chia sẻ, tập thơ là một cách để cô làm mới bản thân và bày tỏ tình cảm với người hâm mộ.
- Đâu là bài thơ tình chị tặng cho chồng?
- Có thể khi lập gia đình, tôi hạnh phúc quá chăng nên không thể viết được gì về hạnh phúc gia đình hiện tại. Tôi và ông xã sống với nhau gần 10 năm. Đó là một tình yêu lớn lao đến nỗi không cần phải nói nhiều về nó nữa, vì nó đã thật sự rất quý giá với mình.
Dù vậy, bài thơ kết lại tập sách, bài Thập kỷ yêu, cũng là chốt lại những suy nghĩ của tôi về cuộc sống gia đình hiện tại: “Thập kỷ yêu cuối cùng còn lại gì / Tình yêu lớn không cần ca ngợi / Tôi ươm một hạt mầm xương thịt / Vẫn khấp khểnh lo đặt nhầm thời / Sau này sống sao chỉ với lòng nhân?…”. Đó là tâm sự rất chân thật của tôi về tình yêu của đời mình, về đứa con sắp sửa chào đời.
Video đang HOT
- Đọc thơ chị, người ta thấy một Trần Thu Hà khước từ nhịp sống nhanh gấp để tìm về tĩnh lặng, thiên nhiên, âm nhạc và sách vở. Chị giữ những cảm xúc đó trong thế giới showbiz sôi động như thế nào?
- Có giai đoạn, tôi cảm thấy những vận hành của xã hội xung quanh không phù hợp với mình lắm. Sự tĩnh lặng luôn có ở trong tôi kể từ khi tôi mới hơn 10 tuổi đầu. Bởi cuộc sống của tôi không suôn sẻ như nhiều người khác, có nhiều thăng trầm, trải qua quá nhiều thứ, nên trong tâm tưởng của tôi lúc nào cũng hướng đến sự tĩnh lặng.
Người ca sĩ là gắn với sân khấu, với loại hình nghệ thuật biểu diễn nên thường hướng ngoại. Còn sáng tác thi ca lại là công việc của người hướng nội. Nhưng may mắn là với tôi, hai con người tưởng chừng như rất mâu thuẫn ấy vẫn “sống hòa thuận” với nhau.
- Các bài thơ của chị phần nhiều đều giàu nhạc điệu, bao giờ chị có ý định chuyển thể chúng sang âm nhạc?
- Vì tôi là ca sĩ, làm nhạc nên khi làm thơ, tính giai điệu ám ảnh trong con chữ. Bản thân tôi thích thơ phải có giai điệu, nhịp điệu và tiết tấu. Sắp tới tôi có bài Hát ru mùa đông mà lời được dựa theo ý bài Thơ viết cho Cua trong cuốn Thập kỷ yêu. Tôi rất mong có thể chọn được những bài thơ thích hợp của mình để chuyển sang ca khúc.
Nhưng công việc này cần có thời gian vì còn phải đi tìm “chiếc chìa khóa” trong công thức chuyển thơ thành nhạc.
- Chị mong đợi điều gì sau khi ra mắt tập thơ?
- Chuyện tôi ra băng đĩa thì không có gì lạ lẫm. Còn việc ra mắt thơ là một cách để làm mới mình. Tôi hồi hộp chờ đón phản hồi của độc giả. Phản hồi của người đọc là nguồn năng lượng lớn của tôi. Từ xưa đến nay, việc ca hát của tôi cũng lấy năng lượng từ khán giả.
Cuộc sống vốn có nhiều điều trắc trở, bề bộn, không phải lúc nào cũng suôn sẻ đâu. Ai cũng vậy thôi, nhưng có người nói ra, có người không nói ra. Thập kỷ yêu đã ra mắt, như là dịp để tôi biến những riêng tư của mình thành tác phẩm mà người khác có thể đọc được và biết đâu thấy được một phần cuộc sống của họ trong đó.
- Sau “Thập kỷ yêu”, chị còn dự định nào với công việc sáng tác thơ ca?
- Tôi đang có ý tưởng cho tập thơ tiếp theo, với một phong cách khác. Biết đâu nó sẽ được ra mắt sau 10 năm nữa (cười).
Trong khi con gái bận tíu tít trả lời phỏng vấn, ký tặng sách…, nhạc sĩ Trần Hiếu lặng lẽ ngồi một góc để đọc tập thơ của con. Trần Hiếu chia sẻ, gia đình ông ai cũng thích làm thơ nhưng Trần Thu Hà là người đầu tiên in được một tập thơ hẳn hoi để giới thiệu đến độc giả.
- Bao giờ chị quay về Mỹ để chuẩn bị chào đón công chúa đầu lòng?
- Về Việt Nam lần này, tôi không có nhiều thời gian. Ra mắt tập thơ sáng 19/9 tại TP HCM, tối cùng ngày, tôi phải bay về Hà Nội để sáng 20/9 tập luyện cho Không gian âm nhạc. Sau ba đêm diễn, tôi lưu lại Hà Nội đến ngày 5/10 để thăm gia đình, gặp gỡ bạn bè, khán giả rồi sẽ quay về Mỹ chuẩn bị rất nhiều thứ cho việc sinh em bé. Điều mà tôi quan tâm nhất hiện tại là sinh nở dễ dàng, em bé sẽ khỏe mạnh. Chứ nghe mấy chị đi trước chia sẻ chuyện sinh nở thấy sợ quá (cười)…
Giữa tôi và chồng luôn có sự liên hệ về tinh thần rất đặc biệt, chặt chẽ và con cái là niềm hạnh phúc lớn lao mà chúng tôi mong chờ lâu nay. 34 tuổi mới làm mẹ lần đầu, tôi hạnh phúc vì đã gieo được mầm hạt trong cuộc đời.
Theo VN Express
Giăng bẫy chồng vào lưới tình
Chiến - ông chồng già của Ngư Anh từng là một giám đốc tổng công ty, nhưng về hưu đã mấy năm, đầu đã hói gần hết, người khá phát phì, suốt ngày chỉ chăm làm thơ và chơi cờ.
Người hàng xóm chung nhà
Thời gian biểu trong ngày của Chiến rất minh bạch, được đánh vi tính đặt trang trọng ở trên bàn làm việc: 5 giờ sáng chạy một vòng quanh hồ Linh Đàm. 7 giờ tắm rửa, ăn sáng. 9 giờ chơi cờ, đàm đạo văn thơ (với mấy ông bạn già thơ phú vớ vẩn gần nhà). 11 giờ ăn cơm (vợ nấu). Ngủ đến 15 giờ.
Chiều đi câu cá từ 15 giờ 30 đến 18 giờ. 19 giờ ăn cơm. 21 giờ lên phòng riêng (ông vẫn ngủ một mình từ hồi về hưu với lý do già rồi đêm hay đi vệ sinh lục cục làm mọi người mất ngủ), làm việc (làm mấy bài thơ con cóc đến lúc buồn ngủ thì đi ngủ). Trên cùng của tờ thời gian biểu ấy in to đậm trang trọng dòng chữ: Sống khoa học điều độ là liều thuốc thần diệu để khỏe mạnh sống lâu.
Ngư Anh chẳng đòi hỏi nhiều gì ở chồng mình. Trước kia họ lấy nhau là do có người giới thiệu. Ông Chiến vẫn bảo: Đến tuổi thì phải xây dựng gia đình, thế thôi. Chẳng yêu đương, đưa đón gì. Khi trẻ thì ông công tác ở ngoại tỉnh, thỉnh thoảng mới về. Một mình cô đầu tắt mặt tối nuôi 2 con nhỏ. Giờ đây cả hai đứa đều đã trưởng thành và ra nước ngoài cả: đứa học thạc sĩ ở Singgapo, đứa học đại học ở Úc. Thiếu những đứa con đứng giữa, cuộc sống của hai vợ chồng cô trở nên hết sức buồn bã và và tẻ nhạt.
Có lẽ vì thời trẻ trung cả hai đã sống quá xa cách nhau, nên bây giờ về già tình cảm của cả hai đã trở nên khô cứng chăng? Chiến cứ như một ông hàng xóm cùng chung cư góp gạo thổi cơm chung. Chồng có phòng riêng ở tầng 3, vợ có phòng riêng ở tầng 2. Ông Chiến có nhiệm vụ đưa một khoản cố định lương hàng tháng cho vợ. Như một thoả thuận không thành văn, Ngư Anh có nhiệm vụ nấu cơm, chăm nom nhà cửa cho chồng. Năm thì mười họa chung chăn gối thì hì hục lặng lẽ như cuộc đánh vật của hai kẻ câm. Nhạt nhẽo đến phát sợ.
Trẻ hơn ông Chiến 8 tuổi, vẫn đi làm, Ngư Anh nhiều lúc cũng có những khát vọng thầm kín, được ve vuốt yêu thương, được nghe những lời trìu mến. Nhưng tự mở miệng nói ra với chồng khao khát riêng tư sao mà khó đến thế.
Một hôm trong một bữa tiệc đám cưới ngồi cùng bạn bè, cô bạn ngồi bên cạnh bỗng rỉ tai Ngư Anh: "Bà chủ quan lắm. Kiểu gì thì bà bây giờ cũng U50 hết đát rồi. Cứ đợi ông ấy tự bỗng nhiên nhào vào si mê yêu đương nồng thắm thì chẳng có đâu. Cách đây mấy tháng, tôi nhìn thấy ông ấy ngồi câu cá bên hồ Linh Đàm với một cô rất trẻ. Không biết có phải bồ nhí không, nhưng thấy tôi ông ấy lơ đi như không quen biết".
Nghe mà choáng. Tú Uyên, cô bạn thân còn cảnh cáo thêm: "Mày cẩn thận đấy! Lão chồng mày đã từng làm sếp lớn! Quyền cao chức trọng, tiền bạc nhiều mà đâu có cho mày nắm giữ. Nếu có chuyện gì xảy ra, mày có hối cũng không kịp."
Từ hôm đó Ngư Anh đâm ra bán tín bán nghi. Cô nhớ ra nhiều chuyện, trong đó có chuyện một lần, đệ tử kế cận của chồng cô tới nhà ca thán bị vợ la lối vì nghi tối hôm trước hắn đi nhà nghỉ với cô thư ký trẻ. Ông chồng của Ngư Anh cười khà khà và bầy cho hắn: "Hôm ăn vụng thì phải biết chùi mép: khuya về phải giả vờ say tới mức bấm chuông nhầm vào nhà hàng xóm. Vợ phải sang dìu mới biết lối về nhà! Ngu ạ!". Bây giờ Ngư Anh mới thấy: hoá ra chồng mình cũng đã có lúc trí trá.
Thời còn làm quan chức ông hay đi bia bọt tiếp khách vào các buổi tối. Những lần ấy ông hay say bét nhè. Vài lần về nhà ông cũng vào nhầm nhà hàng xóm. Nghe Ngư Anh tâm sự, Tú Uyên bảo: "Mày cứ về đòi lão phải nói những lời âu yếm có cánh xem sao?" Cô thực hiện y chang. Nhưng ông Chiến bảo: "Ôi dào, già rồi. Bốn mấy, gần năm mươi rồi còn lắm chuyện! Cứ tưởng còn trẻ lắm đấy! Nhìn vào gương xem có cổ có mấy ngấn? Bụng có mấy vòng? Không khéo lại nhầm vòng 2 là vòng 1 ấy chứ!" Nghe bạn kể, Tú Uyên lắc đầu: "Vô cảm với nhau rồi! Hỏng rồi! Phải làm cái gì đấy mới được! Kẻo mất chồng đến nơi mà không biết. Mà mất chồng còn kéo theo nhiều hệ luỵ lắm: tan đàn xẻ nghé, tan cửa nát nhà nữa chứ" Nhưng làm gì thì cả 2 chưa nghĩ ra.
Ngư Anh sôi lên, thật kỳ lạ, cô ghen với đứa con gái sinh viên dởm do mình dựng lên... (Ảnh minh họa)
Giăng lưới
Mãi rồi cơ hội tình cờ cũng đến. Hôm ấy cả lũ trong phòng làm việc của Ngư Anh bò ra mà cười vì có một tin nhắn lạc vào máy di động của một cô: Anh ơi, em vân còn yêu anh nắm. Anh mà bỏ em thì em thà chết xừ ló đi còn hơn, chứ còn sống trên đoi lày mà chẳng co anh thi có song lưa cung vô cai ich nắm. Em tuỳ anh đay anh yêu ạ.
Tú Uyên bảo Ngư Anh: "Mày kiếm cái SIM dởm nhắn tin này vào máy của lão chồng mày. Giăng cho lão một cái bẫy xem lão xử sự thế nào? Cứ nhắn õng ẹo vào. Đong đưa như thể mày mới mười tám, đôi mươi ấy. Có thánh lão mới nhận ra vợ!"
Quả nhiên, đêm khuya hôm ấy, ông Chiến đáp lại tin nhắn: Em ơi! Trên đời này còn nhiều niềm vui lắm! Em đừng vội chết vì một kẻ không ra gì. Sáng ra, Ngư Anh vội nhờ bạn tư vấn rồi nhắn lại: Anh là ai day? Nguoi ta that tinh vì bị nguoi yeu bo, dang buon bo xu lại còn cứ trêu nguoi ta! Ông Chiến đáp: Người này bỏ thì lại có người khác yêu, việc gì mà phải buồn.
Ngư Anh đong đưa: Anh co biết em la sinh viên quê tận Nghệ An vừa nghèo vừa buồn vì xa nhà không? Ai có thể làm được cho em hết buồn đây? anh à?
Ông Chiến trả lời: Ừ anh đây! Anh thương miền Trung nhiều mưa bão, gian khổ. Cứ giao lưu với anh, hết buồn ngay! Ngư Anh cảm thấy hơi gai trong lòng, ông Chiến thường có thói quen gọi ân ái là giao lưu. Khi nào cần giải tỏa ông thường bảo vợ: Mình giao lưu một tí.
Cô cố nhắn tiếp: Thê anh la ai cơ? Già hay tre? Trong anh hinh thuc the nào?Em sơ nguoi lạ lăm. Ông Chiến tiếp: Anh là chủ 1 doanh nghiệp kinh doanh bất động sản. Anh đã hơi già, vừa về hưu.
Tầm cao trung bình, có bụng hơi phệ. Hói đầu. Còn em tên gì? Học ở đâu? Năm thứ mấy? Đừng sợ. Ai mà chẳng trước lạ sau quen. Biết đâu anh có thể giúp được em cái gì đó... Hừ lão này cũng gớm thật! Đang thả mồi muốn câu gái trẻ đây, Ngư Anh thấy sôi lên trong lòng: chủ doanh nghiệp - sếp tương đối, bất động sản - đất đai của nhà mình cũng khá nhiều, lại còn hơi già, tầm cao trung bình, béo, hói nữa chứ.
Tin nhắn này có quá 70% phần trăm là sự thật! Lão định đi gặp con ranh sinh viên này hay sao thế! Cô nhắn tin xin tư vấn của Tú Uyên. Cô bạn đáp lại: Nhắn cho lão ấy là: "Em là Phạm Thùy Anh, sinh viên đại học Công đoàn năm thứ 3. Còn anh tên chi? Hãy nói cho em biết, đêm đêm em thầm thì. Lão chồng của mày thích thơ thẩn, cho mấy câu vần vèo vào, mắc câu ngay. Tính ra thì em này năm nay 21 tuổi quá trẻ.".
Bẫy tình
Quả nhiên, 11 giờ rưỡi đêm hôm đó Ngư Anh vừa nhắn tin ấy xong chưa đầy một phút, số điện thoại của chồng cô đã hiện lên đáp lại: Thế thì anh cũng cùng họ với em đấy. Anh họ Phạm tên Chiến, sống đời đầy ân tình. Đêm nay anh không ngủ, nghe thì thầm của em. Ngư Anh choáng váng. Hoa ra cô vẫn yêu chồng. Cô đang lên cơn ghen. Tim cô đau nhói. Ông chồng già của cô đã khai thật cả tên họ cho con ranh sinh viên dởm. Không hiểu sao trong lòng cô giờ đây, con bé sinh viên dởm ấy cứ như đang sống đâu đó thật trên đời.
Nửa tiếng sau, cô đong đưa thêm: "Em thich nghe những lời thi tham cua anh!". Ông Chiến gọi điện. Ngư Anh tắt máy không bắt lời mà nhắn tin lại: Bi thu chi đoan o cung O noi chuyen. Chi nt thoi.
Một lát sau lão chồng cô nhắn tiếp: "Anh chỉ sợ khuya quá em mệt, mai lên lớp khổ cho em mà thôi. Thôi nghỉ kẻo mệt. Mai nói tiếp em nhé". Ngư Anh tức đầy cổ. Họ yêu nhau thật rồi! Đã thế con sinh viên trẻ sẽ nhõng nhẽo cho mà chiều: "Ứ, em vân muôn nghe anh thi tham cua anh cơ. a yêu ạ"
Thế là lát sau có cả một bài thơ hiện lên trong điện thoại di động của cô: "Tạo hóa cho ta 1 trái tim, biết yêu biết nhớ biết đi tìm. Không trung gieo giấu lời tâm huyết. Thao thức năm canh cùng nhau tìm. Cứ cố quên đi thôi không nhớ, mà lòng náo nức mãi không nguôi. Cho anh được hôn em. Hôn môi em và cả... ngực em... xuống nữa... ước lệ thôi ấy mà! Ngủ ngon, em yêu nhé!"
Tin đi, chờ tin lại, chẳng mấy đã 3 rưỡi sáng. Mọi khi ông Chiến đã 10 giờ đêm đã ngủ lăn lóc. Vậy mà bây giờ gần sáng vẫn còn ngồi làm thơ hì hụi giương mục kỉnh lên nhắn tin. Lại còn hôn hít lung tung xuống dưới nữa! Ngư Anh sôi lên, thật kỳ lạ, cô ghen với đứa con gái sinh viên dởm do mình dựng lên. Cả đời làm vợ của cô, chưa bao giờ được chồng ngọt ngào thế. Cô quyết không cho ông được yên lành đi ngủ. 4 giờ 15 cô nhắn tiếp: "Ứ ừ. Không đuoc ngủ mô. Anh đã hua se thi thâm voi em suôt đêm cơ mờ".
4 giờ sáng ông trả lời: "Ôi em yêu! Anh yêu em quá rồi! Nhưng mai em còn phải đi học đấy. Thôi kẻo em mệt ảnh hưởng đến học hành. Ngủ nhé em yêu!" Á à! Đừng hòng mà bỏ của chạy đi ngủ nhé! Thích yêu gái trẻ thì phải đủ sức khỏe mà thức cả đêm.
Đừng có tưởng ước lệ thì không phải mất sức khỏe! 4 giờ 25 cô nhắn: "Em khoẻ lăm. Em moi 21 tuoi. Em khong buon ngu mô. Em van thuong thuc cả đêm, hom sau van vô tư. Em thich đuoc nghe nhung loi thi tham cua anh nua cơ". Một lát sau, chồng cô nhắn lại: mệt lắm, buồn ngủ lắm, bye! Phải giữ lời hứa chứ? Đã bảo thức cả đêm cơ mà? Im lặng... im lặng...
Sáu giờ sáng vẫn thấy ông Chiến ngủ như chết, chẳng thấy dậy chạy thể dục quanh hồ theo lịch. Ngư Anh hả hê lắm: Hừ, yêu gái trẻ là mệt thế đấy! Cô thân chinh mang vào cho chồng bát phở nóng nghi ngút "Dậy đi anh yêu ơi! Cơm mang phở đến cho mà ăn đây này! Sướng nhé!"
Theo Bưu Điện Việt Nam
"Dị nhân" đa tài dựng trứng trên đầu đũa Ông Hà được gọi là "dị nhân đa tài" hoặc "ảo thuật gia", bởi ông là người có thể làm được rất nhiều điều đặc biệt... "Dị nhân" Đỗ Sơn Hà (trú tại 30 tổ 18D, phường Tương Mai, quận Hoàng Mai, Hà Nội) có thể làm được rất nhiều điều đặc biệt: Từ chẩn bệnh qua móng tay, dựng trứng trên đầu...