Tràn ngập rác thải nhựa do gọi đồ ăn mùa dịch
Hộp thức ăn, dao nĩa, túi nhựa chất đống, lấp đầy kênh rạch, sông ngòi và bãi rác khi người dân kẹt trong nhà vì phong tỏa.
Wijarn Simachaya, chủ tịch Viện môi trường Thái Lan, cho hay lượng rác thải đô thị đã tăng gần gấp đôi từ tháng 1 tới tháng 3 so với năm ngoái. Riêng ở Bangkok, lượng rác thải trong tháng 4 tăng 62%.
“Tình hình rất đáng lo ngại”, ông nói.
Những người nhặt rác thu gom chai nhựa, túi nilon và hộp đựng đồ ăn giao hàng tràn xuống khắp hệ thống kênh rạch ở Bangkok. Rác thải ở khu vực đô thị tăng lên khi người dân mắc kẹt trong nhà vì đại dịch.
“Ô nhiễm rác nhựa có thể giết chết nhiều người hơn Covid-19 ở Thái Lan”, Ralyn “Lilly” Satedtanasarn, nhà bảo vệ môi trường 12 tuổi người Thái Lan, nói.
Video đang HOT
Công nhân vệ sinh môi trường vớt rác thải nhựa trên một con kênh ở Bangkok hôm 9/6. Ảnh: AFP.
Thái Lan cùng với Indonesia, Việt Nam, Philippines và Trung Quốc, là những quốc gia thải một nửa lượng rác thải nhựa ra biển, theo tổ chức Bảo tồn Đại dương. Năm ngoái, những quốc gia này đã cam kết hoặc ban hành luật mới cấm túi nhựa dùng một lần cũng như những mặt hàng nhựa dùng một lần khác.
Hồi tháng 1, Thái Lan đã cấm các siêu thị và cửa hàng bách hóa dùng túi nhựa. Trước đó, trung bình mỗi người Thái Lan sử dụng 8 túi nhựa một ngày, gấp 12 lần so với một người dân ở Liên minh châu Âu.
Trong khi Thái Lan đã đối phó thành công nCoV, với chỉ hơn 3.100 ca nhiễm và chưa tới 60 ca tử vong, nỗi lo về lây nhiễm đã khiến người dân tăng sử dụng đồ nhựa dùng một lần. Đồ được đóng gói bởi nhiều túi nhựa hơn, khi dao dĩa đặt trong túi khử trùng và gia vị đựng trong túi nhựa có khóa kéo.
“Phần lớn số nhựa này sẽ đổ ra sông ngòi và đại dương”, Tara Buakamsri, chuyên gia của tổ chức Hòa bình Xanh Thái Lan cảnh báo.
Ông nói rằng cuộc khủng hoảng nCoV đã “làm nổi bật sự thật tàn khốc” rằng Thái Lan cần quản lý rác thải tốt hơn, khi năm ngoái, chỉ 19% trong số hai triệu tấn rác thải nhựa ở nước này được tái chế.
Chính phủ đặt mục tiêu tái chế 100% rác thải nhựa vào năm 2027. Lo ngại về tình trạng “nghiện” sử dụng sản phẩm nhựa, một số nhà hoạt động xã hội đang hy vọng sẽ truyền cảm hứng cho mọi người trong việc tái chế. Ở miền bắc Thái Lan, một học giả đang dẫn đầu một đội lát đường bằng vật liệu có nguồn gốc từ túi nhựa trộn cát.
Vật liệu này nhẹ hơn, dễ vận chuyển hơn, có tuổi thọ lên tới 400 năm, theo giáo sư Wechwaswan Lakas, đại học Rajabhat ở Chiang Mai. Ông lấy cảm hứng sáng tạo vật liệu này sau chuyến đi biển cùng hai con trai nhỏ, khi hai cậu bé phát hiện rác thải nhựa trôi nổi trên mặt nước.
Nhưng việc làm này chỉ là hạt cát nhỏ trong quy mô ngành sản xuất nhựa ở Thái Lan, ông nói, nhấn mạnh cần tạo thay đổi lớn trong chính sách để thay đổi thói quen của người tiêu dùng và nguồn nguyên liệu thô.
“Bởi ngành hóa dầu quá mạnh, chính phủ sẽ khó mà thay đổi để thực hiện những chính sách mang tính quyết liệt”, ông cảnh báo. “Sẽ mất nhiều năm để thay đổi tâm lý tiêu dùng”.
Chai làm bằng nguyên liệu từ thực vật sẽ chấm dứt rác thải nhựa?
Đồ dùng làm từ nhựa vừa là phát minh vĩ đại nhưng cũng là một trong những sai lầm khó sửa chữa nhất của con người.
Nhựa có ở khắp nơi xung quanh chúng ta, và vấn đề nằm ở chính chỗ đó. Đồ nhựa không chỉ xuất hiện trong nhà, chúng còn bị vùi lấp lẫn trong vườn, các bụi cây ngoài đường, trôi ra sông và tích tụ ngoài biển.
Vấn đề lớn nhất là nhựa tồn tại rất rất lâu. Chúng rất bền và lại rẻ, vì thế rất tiện dụng để làm đồ dùng trong sinh hoạt hàng ngày, nhưng việc xử lý nhựa sau khi sử dụng thì chúng ta đang làm vô cùng kém. Có một loại nguyên liệu thay thế có thể giúp chúng ta ngăn chặn được rác thải nhựa tích tụ ở những bãi rác hoặc trôi nổi không kiểm soát được, đó là nguyên liệu làm từ cây.
Công ty Avantium ở Hà Lan đã chế tạo ra sản phẩm giống như nhưạ nhưng được làm từ đường thực vật. Hầu hết các loại nhựa được sản xuất bằng dầu thô hoặc khí tự nhiên, cả hai loại nhiên liệu hóa thạch này đều có sản phẩm phụ. Công ty này cho biết chai nhựa làm từ thực vật của họ có thể thay thế trực tiếp cho nhựa thường và lại tốt hơn nhiều cho môi trường.
Hãng bia Carlsberg đã chú ý đến loại chai mới này. Chúng được thiết kế để có thể phân hủy hoàn toàn trong vòng 1 năm nếu được xử lý hoặc trong vòng vài năm nếu để tự nhiên. Hãng Carlsberg đang lên kế hoạch sử dụng nguyên liệu này làm lớp tráng bên trong của chai bằng bìa, nhờ đó những chiếc chai này sẽ dễ dàng phân hủy sau khi sử dụng.
Công ty Avantium cho biết chai "nhựa thực vật" đủ bền để chịu được áp suất của đồ uống có ga. Ngoài Carlsberg, hãng Coca-Cola cũng chú ý đến nguyên liệu nhựa mới này.
Hiện nay, 3 năm nghe có vẻ dài để đợi cho một mẩu rác phân hủy, nhưng so với rác thải nhựa thì thời gian đó cũng tốt hơn rất nhiều. Các nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng ngay cả trong những điều kiện thuận lợi nhất đó là có ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu vào để phá vỡ các phân tử nhựa nhanh hơn bất cứ điều kiện môi trường nào khác, thì vẫn mất vài chục năm để nhựa phân hủy. Vậy thì 3 năm đối với nguyên liệu nhựa mới vẫn là ưu việt không thể so sánh.
Tất nhiên, cải tổ một thế giới vốn đã bị nhựa thống trị là một thách thức lớn. Chỉ một công ty đưa ra một lựa chọn thay thế phù hợp vẫn không đủ để thay đổi tình thế, nhưng chúng ta hy vọng đây là sẽ là bước khởi đầu. Chúng ta đã chứng kiến những hậu quả ghê gớm của rác thải nhựa trong môi trường, và bây giờ là lúc phải làm một việc gì đó có ích.
Ca nhiễm nCoV tại Nga tăng kỷ lục Nga ghi nhận thêm 7.933 ca nhiễm nCoV, mức tăng trong một ngày cao nhất kể từ khi dịch bùng phát, nâng tổng số người nhiễm lên 114.431. Trung tâm xử lý Khủng hoảng nCoV của Nga hôm nay báo cáo thêm 96 người chết vì nCoV, nâng tổng số ca tử vong lên 1.169. Nga là vùng dịch lớn thứ tám thế...