Trận mưa lớn nhất hơn 40 năm qua “nhấn chìm” 59 tuyến phố Sài Gòn
Theo các cơ quan chức năng, cơn mưa chiều 26/9 là trận mưa lớn nhất xảy ra tại TPHCM trong hơn 40 năm qua. Về tình trạng ngập toàn TP, Trung tâm Chống ngập “đổ lỗi” cho việc người dân xả rác làm tắc hệ thống thoát nước. Còn người đứng đầu chính quyền thành phố thừa nhận do các giải pháp thiếu đồng bộ.
Trận mưa lớn nhất trong hơn 40 năm qua
Theo ông Nguyễn Ngọc Công – Giám đốc Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập TPHCM (TTCN), cơn mưa chiều 26/9 là cơn mưa cực đoan, lớn nhất từ năm 1975 đến nay. Chỉ trong thời gian khoảng 1 giờ 30 phút, vũ lượng mưa đã đạt đến 204,3 mm, vượt xa tần suất thiết kế của hệ thống thoát nước hiện nay.
Theo số liệu thống kê của Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ, đo tại trạm Mạc Đĩnh Chi là 204mm, sau khi trừ sai số vũ lượng trung bình đo được là 179mm.
Sài Gòn bị “nhấn chìm” trong cơn mưa lịch sử ngày 26/9 (ảnh: Ngọc Tiến)
Theo số liệu thống kê của TTCN, cơn mưa chiều 26/9 bắt đầu từ lúc 16h45 và mở rộng khắp TP, chỉ trong thời gian khoảng 1 giờ 30 phút, vũ lượng mưa đạt phổ biến từ 101mm – 204,3 mm.
Sau trận mưa trên địa bàn thành phố đã xảy ra ngập tại 59 tuyến đường, chiều sâu ngập từ 0,1m – 0,5 m; diện tích ngập từ 100m2 – 30.000m2. TTCN đánh giá cơn mưa chiều 26/9 đã vượt xa tần suất thiết kế của hệ thống thoát nước hiện nay.
Đối với khu vực sân bay Tân Sơn Nhất, vũ lượng đạt 170,3mm (trạm đo Tân Sơn Hòa) và đã xuất hiện ngập cục bộ tại nhiều bãi đậu. Sau hơn 1 giờ thì nước rút hết.
Video đang HOT
Tại các địa điểm khác, lượng mưa cũng rất cao.
Thiếu giải pháp đồng bộ?
Về nguyên nhân gây ngập toàn thành phố, TTCN cho rằng: tình trạng xả rác xuống hệ thống thoát nước (miệng thu hầm ga, kênh rạch) là nguyên nhân gây ngập. Một phần nguyên nhân khác là do một số dự án thoát nước đang triển khai thi công nên đã ít nhiều anh hương đến khả năng thoát nước của tuyến cống hiện hữu.
Người dân Sài Gòn bất lực với tình trạng mưa ngập. Cơ quan chức năng lại đổ lỗi cho dân. (ảnh: Ngọc Tiến)
Đánh giá về tình hình ngập khắp địa bàn thành phố sau cơn mưa chiều qua, Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong thừa nhận trận mưa lớn như vậy thì dứt khoát tình trạng ngập rất nặng nề.
Ông cho rằng: “Thực tế đi khảo sát tại các quận, chúng ta thấy ngập cho nhiều nguyên nhân do mưa, triều cường và cả quản lý. Thời gian qua, việc quản lý các công trình thoát nước còn có vấn đề. Để người dân xây nhà ngay trên kênh thoát nước là do quản lý yếu kém”.
Tuy nhiên, trong trận mưa lớn ngày 26/9, không chỉ các tuyến đường cũ mà nhiều tuyến đường mới được đầu tư, nâng cấp hệ thống thoát nước cũng bị ngập như: Phan Xích Long, Trường Sơn, Song hành Quốc lộ 22, Phan Văn Hớn, Nguyễn Ảnh Thủ, Tô Ngọc Vân…
Về tình trạng này, Chủ tịch UBND TP cho rằng: “Sau khi khảo sát, TP sẽ có cuộc họp để có những giải pháp quyết liệt trước mắt. Đồng thời cũng có những giải pháp cần phải có thời gian, lộ trình. Chẳng hạn như cải tạo kênh A41 thoát nước cho sân bay thì phải có thời gian. Tôi rất chia sẻ với người dân trong cơn mưa chiều qua phải gánh chịu cảnh ngập như vậy”, ông Phong nói.
Người đứng đầu chính quyền TP một lần nữa nhấn mạnh: “Sau khi có kết quả khảo sát tình trạng lấn chiếm hệ thống thoát nước, TP sẽ đưa ra giải pháp quyết liệt để chống ngập. Có một vấn đề TP cần rút kinh nghiệm đó là sự đồng bộ trong các giải pháp”.
Theo Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ, do khu vực Nam bộ đang ở cao điểm mùa mưa, lại xuất hiện rãnh thấp đi qua sát khu vực, kết hợp với gió mùa Tây Nam đang hoạt động mạnh nên gây mưa lớn trên toàn khu vực, trong đó TPHCM có lượng mưa lớn nhất.
Đồng thời, lãnh đạo đài cũng cảnh báo người dân sống ở 1 số khu vực có địa hình dốc như quận Thủ Đức phải cẩn trọng vì mưa lớn, nước to có thể gây nguy hại cho người và tài sản. Minh chứng là hình ảnh chiếc xe máy bị cuốn trôi ở Thủ Đức trong cơn mưa chiều 26/9. Tại Đồng Nai, 1 thanh niên cũng bị cuốn trôi cùng xe máy và tử vong.
Do mưa lớn, nước dâng cao và cuốn trôi 1 thanh niên cùng xe máy khi anh này chạy ngang cây cầu này (tại Biên Hòa, Đồng Nai). 2h sau người dân mới phát hiện thi thể của thanh niên này.
Quốc Anh
Theo Dantri
Sài Gòn đối mặt đợt triều cường cao nhất năm vào cuối tháng 10
Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ dự báo đợt triều cường cao nhất năm nay sẽ rơi vào cuối tháng 10.
Đỉnh triều cường cáo nhất năm sẽ rơi vào cuối tháng 10 - Ảnh: Hoài Nhơn
Ông Trần Đình Phương, Phó trưởng phòng dự báo Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ, cho biết : "Năm nay vẫn còn 2 đợttriều cường lớn đáng lưu ý. Đợt đầu rơi vào cuối tháng 10 (rằm tháng 9 âm lịch). Dự báo đỉnh triều còn tiếp tục lên và đạt mức cao nhất vào các ngày từ 28.10 - 29.10 (Ngày 16 - 17 tháng 9 âm lịch). Đây cũng là đợt triều cường cao nhất trong năm, cần đề phòng ngập lụt ở các vùng trũng thấp". Đợt triều cường lớn thứ hai sẽ rơi vào tháng 10 âm lịch.
Hiện nay, vùng hạ lưu các sông khu vực Nam Bộ đang bước vào kỳ triều cường rằm tháng 9 âm lịch, và hiện còn ở mức thấp. Tuy nhiên, đỉnh triều ở các trạm vùng cửa sông Nam Bộ sẽ lên nhanh trong những ngày tới.
Dự báo đến ngày 26.10, mực nước đỉnh triều cao nhất trong ngày tại một số trạm như sau: Trạm Cần Thơ (sông Hậu) lên mức 1,80 - 1,85 m (xấp xỉ hoặc cao hơn báo động II); Trạm Mỹ Thuận (sông Tiền) lên mức 1,70 - 1,75 m (xấp xỉ hoặc cao hơn báo động II); Trạm Phú An (sông Sài Gòn) và Nhà Bè (Kênh Đồng Điền) lên mức 1,45 - 1,50m (xấp xỉ hoặc thấp hơn báo động III).
Dự báo một số vũng trũng sẽ bị ngập cục bộ khi đỉnh triều dâng cao nhất - Ảnh: Hoài Nhơn
Đài khí tượng thủy văn Nam Bộ cảnh báo, triều cường có khả năng đạt cấp độ 2 tại khu vực TP Hồ Chí Minh; cấp độ 1 tại khu vực hạ lưu sông Tiền, sông Hậu. Một số vùng trũng thấp sẽ xảy ra tình trạng ngập cục bộ.
Hoài Nhơn
Theo Thanhnien
TP.HCM lại mưa mù trời: Ngập nước, giao thông tê liệt Mưa lớn kèm sấm chớp rực sáng bầu trời đã khiến TP.HCM lại bị ngập vào chiều tối 27.9, giao thông hỗn loạn. Mưa lớn khiến giao thông ở mọi cửa ngõ thành phố bị tê liệt. Trong khi những hậu quả của cơn mưa lớn vào chiều 26.9 chưa qua, thì TP.HCM lại phải nhận một cơn mưa mù trời vào chiều...