Trần Ly Ly: ‘Tôi không đóng vai ác’
Trước thắc mắc về “vai hiền, vai ác” của giám khảo trên truyền hình, nữ biên đạo múa nổi tiếng nói rằng chị “thủ vai” khó với những nhận xét công bằng và nhân văn về chuyên môn.
Trần Ly Ly là một trong những nghệ sĩ tài năng của làng múa Việt Nam. Chị sớm tiếp cận múa vì sinh ra trong cái nôi của loại hình nghệ thuật này. Những năm gần đây, Trần Ly Ly được biết đến nhiều hơn với vai trò “cầm cân nảy mực” trong các chương trình truyền hình thực tế. Chị gây ấn tượng trước khán giả truyền hình với gương mặt sắc sảo, mái tóc tém đầy cá tính và những nhận xét “đanh thép” về chuyên môn.
NSƯT Trần Ly Ly.
Khi nào còn cần thiết thì sẽ không nhàm chán
- Những nhận xét sắc sảo, đanh thép của chị về chuyên môn khiến thí sinh vừa nể, vừa sợ. Chị nói gì về ý kiến cho rằng Trần Ly Ly được giao “vai ác” trên truyền hình?
- Tôi chưa bao giờ nghĩ mình đóng vai ác khi nhận xét các thí sinh trên truyền hình. Tôi chỉ nghĩ đơn giản rằng, những nhận xét của mình trên cương vị giám khảo phải thể hiện được sự công bằng và cả sự nhân văn. Nếu không công bằng thì không thể “cầm cân nảy mực” bất cứ một chương trình hay cuộc thi nào và công chúng cũng sẽ không tin tưởng mình.
Nếu ví von thì tôi xin nhận mình là “vai” khó chứ không phải vai hiền hay vai ác. Khó tức là nghiêm khắc, trong nghệ thuật sự nghiêm khắc vô cùng giá trị. Còn trong một cuộc thi truyền hình, sự nghiêm khắc đó có thể bị cho là ác nhưng ác mà đúng, nghiêm mà đúng thì thực sự rất tốt và cần thiết đối với thí sinh và những người tham gia.
- Xuất hiện nhiều trong các chương trình truyền hình thực tế rất dễ gây nhàm chán. Chị phản hồi thế nào về ý kiến này?
- Tôi nghĩ sự xuất hiện của mình trong một số cuộc thi trên sóng truyền hình là cần thiết. Đơn vị tổ chức các chương trình này, họ cũng rất thông minh, mình phải thực sự cần thiết thì họ mới mời chứ không phải ngẫu nhiên mà có thể ngồi ghế nóng và đưa ra những nhận xét, góp ý cho thí sinh được. Tôi cho rằng, khi nào mình còn nhận được những lời mời chứng tỏ mình còn cần thiết, còn được tin tưởng. Khi người nghệ sĩ còn cần thiết với công chúng thì sẽ không gây sự nhàm chán trên truyền hình, dù người đó là ai.
Múa phải đổ mồ hôi, nước mắt và cả máu…
- Chị vừa được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú lĩnh vực múa, nhiều người cho rằng hành trình để nghệ sĩ múa được vinh danh thường khó hơn các loại hình nghệ thuật khác. Chị nghĩ sao?
- Trước hết, tôi muốn chia sẻ cảm xúc tự hào khi được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú và được đứng chung hàng ngũ với những người bạn bè. Nghệ thuật múa thì đúng là khó khăn hơn nhiều các loại hình nghệ thuật khác vì múa khó được vinh danh và công nhận hơn. Do đặc thù nghề nghiệp nên chúng tôi thường không có quá nhiều thời gian để cống hiến trực tiếp trên sân khấu.
Video đang HOT
Mỗi nghệ sĩ múa thường chỉ làm nghề được trong khoảng 10 năm, sau đó chuyển sang các công tác khác như biên đạo, giảng dạy. May mắn là hiện nay Nhà nước đã điều chỉnh, để được vinh danh là Nghệ sĩ Ưu tú thì nghệ sĩ múa chỉ cần cống hiến 10 năm, trong khi các loại hình nghệ thuật khác là 15 năm. Nhưng tôi cũng phải nói thật rằng, với múa đạt được Nghệ sĩ Nhân dân thì vô cùng khó.
- Mỗi đợt xét tặng danh hiệu nghệ sĩ thường có rất nhiều ý kiến trái chiều. Quan điểm của chị về vấn đề này?
- Tôi nghĩ rằng, chúng ta có một bộ phận để nghiên cứu về luật và thiết lập những quy định tốt nhất có thể. Sở dĩ có tranh cãi mỗi lần xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ sĩ Ưu tú là vì mỗi người lại có những suy nghĩ, quan điểm và cách nhìn khác nhau. Người nhìn ở góc độ chủ quan chắc chắn sẽ khác với người nhìn ở góc độ khách quan. Tuy nhiên, việc xét tặng danh hiệu thì không thể khách quan hay chủ quan được mà cần phải có hệ thống quy định tương đối cụ thể, rõ ràng. Tôi nghĩ về cơ bản các quy định đã hợp lý, còn những gì chưa hợp lý có thể điều chỉnh trong những lần xét tặng sau.
Nghệ sĩ vốn là những người giàu cảm xúc hơn những người bình thường và dễ rung cảm với những thứ xung quanh. Do vậy, tất cả sự vinh danh, khen thưởng đối với người nghệ sĩ là rất quan trọng. Danh hiệu sẽ kích thích người nghệ sĩ làm nghề tốt hơn, vượt qua những khó khăn để cống hiến cho nghệ thuật. Việc xét tặng nên tiếp diễn.
Tân Nghệ sĩ Ưu tú cho rằng, người nghệ sĩ múa phải luôn luôn tìm tòi, sáng tạo và làm mới.
- Chị nói gì về những khó khăn trong hành trình theo đuổi nghệ thuật múa?
- Tôi cho rằng, không phải ngày một, ngày hai mà có thể thành công trong nghệ thuật được, muốn thành công phải trải qua những khó khăn, thử thách. Múa không có điểm đích, người nghệ sĩ phải luôn luôn tìm tòi, sáng tạo ra những cái mới. Đó là yêu cầu quan trọng mà bất cứ ai theo đuổi ngành nghệ thuật này cũng phải nắm rõ.
Đến giờ, tôi vẫn luôn luôn suy nghĩ cho nghề, tự hỏi bản thân làm gì để phát triển nghệ thuật múa. Tôi cho rằng nghệ sĩ theo đuổi ngành nghệ thuật múa cần phải luôn luôn suy nghĩ, bên cạnh đó cũng phải có sự kiên trì và lòng đam mê thực sự. Ngày này qua ngày khác, nghệ sĩ múa phải đổ mồ hôi trên sàn diễn, thậm chí cả nước mắt và máu thì mới khẳng định được tên tuổi.
- Dự định trong năm 2016 của chị là gì?
- Tôi vẫn sẽ tiếp tục làm những vở múa đương đại lớn và xuất hiện trên truyền hình trong vai trò giám khảo với mong muốn nâng cao chất lượng nghệ thuật của một số chương trình thực tế này. Tôi sẽ cố gắng hết sức để làm tốt và hoàn thành các dự định công việc nghệ thuật của mình trong năm tới.
Theo Zing
Quang Tèo: Tôi yêu cầu không gọi tôi là NSƯT
"Tôi yêu cầu đơn vị tổ chức nếu có viết tên tôi trên băng rôn hay MC giới thiệu cũng không được gọi là NSƯT, cứ gọi là Quang Tèo cho thân mật" - nghệ sĩ Quang Tèo chia sẻ.
- Được phong tặng danh hiệu NSƯT từ lâu nhưng khi nhắc tới anh, hay viết về anh, khán giả chỉ gọi nghệ sĩ Quang Tèo mà không gọi là NSƯT Tiến Quang, anh có buồn về điều này?
- Buồn gì đâu, tôi vui là đằng khác. Mà tôi yêu cầu đơn vị tổ chức show nếu có viết tên tôi trên băng rôn, quảng cáo hay MC giới thiệu đều không được gọi là NSƯT, cứ gọi là Quang Tèo cho thân mật.
Mà thực ra, cái tên của tôi đã gắn liền với khán giả rồi, tôi thấy vui vì điều đó. Làm nghệ sĩ, được khán giả nhớ tên là điều hạnh phúc. Nói như thế không phải tôi không trân trọng danh hiệu được phong tặng, nhưng danh hiệu đó nó chỉ như là sự ghi nhận của nhà nước, của khán giả với một giai đoạn, còn mình phải cống hiến dài dài.
- Được phong danh hiệu NSƯT đã lâu, sao anh không cố gắng tham gia nhiều hội diễn để có huy chương, sẽ được xét danh hiệu NSND, chứ bây giờ, anh hết cơ hội rồi?
- Tôi thuộc nhà hát Quân đội và vừa được cơ quan ký quyết định nghỉ hưu. Tôi coi như không còn cơ hội lên NSND nữa, nhưng tôi thấy chẳng có gì buồn cả.
Tôi nói thế này để bạn hiểu, cái danh hiệu NSƯT, NSND như may mắn vậy đó, ai may thì được chứ không hẳn cứ cống hiến cật lực mới có. Giống như nghệ sĩ Văn Hiệp, cống hiến là thế rồi đến lúc chết đi mới được truy tặng.
Muốn có huy chương phải tham gia vào hội diễn chuyên nghiệp, 5 năm mới có hội diễn, mỗi nhà hát có tới 2, 3 đoàn. Có khi mình ở đoàn 1, thì năm đó hội diễn người ta lại cử đoàn 2 tham gia. Coi như mất 5 năm đầu. 5 năm sau, chẳng hạn người ta chọn đoàn 1, mình được diễn nhưng đạo diễn lại chọn mình vào vai nhỏ, không có gì đặc biệt, thì không có giải, lại mất 5 năm nữa... có hàng tỷ lý do nếu mình không may mắn được chọn và cơ hội đi hội diễn cứ xa dần.
NSƯT Quang Tèo.
- Tết đến xuân về, mở tivi ra có Quang Tèo, mua đĩa hài về có Quang Tèo. Anh xuất hiện nhiều trong các tác phẩm hài. Ê-kíp của anh lại vừa đóng máy đĩa hài "Thông gia đón tết". Có khi nào anh cảm thấy nhàm chán với bản thân?
- Thông gia đón tết là tôi đóng với lão Quềnh (nghệ sĩ Hán Văn Tình). Đĩa này cũng sắp ra mắt khán giả. Thực ra, mỗi tiểu phẩm đều có câu chuyện riêng đòi hỏi người diễn viên buộc phải đầu tư lối diễn để không vai nào giống vai nào. Mà thực ra, với diễn viên, vừa đóng một ông quan đạo mạo, sang một gã nông dân thì có khó gì. Thế nên tôi không lo sợ việc mình bị nhàm chán bởi chỉ diễn hài. Khán giả cũng vậy thôi, nếu họ chán tôi, chắc chắn đĩa hài có mặt tôi họ sẽ không mua, nhưng tôi thấy nhà sản xuất vẫn bán được tốt, đĩa lậu thì phát triển cực mạnh. Sản phẩm có hay thì người ta mới ăn cắp, in lậu.
- Đi diễn tỉnh thường xuyên, nghe đồn anh không bao giờ đi cùng đoàn, toàn đi xe riêng, có phải Quang Tèo ở một đẳng cấp khác so với đồng nghiệp?
- Nói vậy oan cho tôi quá. Tôi bị cái tính cẩn thận, tôi không dám ngồi sau tay lái của ai vì sợ chết. Đi diễn cùng đoàn, tôi tự lái xe riêng, mà đi xe riêng tôi phải tự bỏ tiền xăng, lại còn căng thẳng nữa, tốn kém đủ đường chứ đẳng cấp gì đâu. Nhưng mà tôi là thế, nếu đi cùng đoàn, có buồn ngủ đến mấy tôi cũng không ngủ được, hoặc có lái xe chở tôi đi, tôi ngủ đằng sau cũng không yên tâm lại cứ bật dậy suốt, cuối cùng tôi không ngủ được, lái xe cũng vậy, thế tôi tự lái cho an toàn.
Có lần đi diễn tận Quảng Bình, đêm đó có Xuân Bắc làm MC, có ca sĩ Trọng Tấn nhưng vì có việc, tôi phải về Hà Nội. Tôi diễn xong, tự lái xe về, trên đường, buồn ngủ tôi đỗ xe vào lề đường ngủ, tỉnh tôi lại đi tiếp.
- Người hâm mộ của anh nhiều vậy, có khi nào anh gặp phải những fan thái quá khiến anh khó xử không?
- Nhiều lắm, khó xử nhưng mà vui, vì họ yêu quý mình mới thế. Ví như, tôi đi diễn, khán giả gặp tôi họ muốn chụp hình, lần lượt từng người sẽ vào chụp, nhưng có anh ở đâu xông tới đòi chen ngang, thế là họ cãi nhau inh ỏi trước mặt tôi. Có nam thanh niên sau khi chụp hình với tôi xong thì hôn tôi chùn chụt. Lại có những bác trung niên, râu ria đầy, chạy lên sân khấu ôm hôn tôi. Trời! Râu cọ vào mặt tôi đến đỏ ửng ấy. Đó là niềm hạnh phúc của người nghệ sĩ.
- Giới nghệ sĩ vẫn hay rỉ tai nhau có những người hâm mộ sẵn sàng tình một đêm với họ. Còn anh, anh từng gặp trường hợp nào như thế chưa?
- Ôi có mà nhiều. Đã gọi là hâm mộ thì cuồng nhiệt lắm, chữ hâm mộ thì chữ hâm đứng đầu rồi đến chữ mộ (cười) nên đôi khi cứ hâm hâm một chút. Nhưng mình phải biết mình là ai, phải nói cho người ta hiểu. Tôi không tới mức mù quáng mà đánh mất gia đình chỉ để thoả mãn sự hâm mộ của ai đó.
Nghệ sĩ Quang Tèo luôn biết đâu là điểm dừng với người hâm mộ.
- Quang Tèo là một trong ít nghệ sĩ không có scandal về chuyện tình cảm, anh cũng cùng vợ đi chạy chữa khắp nơi suốt 12 năm ròng để có được 2 đứa con. Hành trình để có con, hành trình 25 năm bên nhau, để giữ được hạnh phúc như bây giờ, anh phải đánh đổi điều gì?
- Khi lấy tôi, vợ tôi đã xác định là lấy một nghệ sĩ, sẽ có chuyện này chuyện kia, nhưng tin tưởng nhau sẽ vượt qua. Vợ khi lấy tôi, cô ấy chấp nhận ở nhà chăm con. Mà thực sự, người không bằng cấp như vợ tôi có đi làm cũng được dăm triệu đồng. Nếu thuê ô-sin trông 2 bé sinh đôi một trai một gái thì cũng mất bằng đó mà lại không yên tâm. Không ví vợ mình như ô-sin nhưng tôi trân trọng sự hy sinh của cô ấy.
Còn phần mình, tôi cũng chịu khó đi diễn các nơi để lấy tiền trang trải cuộc sống cho 3 mẹ con ở nhà. May mắn con tôi rất ngoan, học giỏi và nghe lời mẹ nên tôi rất yên tâm mỗi khi đi diễn xa.
Vì đi diễn suốt nên chúng tôi cũng thống nhất, cô ấy ở nhà sẽ phải lo đưa đón con cái học hành, đám cưới đám ma họ hàng, nói chung đối nội đối ngoại cô ấy lo hết.
Nhà tôi vẫn ở Cầu Giấy nhưng hàng tháng tôi mất thêm 3 triệu đồng nữa để thuê trông nom nhà vườn ở Hoà Lạc. Nói chung tôi cũng phải gánh nặng nhiều.
- Một mình nuôi cả gia đình, lại có hẳn một nhà vườn rộng hàng nghìn mét vuông. Cát-xê của Quang Tèo chắc phải rất cao?
- Cao gì đâu, chỉ do tôi chăm chỉ đi diễn và tích lũy thôi.
Theo T. Lê/Vietnamnet
Bố mẹ là 'ô-sin' Linh Nga tin tưởng nhất Vợ chồng NSND Đặng Hùng - Vương Nga muốn con gái yên tâm tập trung cho sự nghiệp nên không ngại việc chăm sóc, nuôi dưỡng cháu ngoại Luna. Linh Nga chính thức NSƯT hôm 10/1. Cô là một trong 3 nghệ sĩ trẻ tuổi nhất ở đợt phong tặng lần thứ 8 này cùng với người đồng nghiệp Thùy Chi và violonist...