Tràn lan những hội quán bán hàng quốc cấm trên mạng
Trong khi các cơ quan quản lý tăng cường trấn áp lâm tặc nhằm bảo vệ rừng, bảo vệ các loài thực vật quý hiếm đang đứng bên bờ vực tuyệt chủng thì ngay trên mạng những câu quảng cáo: “ Gỗ quý hiếm?, “Bán sâm ngọc linh, số lượng nhiều”… lại tràn lan mà không vướng phải sự kiểm duyệt nào.
Nhờ vậy, các “thương vụ ảo – nhận hàng thật” được thực hiện nhanh chóng, kín đáo đã góp phần “tận diệt” các loài thực vật có tên trong sách đỏ chỉ để thỏa mãn nhu cầu “chơi sang” của một số “đại gia” lắm tiền.
Chào bán “sâm đại bổ” cho “thượng khách”
Hàng “chui” nhưng có chứng từ
Trong vai người của một công ty chuyên cung cấp thực phẩm chức năng, chúng tôi liên hệ với một người tên C. số điện thoại 0904890… để mua sâm ngọc linh, một loại sâm cực kỳ quý hiếm nằm trong sách đỏ. Đầu dây bên kia cho biết: “Hàng đó bên em có rất nhiều, loại của rừng tự nhiên, loại trồng hay có cả loại nhập từ Hàn Quốc. Anh cần loại nào cũng có…”. Chúng tôi đưa ra lời đề nghị mua sâm ngọc linh của Việt Nam với lượng lớn. C. cho biết: “Bên em có nguồn cung từ Kon Tum, hàng đảm bảo từ tự nhiên nên anh yên tâm. Anh có thể đến địa chỉ em nhắn tin để xem hàng…”.
Đúng hẹn, chúng tôi đến một địa chỉ trên đường Trần Quang Diệu, Quận 3, TP.HCM. Đón chúng tôi là hai thanh niên tầm 30 tuổi, ngoài người tên C. như giới thiệu, người còn lại là Q.. Cả hai lấy từ trong ba lô ra mấy gói hàng, mỗi gói có vài chục củ sâm được bao bọc kỹ càng. Trước mắt chúng tôi là những củ sâm hình thù kỳ dị, rễ tua tủa, màu sắc mỗi loại đều khác nhau. Đặc biệt nhất là mấy củ sâm lớn có bộ rễ vô cùng “đồ sộ”.
Chúng tôi hỏi về giá cả, C. cho biết: “Loại tự nhiên 35 triệu/1kg, loại trồng 15 triệu …”. Thắc mắc về xuất xứ nguồn hàng cũng như giấy tờ hợp lệ, Q. cho biết có ông chú là người đang trồng sâm với số lượng khá lớn trên Kon Tum nên có nguồn thu từ dân và tự trồng khá dồi dào, muốn số lượng lớn cũng có nhưng không có chứng từ vì đây xem như hàng của gia đình nên không cần chứng thực.
Video đang HOT
Chúng tôi tiếp tục hỏi về hóa đơn bán hàng như thế nào để hợp thức hóa việc mua bán trong sổ sách vì bên công ty có liên quan đến nhà nước. Q. tự tin: “Cái đó anh khỏi lo, anh muốn giấy tờ chứng thực hay hóa đơn bán hàng tụi em sẽ xuất cho anh hóa đơn sâm này là sâm nhập từ Hàn Quốc. Trên giấy tờ như thế nhưng thực chất là sâm Việt nên anh khỏi phải bận tâm về việc báo cáo hay chứng thực gì đó nữa…”. Thấy chúng tôi còn phân vân, C. tiếp lời: “Em nói thật, nếu anh muốn có giấy tờ chứng thực thì chỉ có cách là em đưa anh lên Kon Tum mua luôn nhưng lúc đó giá của nó lên đến 70 triệu đồng lận…”.
Tìm mua gỗ thủy tùng (thông nước) qua lời rao trên mạng, chúng tôi liên hệ gặp M. có số điện thoại 0935 093…, M. cho biết: “Anh có 2 khúc, dài 2m, đường kính 0,4m nhưng bán một khúc rồi. Em có mua thì anh để khúc đó cho, giá 40 triệu…”. Tôi hỏi về giấy tờ chứng thực khi có kiểm tra, M. gằn giọng: “Mình bán ít mà lo gì, ai hơi đâu đi làm giấy tờ cho một khúc gỗ…”. Khi tôi trình bày muốn mua và nhờ chuyển vào TP.HCM, M. tỏ ra phân vân: “Cái này hơi khó, vì xe không quen biết nó không dám vận chuyển đâu…”
Một mẩu rao khác, kèm theo thông tin khẳng định về giá trị của gỗ thuỷ tùng là một loạt hình ảnh các sản phẩm đã được chế như: Nàng tiên cá, tượng tam tài Phúc Lộc Thọ, lộc bình, .v.v. Chúng tôi liên hệ với số điện thoại 0907 866… để mua hàng. Đầu dây bên kia sau một lúc tỏ ra “thờ ơ”, nghi ngờ mới nhiệt tình giới thiệu: “Hàng thủy tùng chỉ còn một khúc khá lớn, còn tam tài Phúc Lộc Thọ thì ông cậu tôi còn, muốn mua thì tôi giới thiệu cho…”. Hỏi thăm về giấy tờ hợp lệ, đầu dây bên kia bảo: “Anh mua gỗ thì mới sợ nên phải cần giấy tờ, chứ thủy tùng mà thành sản phẩm rồi thì ai biết mà kiểm tra…”
Tìm mua ba kích, một loại củ thuộc họ sâm, công dụng “tráng dương bổ thận” cho đàn ông và “ích khí bổ huyết” cho phụ nữ. Ba kích cũng rất khan hiếm và liệt vào sách đỏ, phân bố chủ yếu ở một số núi của một số đảo tại Quảng Ninh. Chúng tôi liên hệ gặp người tên T., số điện thoại 0919 057… đăng trên trang agri…T. cho biết: “Cái này ông chú em lên núi kiếm mới có, anh đặt hàng thì khoảng 1 tuần có 4-5kg, một tháng thì nhiều hơn, khoảng vài chục kg…”.
Qua trao đổi, giá ba kích tùy từng loại, hiện có 3 loại chính: Loại nhỏ màu trắng 200-300 ngàn/1kg, loại lớn, trồng lâu năm màu tím có giá 1 triệu, còn một loại bán tràn lan ngoài chợ thì chỉ 1-2 trăm. Hỏi về việc vận chuyển thế nào và giấy tờ có phải chuẩn bị không, T. cho biết: “Hàng này gửi bưu điện được, tôi gửi nhiều rồi, trong Nam đi chậm thì 4-5 ngày, giấy tờ anh khỏi lo. Hàng này tuy là quý hiếm nhưng chưa thấy bị “sờ” lần nào…”
Những “ hội quán” buôn hàng quốc cấm
Để tiếp tục tìm hiểu việc mua bán hàng quốc cấm, PV Nguoiduatin.vn đã đăng kí làm thành viên của một diễn đàn chuyên bàn về “hàng độc” và ngỏ ý muốn tìm mua số lượng lớn gỗ sưa. Ngay sau khi đăng “nguyện vọng” và thông tin cụ thể lên trang cá nhân, lập tức đã có một số người liên hệ chào hàng, thậm chí gửi cả bảng báo giá hẳn hoi thông qua mục bình luận. Theo đó, một tài khoản nặc danh cho biết anh ta đang sở hữu 200kg gỗ sưa, báo giá 1 tỷ đồng, liên hệ qua số điện thoại 01265047…
Một mẫu quan tài “chế tác” từ gỗ quý được quảng cáo trên mạng
Chúng tôi liền gọi theo số điện thoại nêu trên nhưng không ai bắt máy. Sau đó, chủ thuê bao này cho biết không nghe điện thoại mà chỉ liên lạc bằng cách nhắn tin SMS “vì đây là lô hàng nguy hiểm” – nguyên văn tin nhắn. Chúng tôi không quên vừa thương lượng giá cả, vừa ngỏ ý gặp mặt để tìm kiếm thông tin. Nhưng đầu dây bên kia cũng “không vừa”, hắn liên tục nhắn tin gặng hỏi chúng tôi là ai, cần lô hàng này để làm gì. Chúng tôi vờ bảo là nhân viên của một công ty tư nhân nước ngoài, được sếp giao cho nhiệm vụ tìm mua gỗ sưa, còn công ty dùng gỗ sưa để làm gì thì không rõ.
Chưa hài lòng với những thông tin chúng tôi cung cấp, hắn nổi giận nhắn lại mấy từ: “Phắn đi. Để ông mày còn làm ăn”. Vài ngày sau đó, chúng tôi có dùng một số điện thoại khác để liên hệ với thuê bao nêu trên nhưng không được.
Tiếp tục lang thang trên mạng, chúng tôi bắt gặp được một dòng rao vặt có nội dung: “Chế tác quan tài bằng gỗ siêu quý, siêu đẹp theo đơn đặt hàng”. Liên hệ theo số điện thoại sẵn có, chúng tôi ngỏ ý muốn đến xem thế nào là gỗ “siêu quý, siêu đẹp” thì anh ta từ chối, với lý do: “Toàn gỗ quý, cửa hàng em đâu dám trữ. Anh ưng mẫu nào, loại gỗ nào cứ alô một tiếng, tụi em tìm về rồi đến xem cũng chưa muộn”.
Chúng tôi hỏi: “Vậy gỗ siêu quý, siêu đẹp là những loại gỗ nào?”, anh ta nhanh nhảu: “Loại quý hiếm nào cũng có, ăn thua thời gian anh đặt lâu hay mau thôi. Nói anh biết, quan tài cẩn ngọc, dát vàng bây giờ xưa rồi, vàng ngọc thì ai có tiền cũng mua được, chứ cái “giống” quan tài gỗ quý thì phải nhọc công tìm kiếm. Kiểm lâm, quản lý thị trường giờ gắt gao lắm, nên mình “chơi” quan tài gỗ quý hiếm nó mới “độc”"…
Cũng từ trang cá nhân trên diễn đàn, tôi có làm quen được với một người tự xưng tên K., cũng có ý “lùng” gỗ quý như tôi. K. cho biết đang cần gỗ thông đỏ để … đóng quan tài. Khi được hỏi vì sao lại là gỗ thông đỏ thì K. tỏ vẻ bí hiểm và nói: “Thông đỏ là gỗ thiêng, nếu dùng để làm quan tài thì linh hồn người chết sẽ sớm siêu thoát, để về phù hộ cho gia đình”. Tôi vờ đùa: “Anh còn trẻ chán, lo chi sớm” thì anh ta chuyển sang vẻ mặt nghiêm trọng: “Nói là để cho mình chú biết thôi, nào phải là của tôi… của đại gia “bự” đấy”. Hỏi đại gia nào thì anh ta chỉ cười cười không nói.
Tôi cũng hòa theo câu chuyện bằng cách giả giọng nghiêm trọng không kém: “Anh không biết thông đỏ thuộc hàng quý hiếm nhất Việt Nam à? “Săn” thông đỏ nguy hiểm như vậy mà dám lên mạng internet rêu rao”. Anh ta nhăn mặt: “Liên hệ ở ngoài còn dễ chết hơn, lại tốn tiền lót tay cho trung gian, môi giới. Mình đăng tin lên mạng, có nhiều nguồn nó tự tìm đến mình liên hệ, được thì làm ăn, không thì thôi, chẳng ai biết mặt ai, có cái số điện thoại thì thay mấy hồi. Rao lên mạng mới an toàn đấy chú ạ!”
Theo Nguoiduatin
Thanh Hóa: Bắt quả tang xe ô tô chở pháo điện
Một loại pháo có hình dáng giống quả mìn nhỏ vừa được lực lượng chức năng Công an tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Quản lý thị trường phát hiện và bắt giữ. Đây là loại pháo lần đầu tiên xuất hiện trên thị trường.
Sáng ngày 8/12, Phòng CSĐT tội phạm về kinh tế, Công an Thanh Hóa phối hợp với Đội quản lý thị trường Cơ động, thuộc Chi cục Quản lý thị trường Thanh Hóa phát hiện và bắt quả tang xe ôtô tải mang BKS 37N-3266 do 2 đối tượng Kiều Đình An (SN 1988, ở phường Trung Lương, thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh) và Phan Thế Anh (SN 1977, ở xã Hưng Lợi, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An) điều khiển đang vận chuyển pháo lậu.
Số pháo lậu mà cơ quan chức năng đã phát hiện và bắt giữ.
Qua kiểm tra, số lượng pháo lậu được vận chuyển trên xe ô tô là 27 kg pháo điện. Ngoài ra, lực lượng chức năng còn phát hiện trên xe chở theo hơn 150 mũ bảo hiểm giả.
Tại cơ quan chức năng, 2 đối tượng trên khai nhận đã vận chuyển số pháo điện và mũ bảo hiểm giả nói trên cho một đối tượng từ Hà Nội về Nghệ An để tiêu thụ.
Đây là loại pháo khá nguy hiểm, lần đầu tiên xuất hiện tại thị trường. Pháo có hình dáng giống một quả mìn nhỏ, có 2 đầu dây để kích điện vào và nổ tung do Trung Quốc sản xuất. Số mũ bảo hiểm cũng đều là hàng nhái, hàng giả.
Lực lượng chức năng đã lập biên bản tịch thu số hàng nói trên. Hiện, các cơ quan chức năng đang tiếp tục tiến hành điều tra, làm rõ.
Theo Dân Trí
Lạng Sơn: Liên tiếp bắt giữ pháo lậu tuồn qua biên giới vào nội địa Cơ quan CSĐT Côn va khởi t vụ n, khởi t bị caôơng Phm Thị Tình (SN 1978) vềnh vi mua bn trp. Cơ quan chc năng lin tip băt gi phao lu tuôn su vao nôiia trơc tt nguyan. Theo thông tin t cơ quan công an, cơ quan CSĐT Côn va khởi t vụ n, khởi t bị caôơng Phm Thị...