‘Trận đấu thế kỷ’ của kiện tướng cờ vua Liên Xô – Mỹ trong Chiến tranh Lạnh
Trận đấu giữa kiện tướng Mỹ và vua cờ Liên Xô năm 1972 trở thành biểu tượng đối đầu của hai siêu cường trong Chiến tranh Lạnh.
Bobby Fischer và Boris Spassky trong trận đấu cờ vua. Ảnh: chess.com.
Cờ vua luôn được sử dụng như ẩn dụ về đối đầu về chính trị và quân sự. Năm 1972, môn thể thao này trở thành tâm điểm trong một cuộc chiến biểu tượng của Chiến tranh Lạnh (1946-1991), khi Bobby Fischer, kiện tướng Mỹ, đấu với kiện tướng Liên Xô đang giữ danh hiệu vua cờ khi đó là Boris Spassky.
Sau khi Thế chiến II kết thúc, tình trạng tiếp nối xung đột chính trị, căng thẳng quân sự và cạnh tranh kinh tế giữa Liên Xô và các quốc gia vệ tinh với các cường quốc phương Tây, bao gồm Mỹ, vẫn tồn tại. Dù các nước không chính thức xung đột, họ thể hiện sự cạnh tranh thông qua các liên minh quân sự, chạy đua vũ trang hạt nhân, tình báo, tuyên truyền, chạy đua không gian và cả thể thao.
Liên Xô đã thống trị lĩnh vực cờ vua kể từ khi Thế chiến II kết thúc. Họ coi đó là thế mạnh thể hiện sự ưu việt về trí tuệ đối với các nước phương Tây. Spassky nắm giữ danh hiệu vua cờ từ năm 1969, theo tạp chí Prospect.
Bobby Fischer, sinh năm 1943, là nhà vô địch cờ vua Mỹ khi 14 tuổi và trở thành kiện tướng năm 15 tuổi. Tính cách kiêu ngạo, bốc đồng, thích đòi hỏi của Fischer được thể hiện rõ ràng trong các trận đấu cờ vua của ông. Fischer yêu cầu phải được trả phí xuất hiện và các giải đấu phải sắp xếp lịch trình sao cho phù hợp với mình. Ông sẽ tức giận bỏ đi nếu không hài lòng với các điều kiện.
Boris Spassky, sinh năm 1937, cũng đạt được nhiều thành tích từ khi còn trẻ. Ông là nhà vô địch cờ vua Liên Xô ở tuổi 17 và trở thành kiện tướng năm 22 tuổi. Học cờ vua tại thành phố Leningrad bị tàn phá bởi chiến tranh (nay là St Petersburg) và lớn lên trong một gia đình có mẹ làm nông còn bố là thợ xây, Spassky có vẻ chín chắn hơn Fischer.
Kiện tướng Liên Xô Boris Spassky. Ảnh: bostonartsdiary.
Trận đấu năm 1972 quyết định liệu Spassky có bảo toàn danh hiệu vua cờ hay phải nhường lại nó cho Fischer. Trận đấu được tổ chức tại Iceland từ tháng 7 đến tháng 9/1972. Khi chỉ còn 4 ngày là đến trận đấu, Fischer vẫn chưa xuất hiện tại sân bay JFK, dường như vì sợ thua hoặc muốn đòi tiền thưởng cao hơn.
Theo Green Left Weekly, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Henry Kissinger đã gọi điện cho Fischer để thúc giục ông làm nhiệm vụ yêu nước. “Hãy ra ngoài kia đi người lính!”, ông nói.
Kissinger là bạn của phóng viên nổi tiếng người Anh David Frost – người là bạn của triệu phú Anh, James Slater. Slater sau đó gọi điện cho ban tổ chức và tiền thưởng được tăng gấp đôi, lên tới 250.000 USD, đáp ứng được yêu cầu của Fischer.
Video đang HOT
Fischer sau đó đến Iceland. Ông đưa ra những yêu cầu khắt khe về bàn, ghế, bàn cờ, quân cờ, ánh sáng và khoảng cách của chỗ ngồi với sân khấu. Fischer nổi giận vì có quá nhiều máy quay tại phòng chơi cờ.
Fischer thất bại trong hai ván đầu tiên vì sai lầm và phạm quy. Fischer có vẻ thờ ơ trong thi đấu. Không muốn chơi với một đối thủ không cố hết sức mình, Spassky đã đồng ý yêu cầu của Fischer là chuyển sang chơi ở một căn phòng phía sau, tránh xa những máy quay. Fischer cũng nhận được cuộc điện thoại từ Kissinger, thúc giục ông hạ gục đối thủ.
Kiện tướng Mỹ Bobby Fischer. Ảnh: thefamouspeople.
Sau ván đấu đó, trận đấu lại được tiếp tục diễn ra ở sân khấu. Trong 19 ván sau, Fischer thắng 7, thua một và hòa 11 ván, giành chiến thắng với điểm số 12,5 so với 8,5 của đối thủ và trở thành vua cờ mới.
Sự kiện này được truyền thông thế giới đổ dồn quan tâm và được gọi là “trận đấu thế kỷ”, biểu tượng cho sự đối đầu giữa hai siêu cường.
Sau khi thua trận, Spassky đến sống ở Paris và trở thành công dân nước này năm 1978. Khi Fischer trở lại New York, Mỹ tổ chức ngày Bobby Fischer để vinh danh ông. Ông được nhiều hãng mời quảng cáo với những hợp đồng có tổng giá trị hàng triệu USD nhưng ông từ chối. Fischer tạo ra cơn sốt cờ vua ở Mỹ, khi số thành viên của Hiệp hội Cờ vua Mỹ tăng gấp đôi vào năm 1972 và đạt đỉnh điểm vào năm 1974.
Năm 1975, kiện tướng Liên Xô Anatoli Karpov vượt qua một loạt đối thủ để giành quyền thách thức danh hiệu vua cờ của Fischer. Tuy nhiên, Fischer từ chối đấu với Karpov vì ban tổ chức không đồng ý với một loạt yêu sách của ông. Tháng 6/1975, Liên đoàn Cờ vua Thế giới tuyên bố Anatoli Karpov là vua cờ mới.
Phương Vũ
Theo VNE
Nga-TQ rầm rộ đưa tên lửa hạt nhân áp sát nhau làm gì?
Vùng đất lạnh giá giáp biên giới Nga-Trung Quốc đang trở thành điểm nóng bởi sự xuất hiện của các tên lửa có thể gắn đầu đạn hạt nhân của hai nước.
Tên lửa đạn đạo tầm ngắn Iskander-M của nga.
Theo National Interest, hồi tháng 6, Nga đã điều lữ đoàn thứ 4 trang bị tên lửa đạn đạo tầm ngắn Iskander-M đến khu vực Viễn Đông, giáp biên giới Trung Quốc.
Số lượng tên lửa đủ có thể gắn đầu đạn hạt nhân của Nga hiện diện gần biên giới Trung Quốc lớn gấp đôi so với bất cứ quân khu chiến lược nào khác. Các tên lửa Iskander-M có tầm bắn 400 - 500km, đặt nhiều mục tiêu trong lãnh thổ Trung Quốc vào tầm ngắm.
Ngược lại, Trung Quốc được cho là đã đưa Dongfeng-41(DF-41) đến khu vực phía đông bắc của nước này. DF-41 là mẫu tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) hiện đại nhất của Trung Quốc với khả năng mang nhiều đầu đạn hạt nhân.
Nga và Trung Quốc ngày nay giống như hai đồng minh thân cận, thường xuyên tập trận chung trên đất liền và trên biển. Nhưng trong quá khứ, vùng Viễn Đông luôn là điểm nóng xung đột Nga-Trung.
Năm 1969, Liên Xô và Trung Quốc suýt nữa đã phát động chiến tranh sau những cuộc đụng độ quân sự trong khu vực.
Giới phân tích cho rằng, Moscow đưa tiểu đoàn Iskander-M áp sát Trung Quốc nhằm "nắn gân" người hàng xóm phía nam.
Binh sĩ Nga lắp đặt đạn tên lửa Iskander-M.
Theo số liệu thống kê, khu vực biên giới phía đông lạnh giá của Nga có số người Trung Quốc sinh sống vượt trội so với người Nga. Ít nhất 5 triệu người nhập cư Trung Quốc đã vượt qua biên giới trong những năm qua, dấy lên nhiều lo ngại.
Tổng thống Nga Vladimir Putin từng cảnh báo rằng, các trẻ em Nga một ngày nào đó lớn lên sẽ nói tiếng Trung Quốc. Đa số khu vực xung quanh biên giới Nga-Trung ngày nay đều từng thuộc về Trung Quốc. Khu vực này trở thành địa điểm phù hợp để đặt các nhà máy công nghiệp.
Toàn bộ lượng kim cương , một phần ba lượng vàng và số lượng lớn khí đốt, dầu mỏ, kim loại của Nga đều tập trung ở vùng Viễn Đông.
Theo National Interest, hoạt động điều quân của Nga và Trung Quốc có thể được hiểu theo cách phô trương sức mạnh quân sự, chứ chưa hẳn là dấu hiệu chuẩn bị chiến tranh.
Trên lý thuyết, sự xuất hiện của tên lửa DF-41 sát biên giới Nga sẽ chỉ khiến tên lửa này bị giới hạn các mục tiêu có thể tấn công trên đất Nga, vì quỹ đạo bay cần khoảng cách lớn.
Nhưng vì sao Nga lại đưa tên lửa áp sát biên giới Trung Quốc? Theo National Interest, hoạt động gia tăng quân sự trong khu vực chính là di sản còn sót lại từ thời căng thẳng Liên Xô-Trung Quốc, chiến lược Chiến tranh Lạnh và sự thiếu hụt ngân sách để Nga xây dựng cơ sở quân sự mới.
Trong giai đoạn đỉnh điểm căng thẳng Liên Xô-Trung Quốc những năm 1960, Bắc Kinh lo ngại người Nga có thể tấn công từ Mông Cổ và khu vực biên giới phía đông bắc.
Không thể đấu lại được với sức mạnh quân sự Liên Xô, Trung Quốc xây dựng nhiều cứ điểm phòng thủ và đưa quân hiện diện thường trực ở biên giới.
Tên lửa đạn đạo liên lục địa DF-41 của Trung Quốc.
Đó là lúc mà Liên Xô lo ngại khả năng Trung Quốc tấn công, nên tính đến việc rải mìn hạt nhân dọc biên giới hay sẵn sàng cho khả năng tấn công hạt nhân phủ đầu
Hàng thập kỷ trôi qua, nguy cơ chiến tranh dần qua đi nhưng các cơ sở quân sự thì vẫn còn đó. Năm 2015, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cải tổ toàn diện quân đội và Bắc Kinh không còn coi biên giới Nga-Trung là mối đe dọa an ninh hàng đầu nữa.
"Lý do Nga đưa vũ khí đến sát Trung Quốc là vì yếu tố lịch sử, sau khi Liên Xô sụp đổ", Vasily Kashin, nhà phân tích quân sự Nga nói.
Trong Chiến tranh Lạnh, Liên Xô đặt các lữ đoàn thiện chiến ở Đông Đức và Đông Âu. Nhưng sự sụp đổ của Liên Xô đã khiến các đơn vị quân đội này được điều sang đối phó với Trung Quốc ở vùng Viễn Đông.
Nga thiếu nguồn lực để xây dựng cơ sở quân sự mới, như căn cứ, sân bay và nhà kho. Vậy nên Moscow vẫn phải dựa vào cơ sở hạ tầng từ thời Liên Xô, ông Kashin giải thích.
Đó là lý do 4 lữ đoàn Iskander-M đóng quân ở đúng những nơi đề phòng nguy cơ Trung Quốc tấn công. Một lữ đoàn ở Mông Cổ, một lữ đoàn khác gần Nội Mông và hai lữ đoàn còn lại ở sát biên giới tây bắc với Trung Quốc.
Theo Danviet
Kế hoạch tấn công hạt nhân phủ đầu Liên Xô của Mỹ Mỹ từng lên kế hoạch tấn công phủ đầu Liên Xô bằng vũ khí hạt nhân từ năm 1962 trong trường hợp nổ ra chiến tranh. Các mục tiêu trên lãnh thổ Liên Xô sẽ bị tấn công theo kế hoạch SIOP-62. Ảnh: Imgur. Trong giai đoạn Chiến tranh Lạnh, các chiến lược gia Mỹ từng bí mật lên kế hoạch hành động...