Trận đánh vĩ đại của 600 đặc nhiệm Anh vào cảng biển Đức
Cuộc cuộc tấn công cảng St. Nazaire luôn được biết đến như chiến dịch tập kích vĩ đại nhất trong Thế chiến II của đặc nhiệm Anh, bởi mục tiêu phá hủy cảng biển quan trọng của phát xít Đức chỉ với lực lượng hạn chế.
HMS Cambeltown khi lao vào ụ nổi tại cảng St. Nazaire.
Những trận đột kích với số lượng ít ỏi lính đặc nhiệm hay lực lượng không quân tinh nhuệ thường diễn ra điều kiện gần như bất khả thi, với xác suất rủi ro cực cao, thường khiến nhiều người phải trả giá bằng mạng sống. Mời bạn đọc theo dõi loạt bài về những trận đột kích lớn như vậy trên thế giới.
Kể từ khi bắt đầu Thế Chiến II, Hải quân phát xít Đức đã gây ra ác mộng với các tàu thuyền thương mại đi qua Đại Tây Dương. Sau khi nước Pháp sụp đổ, phát xít Đức nắm trong tay hàng loạt cảng biển ở Đại Tây Dương để phục vụ mục đích quân sự, chống lại lực lượng đồng minh, trong đó có cảng chiến lược St. Nazaire.
Người Anh muốn phá hủy cảng hậu cần quan trọng này bằng cách tổ chức cuộc tập kích đường biển hết sức tạo bạo năm 1942. Hơn 600 biệt kích và binh sĩ Hải quân Anh phải đối đầu với lực lượng phòng vệ hùng hậu, bao gồm 5.000 lính phát xít Đức ở cảng St. Nazaire.
Theo kế hoạch, 265 lính đặc nhiệm Anh thuộc Tiểu đoàn đặc nhiệm số 2 cùng 346 lính hải quân chất đầy thuốc nổ lên tàu khu trục hoán cải Campbeltown. HMS Campbeltown có nhiệm vụ lao thẳng vào ụ nổi ở St. Nazaire và kích nổ. Biệt kích Anh lợi dụng tình hình hỗn loạn, đổ bộ và phá hủy các mục tiêu còn lại tại cảng một cách chớp nhoáng trước khi rút quân bằng các xuồng máy vũ trang và 4 tàu ngư lôi.
HMS Campbeltown đang được hoán cải để phục vụ mục đích tấn công.
Ngày 26.3.1942, nhóm đặc nhiệm rời Anh và tiếp cận mục tiêu vào đêm ngày 28.3. HMS Campbeltown lặng lẽ giương cờ hải quân Đức tiến vào cảng St. Nazaire. Tuy nhiên, kế hoạch đánh bom của Hải quân Hoàng gia Anh bại lộ khi chỉ còn cách mục tiêu 8 phút di chuyển, do bị lính Đức chiếu đèn pha kiểm tra.
Video đang HOT
Giao tranh diễn ra ngay lập tức giữa đặc nhiệm Anh trên tàu Campbeltown và lính phòng thủ bờ biển Đức. Thủy thủ trên tàu Campbeltown thay cờ Hải quân Anh trong khi lái tàu trúng đạn hy sinh, người thay thế bị thương nặng còn những người khác bị lóa mắt. Mãi đến 1h34 phút sáng, tàu khu trục mới xác định được vị trí của ụ tàu Normandie và lao thẳng vào mục tiêu.
Ngay khi đổ bộ lên bờ, đặc nhiệm Anh vấp phải hỏa lực bắn xối xả của phát xít Đức. Dù chịu nhiều thương vong, nhưng những người lính anh dũng này này cuối cũng hoàn thành nhiệm vụ khi phá hủy cơ sở hạ tầng và trang thiết bị máy móc tại cảng.
Nhóm đặc nhiệm điều khiển 14 xuồng máy vũ trang và 4 tàu ngư lôi lại không may mắn như vậy. Trong khi tìm cách tiếp cận bờ, đa số đã bị tiêu diệt bởi đạn pháo phát xít Đức. 12 chiếc bị chìm khi chưa kịp đến cảng. Những người chết cháy ngay trên biển tạo nên cảnh tượng đầy bi tráng.
Binh sĩ Anh bị bắt làm tù binh.
Trung tá Newman, chỉ huy lực lượng đặc nhiệm trên bờ và chỉ huy Ryder của hải quân Anh nhận thấy việc rút quân bằng đường biển đã hoàn toàn phá sản. Ryder ra lệnh các tàu còn lại rời cảng, hướng ra biển. Trong khi Newman ra mệnh lệnh: Tìm mọi cách để trở về Anh, chiến đấu đến cùng cho đến khi hết sạch đạn và không được đầu hàng.
Như vậy, họ buộc phải tiến sâu vào thành phố và tìm cách thoát thân từ đất liền. Đáng tiếc rằng, những người lính đặc nhiệm Anh nhanh chóng bị phát xít Đức bao vây. Họ chiến đấu đến viên đạn cuối cùng trước khi buộc phải đầu hàng vì không còn lựa chọn nào khác. Chỉ có 5 biệt kích thoát khỏi vòng vây và chạy trốn xuyên nước Pháp, qua Tây Ban Nha, đến vùng lãnh thổ Gibraltar thuộc Anh và từ đây mới có thể trở về Anh.
Phát xít Đức nhanh chóng giành lai quyền kiểm soát cảng St. Nazaire, bắt giữ 215 lính biệt kích và binh sĩ Hải quân Hoàng gia Anh. Không hề biết rằng tàu Campbeltown được chất đầy thuốc nổ, sĩ quan Đức còn giễu cợt Trung tá Sam Beattie, chỉ huy tàu Cambeltown, cho rằng thiệt hại do cú đâm chỉ mất một tuần là khắc phục xong.
Cảng St. Nazaire đã bị vô hiệu hóa hoàn toàn trong suốt quãng thời gian còn lại của Thế Chiến II.
Viên sĩ quan Đức vừa dứt lời thì tàu Campbeltown phát nổ, khiến 360 người thiệt mạng và phá hủy nặng nề cảng St. Nazaire, khiến nó không còn có thể hoạt động trở lại được trong thời gian còn lại của cuộc chiến.
Phía Anh trả giá đắt cho chiến thắng này. Trong số 600 người tham gia chiến dịch, chỉ có 227 người trở về Anh. Bên cạnh những người bị bắt làm tù binh, 169 biệt kích và binh sí Hải quân Anh đã thiệt mạng.
Cuộc đột kích đã khiến Hitler hết sức tức giận, cùng với các cuộc tấn công khác đã khiến phát xít Đức buộc phải dàn trải quân dọc theo bờ biển để tăng cường phòng thủ trước các cuộc tấn công hoặc xâm lược trong tương lai.
Cảng St. Nazaire bị phá hủy khiến Đức bị mất một địa điểm sửa chữa quan trọng cho các tàu chiến lớn ở Đại Tây Dương. Do bản chất táo bạo của chiến dịch và cái giá phải trả là rất lớn, đây được coi là chiến dịch tập kích vĩ đại nhất trong Thế chiến II của đặc nhiệm Anh.
_____________
Đón đọc bài tiếp theo vào 10h ngày 18.9: Vụ Mỹ táo bạo đột kích Nhật Bản sau trận Trân châu cảng
Theo Đăng Nguyễn (Dân Việt)
Một phát đạn, xạ thủ Anh diệt 4 tay súng IS cách 1,5 km
Đặc nhiệm không quân Anh (SAS) đã kết liễu đao phủ IS và đồng bọn khi chúng chuẩn bị hành quyết 12 con tin ở Syria.
Đặc nhiệm không quân Anh (SAS). Ảnh minh họa.
Theo Daily Star, xạ thủ đặc nhiệm SAS bắn một phát đạn từ khoảng cách 1.500 m trúng vào đao phủ phiến quân Hồi giáo IS, khi tên này đang chuẩn bị dùng súng phun lửa giết 12 con tin.
Sự việc xảy ra vào tháng trước tại một ngôi làng nhỏ gần Raqqa, phía bắc Syria. Viên đạn bắn đi với tốc độ cao đã găm trúng vào bình nhiên liệu súng phun lửa mà kẻ khủng bố này đeo sau lưng. Quả cầu lửa khổng lồ bùng cháy, tiêu diệt đao phủ và 3 thành viên IS khác đóng vai trò quay phim.
Đặc nhiệm Mỹ và Anh đã tích cực truy tìm các mục tiêu IS quan trọng trong nhiều tuần, trước khi CIA tiết lộ cho nhóm về một vụ hành quyết sắp diễn ra. Những kẻ khủng bố muốn thiêu cháy dân thường vô tội cũng nằm trong tầm ngắm của đặc nhiệm.
Chúng thường di chuyển đến các ngôi làng có người sinh sống do IS kiểm soát, để tìm kiếm những người bị coi là gián điệp.
Các nạn nhân thường bị trói hoặc nhốt trong lồng trước khi bị thiêu cháy bởi tên đao phủ IS. Nhiều người quá hoảng sợ, thậm chí cầu xin bị bắn chết thay vì thiêu sống.
"SAS di chuyển đến vị trí có thể quan sát từ trên cao ngôi làng, nơi sắp diễn ra vụ hành quyết", một nguồn tin nói trên Daily Star. "Khoảng 12 dân thường chuẩn bị bị giết, 8 đàn ông và 4 phụ nữ. Họ bị nghi là gián điệp".
"Không một ai trong số họ là gián điệp, IS chỉ muốn giết người để reo rắc nỗi sợ hãi trong cộng đồng dân cư", nguồn tin nói thêm.
Sau khi tiếp cận mục tiêu, xạ thủ đặc nhiệm SAS nhanh chóng chuẩn bị, sẵn sàng khai hỏa bằng súng trường bắn tỉa Barret .50 Cal.
"Trước khi hành quyết, đao phủ nói vào một chiếc loa. Ngay Khi hắn nói xong, xạ thủ SAS nổ súng", nguồn tin cho biết.
Tất cả các con tin sau đó đều được đặc nhiệm Mỹ và Anh giải cứu. "Súng phun lửa là vũ khí khủng bố. Vũ khí này được tạo ra để reo rắc nỗi sợ hãi và những vết thương khủng khiếp".
Theo Đăng Nguyễn - Daily Star (Dân Việt)
Ông Duterte đòi 'quăng cướp biển cho cá mập ăn' Chỉ vài ngày sau khi đòi "ăn tươi nuốt sống" nhóm khủng bố Au Sayyaf, nhà lãnh đạo Philippines tiếp tục phát ngôn gây sốc khi cảnh báo sẽ quăng cướp biển "cho cá mập ăn". Trong chuyến công du đến Jakarta (Indonesia), ông Duterte đã tuyên bố các lực lượng của Indonesia được phép đi vào vùng biển Philippines để đuổi bắt...