Trận đánh hủy diệt thiết giáp hạm lớn nhất mọi thời đại
Hàng trăm máy bay Mỹ và đồng minh đồng loạt tấn công chiến hạm Yamato, khiến thiết giáp hạm khổng lồ của Nhật Bản chìm xuống đáy biển.
Tàu Yamato trong quá trình thử nghiệm năm 1941. Ảnh: Wikipedia.
Đầu năm 1945, Hải quân Đế quốc Nhật Bản (IJN) đưa ra quyết định khó khăn khi hy sinh Yamato, thiết giáp hạm lớn nhất từng được đóng, để bảo vệ đảo Okinawa, cửa ngõ dẫn đến đất liền của họ. Tuy nhiên, việc này không thể giúp họ ngăn bước tiến của Mỹ và đồng minh, theo National Interest.
Chuyên gia quân sự Kyle Mizokami cho rằng Yamato nằm trong số các thiết giáp hạm uy lực nhất mọi thời đại. Năm 1937, tàu được đóng bí mật ở quân cảng Kure, gần Hiroshima để tránh bị Mỹ phát hiện. Trước đó, Nhật Bản đã rút khỏi hiệp ước giới hạn kích cỡ thiết giáp hạm.
Với chiều dài 263 m và giãn nước toàn tải 71.000 tấn, tàu Yamato là thiết giáp hạm lớn nhất trong lịch sử. Chỉ các tàu sân bay Mỹ phát triển sau Thế chiến II mới có trọng tải vượt qua nó. Lớp Yamato gồm hai tàu là Yamato và Musashi, chiếc thứ 3 mang tên Shinano được hoán cải thành tàu sân bay.
Mỗi tàu được trang bị 9 pháo hạm cỡ nòng 457 mm trên ba tháp pháo lớn, 6 pháo thứ cấp cỡ 155 mm, 24 pháo 127 mm, 162 pháo phòng không 25 mm và 4 súng máy hạng nặng cỡ 13,2 mm.
Với hỏa lực mạnh như vậy, Yamato có khả năng đánh chìm nhiều thiết giáp hạm địch trong một lần đồng loạt khai hỏa. Trong đợt nâng cấp năm 1944 và 1945, Yamato được bổ sung số lượng lớn pháo phòng không. Mục đích chính của chúng là giúp tàu trụ vững trước hỏa lực của Không quân Mỹ, cho đến khi Yamato tiếp cận đủ gần để khai hỏa vào chiến hạm đối phương.
Tuy nhiên, vào thời điểm hạ thủy năm 1941, Yamato đã trở nên lạc hậu. Tàu sân bay cơ động nhanh mang theo máy bay ném bom và ngư lôi của Mỹ đã có khả năng tấn công đối phương trong phạm vi 320 km, đủ xa để tránh được các khẩu pháo cỡ lớn trên thiết giáp hạm.
Đầu năm 1945, diễn biến chiến lược trở nên bất lợi với Nhật Bản. Họ liên tiếp bị đẩy lùi trên mặt trận Thái Bình Dương sau khi quân Đồng minh đổ bộ xuống đảo Guadalcanal tháng 8/1942. Nhật Bản để mất Philippines, quần đảo Solomon, Gilbert và Caroline, sau đó phải đối mặt với quân Mỹ áp sát nhóm đảo chính. Okinawa là pháo đài cuối cùng án ngữ trước đất liền Nhật Bản, chỉ cách thành phố Kagoshima hơn 257 km.
Quân Đồng minh bắt đầu tấn công Okinawa ngày 1/4/1945, buộc IJN tiến hành chiến dịch Ten-Go để đối phó. Theo kế hoạch, thiết giáp hạm Yamato được hộ tống bởi tuần dương hạm Yahagi và 8 tàu khu trục sẽ di chuyển đến Okinawa. Mang tên Lực lượng Tác chiến Mặt nước đặc biệt, nhóm tàu này có nhiệm vụ chia cắt lực lượng tấn công của quân Đồng minh.
Sau đó, Yamato sẽ lao lên bờ biển, trở thành một pháo đài cố định án ngữ đảo Okinawa. Đây được coi là kết cục đáng buồn đối với thiết giáp hạm khổng lồ có tốc độ tối đa tới 50 km/h, nhưng quân Nhật buộc phải đưa ra quyết định này khi nhiên liệu và các nguồn lực khác trở nên khan hiếm.
Ngày 6/4, thiết giáp hạm Yamato và Lực lượng Tác chiến Mặt nước Đặc biệt khởi hành từ Tokuyama, tiến theo hướng nam để quá cảnh ở eo biển Bungo mà không biết hai tàu ngầm Mỹ đang phục kích phía trước.
Nhờ giải mã được các thông điệp của Nhật Bản, quân đội Mỹ đã biết trước kế hoạch Ten-Go và triển khai hai tàu ngầm để đánh chặn pháo đài nổi này. Yamato và biên đội tàu hộ tống hoàn toàn không biết đang bị theo dõi, nhưng các tàu ngầm Mỹ cũng không thể tấn công do đội tàu Nhật Bản di chuyển quá nhanh và lắt léo. Họ quyết định báo cáo về bộ chỉ huy.
Hải quân Đồng minh xung quanh đảo Okinawa nhận được thông tin về hạm đội khổng lồ của Nhật Bản đang hướng đến. Họ bắt đầu triển khai lực lượng sẵn sàng đối phó, trong đó chú trọng sử dụng không quân.
Video đang HOT
Sáng 7/4, máy bay trinh sát từ tàu sân bay Đô đốc Mistcher phát hiện tàu Yamato khi nó đi được nửa đường đến Okinawa. Ngay sau đó, 280 tiêm kích, oanh tạc cơ và máy bay trang bị ngư lôi xuất kích, bắt đầu cuộc tấn công.
Thiết giáp hạm Yamato cơ động né các đợt tấn công của máy bay Mỹ.
Trong vòng hai giờ, nhóm tàu Nhật Bản bị tấn công không ngừng nghỉ bởi số máy bay nhiều đến mức các chỉ huy Mỹ đã lo ngại về nguy cơ va chạm trên không. Phi công Mỹ nào cũng muốn trở thành người đầu tiên đánh trúng Yamato, khiến kế hoạch tấn công được chuẩn bị kỹ lưỡng ban đầu bị phá sản, các phi công được tự do đánh phá.
Yamato bị trúng hai quả bom và một quả ngư lôi trong đợt tấn công đầu tiên. Sau đó các máy bay nhằm vào hai tàu khu trục hộ tống.
Đợt tấn công thứ hai diễn ra với sự góp mặt của 100 phi cơ. Nhận thấy tàu Yamato bắt đầu nghiêng về một bên, máy bay Mỹ thay đổi chiến thuật, sử dụng ngư loại lôi xuyên kích nổ ở độ sâu lớn hơn. Điều đó cho phép ngư lôi đánh vào phần vỏ mỏng phía đáy tàu, thay vì lớp giáp dày bên sườn.
Tàu Yamato nghiêng sang trái hơn 20 độ, buộc thuyền trưởng phải ra lệnh xả nước vào khoang động cơ mạn phải để cân bằng, làm 300 thủy thủ trong khoang thiệt mạng.
Tàu Yamato lúc này đã trúng 10 quả ngư lôi, 7 quả bom và bị hỏng nặng. Bất chấp nỗ lực chống nước biển tràn vào, tàu tiếp tục nghiêng đến góc 35 độ. Thuyền trưởng ra lệnh cho thủy thủ đoàn bỏ tàu, sau đó cùng nhiều sĩ quan trên đài chỉ huy tự trói mình vào ghế và chìm cùng con tàu. Những người còn lại cố gắng thoát hiểm khỏi Yamato.
Lúc 14h23, hầm đạn ở mũi tàu phát nổ, tạo thành cột lửa khổng lồ cao 2.000 m và đám mây hình nấm cao 6.000 m, tương tự một quả bom hạt nhân cỡ nhỏ. Ánh sáng phát ra từ vụ nổ có thể nhìn thấy từ thành phố Kagoshima trên đất liền. Vụ nổ cũng phá hủy một số máy bay Mỹ đang quan sát chiếc tàu chìm.
Cột khói bốc ra từ vụ nổ của Yamato. Ảnh: Wikipedia.
Lực lượng Tác chiến Mặt nước Đặc biệt của Nhật gần như bị xóa sổ hoàn toàn. Thiết giáp hạm Yamato, tuần dương hạm Yahagi và 3 khu trục hạm bị đánh chìm. Một số tàu hộ tống khác bị hư hỏng nghiêm trọng. 2.498 người trong tổng số 2.700 thủy thủ trên Yamato thiệt mạng.
“Vụ đánh chìm thiết giáp hạm Yamato là bằng chứng rõ ràng cho thấy kỷ nguyên tàu sân bay thay thế thiết giáp hạm. Sự cố chấp, bám víu lấy công nghệ quân sự lạc hậu đã hủy hoại sức chiến đấu của Nhật Bản, khiến hàng nghìn thủy thủ của họ bỏ mạng vô ích”, Mizokami nhận định
Theo Duy Sơn (VNexpress)
Trận đánh hạ gục thiết giáp hạm lớn nhất mọi thời đại
Hàng trăm máy bay Mỹ và đồng minh đồng loạt tấn công chiến hạm Yamato, khiến thiết giáp hạm khổng lồ của Nhật Bản chìm xuống đáy biển.
Tàu Yamato trong quá trình thử nghiệm năm 1941. Ảnh: Wikipedia.
Đầu năm 1945, Hải quân Đế quốc Nhật Bản (IJN) đưa ra quyết định khó khăn khi hy sinh Yamato, thiết giáp hạm lớn nhất từng được đóng, để bảo vệ đảo Okinawa, cửa ngõ dẫn đến đất liền của họ. Tuy nhiên, việc này không thể giúp họ ngăn bước tiến của Mỹ và đồng minh, theo National Interest.
Chuyên gia quân sự Kyle Mizokami cho rằng Yamato nằm trong số các thiết giáp hạm uy lực nhất mọi thời đại. Năm 1937, tàu được đóng bí mật ở quân cảng Kure, gần Hiroshima để tránh bị Mỹ phát hiện. Trước đó, Nhật Bản đã rút khỏi hiệp ước giới hạn kích cỡ thiết giáp hạm.
Với chiều dài 263 m và giãn nước toàn tải 71.000 tấn, tàu Yamato là thiết giáp hạm lớn nhất trong lịch sử. Chỉ các tàu sân bay Mỹ phát triển sau Thế chiến II mới có trọng tải vượt qua nó. Lớp Yamato gồm hai tàu là Yamato và Musashi, chiếc thứ 3 mang tên Shinano được hoán cải thành tàu sân bay.
Mỗi tàu được trang bị 9 pháo hạm cỡ nòng 457 mm trên ba tháp pháo lớn, 6 pháo thứ cấp cỡ 155 mm, 24 pháo 127 mm, 162 pháo phòng không 25 mm và 4 súng máy hạng nặng cỡ 13,2 mm.
Với hỏa lực mạnh như vậy, Yamato có khả năng đánh chìm nhiều thiết giáp hạm địch trong một lần đồng loạt khai hỏa. Trong đợt nâng cấp năm 1944 và 1945, Yamato được bổ sung số lượng lớn pháo phòng không. Mục đích chính của chúng là giúp tàu trụ vững trước hỏa lực của Không quân Mỹ, cho đến khi Yamato tiếp cận đủ gần để khai hỏa vào chiến hạm đối phương.
Tuy nhiên, vào thời điểm hạ thủy năm 1941, Yamato đã trở nên lạc hậu. Tàu sân bay cơ động nhanh mang theo máy bay ném bom và ngư lôi của Mỹ đã có khả năng tấn công đối phương trong phạm vi 320 km, đủ xa để tránh được các khẩu pháo cỡ lớn trên thiết giáp hạm.
Đầu năm 1945, diễn biến chiến lược trở nên bất lợi với Nhật Bản. Họ liên tiếp bị đẩy lùi trên mặt trận Thái Bình Dương sau khi quân Đồng minh đổ bộ xuống đảo Guadalcanal tháng 8/1942. Nhật Bản để mất Philippines, quần đảo Solomon, Gilbert và Caroline, sau đó phải đối mặt với quân Mỹ áp sát nhóm đảo chính. Okinawa là pháo đài cuối cùng án ngữ trước đất liền Nhật Bản, chỉ cách thành phố Kagoshima hơn 257 km.
Quân Đồng minh bắt đầu tấn công Okinawa ngày 1/4/1945, buộc IJN tiến hành chiến dịch Ten-Go để đối phó. Theo kế hoạch, thiết giáp hạm Yamato được hộ tống bởi tuần dương hạm Yahagi và 8 tàu khu trục sẽ di chuyển đến Okinawa. Mang tên Lực lượng Tác chiến Mặt nước đặc biệt, nhóm tàu này có nhiệm vụ chia cắt lực lượng tấn công của quân Đồng minh.
Sau đó, Yamato sẽ lao lên bờ biển, trở thành một pháo đài cố định án ngữ đảo Okinawa. Đây được coi là kết cục đáng buồn đối với thiết giáp hạm khổng lồ có tốc độ tối đa tới 50 km/h, nhưng quân Nhật buộc phải đưa ra quyết định này khi nhiên liệu và các nguồn lực khác trở nên khan hiếm.
Ngày 6/4, thiết giáp hạm Yamato và Lực lượng Tác chiến Mặt nước Đặc biệt khởi hành từ Tokuyama, tiến theo hướng nam để quá cảnh ở eo biển Bungo mà không biết hai tàu ngầm Mỹ đang phục kích phía trước.
Nhờ giải mã được các thông điệp của Nhật Bản, quân đội Mỹ đã biết trước kế hoạch Ten-Go và triển khai hai tàu ngầm để đánh chặn pháo đài nổi này. Yamato và biên đội tàu hộ tống hoàn toàn không biết đang bị theo dõi, nhưng các tàu ngầm Mỹ cũng không thể tấn công do đội tàu Nhật Bản di chuyển quá nhanh và lắt léo. Họ quyết định báo cáo về bộ chỉ huy.
Hải quân Đồng minh xung quanh đảo Okinawa nhận được thông tin về hạm đội khổng lồ của Nhật Bản đang hướng đến. Họ bắt đầu triển khai lực lượng sẵn sàng đối phó, trong đó chú trọng sử dụng không quân.
Sáng 7/4, máy bay trinh sát từ tàu sân bay Đô đốc Mistcher phát hiện tàu Yamato khi nó đi được nửa đường đến Okinawa. Ngay sau đó, 280 tiêm kích, oanh tạc cơ và máy bay trang bị ngư lôi xuất kích, bắt đầu cuộc tấn công.
Thiết giáp hạm Yamato cơ động né các đợt tấn công của máy bay Mỹ. Ảnh: Wikipedia.
Trong vòng hai giờ, nhóm tàu Nhật Bản bị tấn công không ngừng nghỉ bởi số máy bay nhiều đến mức các chỉ huy Mỹ đã lo ngại về nguy cơ va chạm trên không. Phi công Mỹ nào cũng muốn trở thành người đầu tiên đánh trúng Yamato, khiến kế hoạch tấn công được chuẩn bị kỹ lưỡng ban đầu bị phá sản, các phi công được tự do đánh phá.
Yamato bị trúng hai quả bom và một quả ngư lôi trong đợt tấn công đầu tiên. Sau đó các máy bay nhằm vào hai tàu khu trục hộ tống.
Đợt tấn công thứ hai diễn ra với sự góp mặt của 100 phi cơ. Nhận thấy tàu Yamato bắt đầu nghiêng về một bên, máy bay Mỹ thay đổi chiến thuật, sử dụng ngư loại lôi xuyên kích nổ ở độ sâu lớn hơn. Điều đó cho phép ngư lôi đánh vào phần vỏ mỏng phía đáy tàu, thay vì lớp giáp dày bên sườn.
Tàu Yamato nghiêng sang trái hơn 20 độ, buộc thuyền trưởng phải ra lệnh xả nước vào khoang động cơ mạn phải để cân bằng, làm 300 thủy thủ trong khoang thiệt mạng.
Tàu Yamato lúc này đã trúng 10 quả ngư lôi, 7 quả bom và bị hỏng nặng. Bất chấp nỗ lực chống nước biển tràn vào, tàu tiếp tục nghiêng đến góc 35 độ. Thuyền trưởng ra lệnh cho thủy thủ đoàn bỏ tàu, sau đó cùng nhiều sĩ quan trên đài chỉ huy tự trói mình vào ghế và chìm cùng con tàu. Những người còn lại cố gắng thoát hiểm khỏi Yamato.
Lúc 14h23, hầm đạn ở mũi tàu phát nổ, tạo thành cột lửa khổng lồ cao 2.000 m và đám mây hình nấm cao 6.000 m, tương tự một quả bom hạt nhân cỡ nhỏ. Ánh sáng phát ra từ vụ nổ có thể nhìn thấy từ thành phố Kagoshima trên đất liền. Vụ nổ cũng phá hủy một số máy bay Mỹ đang quan sát chiếc tàu chìm.
Cột khói bốc ra từ vụ nổ của Yamato. Ảnh: Wikipedia.
Lực lượng Tác chiến Mặt nước Đặc biệt của Nhật gần như bị xóa sổ hoàn toàn. Thiết giáp hạm Yamato, tuần dương hạm Yahagi và 3 khu trục hạm bị đánh chìm. Một số tàu hộ tống khác bị hư hỏng nghiêm trọng. 2.498 người trong tổng số 2.700 thủy thủ trên Yamato thiệt mạng.
"Vụ đánh chìm thiết giáp hạm Yamato là bằng chứng rõ ràng cho thấy kỷ nguyên tàu sân bay thay thế thiết giáp hạm. Sự cố chấp, bám víu lấy công nghệ quân sự lạc hậu đã hủy hoại sức chiến đấu của Nhật Bản, khiến hàng nghìn thủy thủ của họ bỏ mạng vô ích", Mizokami nhận định.
Duy Sơn
Theo VNE
Iran mua 80 máy bay Mỹ Hãng IranAir hôm qua ký thỏa thuận mua 80 máy bay chở khách của Boeing, trong hợp đồng lớn nhất giữa Mỹ và Iran suốt gần 4 thập kỷ. Máy bay Boeing 747-200 của IranAir. Ảnh: PressTV Farhad Parvaresh, Chủ tịch hãng hàng không quốc gia Iran, cho biết thỏa thuận kéo dài 10 năm bao gồm 50 máy bay Boeing 737 và...