Trận ‘Đại không kích Los Angeles’ nỗi ám ảnh hậu Trân Châu Cảng
Vài tháng sau vụ tấn công đẫm máu của phát xít Nhật vào Trân Châu Cảng, cư dân Los Angeles bất ngờ thức giấc bởi tiếng còi báo động, tiếng nổ và những tia sáng quét khắp trời.
Những luồng sáng quét khắp trời đêm Los Angeles trong khi lực lượng phòng không nã đạn pháo lên không trung. Ảnh: Wikimedia Commons
2h25 phút rạng sáng ngày 25/2/1942, cư dân Los Angeles choàng tỉnh giấc bởi tiếng còi báo động hú vang. Mọi ánh sáng trong thành phố đều tắt ngúm do cắt điện. Chỉ còn những vệt đèn quét loang loáng giữa trời đêm, trong lúc những quả đạn pháo nổ trên đầu.
Trên đường phố, những dòng xe cộ vẫn nằm im giữa tiếng gầm rú của hơn 1.400 quả đạn nổ tung phá tan trời đêm.
Cuối cùng, lệnh “hết báo động” được đưa ra vào lúc 7h21 sáng. “Cuộc không kích” đã khiến 5 người chết, nhiều người bị thương và những ngôi nhà bị hư hại do đạn rơi. Tuy nhiên, thứ không thấy bỏ lại ở hiện trường là bất cứ chiếc máy bay địch nào bị bắn hạ.
Kể từ đó vụ việc gây rúng động nước Mỹ này được nhắc đến bằng cụm từ “Trận chiến Los Angeles” hay “Cuộc Đại không kích Los Angeles”.
Bất chấp những lời giải thích và hơn nửa thế kỷ nhiều thuyết âm mưu được đặt ra, nỗi sợ hãi ở Los Angeles khi đó cho thấy thế giới đã thay đổi như thế nào đối với người Mỹ sau cuộc tấn công Trân Châu Cảng vài tháng trước đó.
Trân Châu Cảng – trận chiến ám ảnh nước Mỹ
Ngày 7/12/1941, Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ đóng tại Trân Châu Cảng, Hawaii đã bất ngờ bị tấn công bởi không lực Nhật Bản. 21 tàu chiến Mỹ bị đánh chìm hoặc hư hại nặng nề. 188 máy bay bị phá hủy và 2.403 người Mỹ, trong đó có 68 thường dân, thiệt mạng chỉ trong không đầy hai giờ đồng hồ.
Quân Nhật Bản bất ngờ tấn công căn cứ Mỹ ở Trân Châu Cảng vào 7/12/1941. Ảnh: Wikimedia Commons
Chỉ trong vài ngày sau, Mỹ tuyên chiến với Nhật Bản, Đức và Italy, chính thức bước vào Thế chiến thứ II. Chính phủ Mỹ bắt đầu nghi ngờ chính những công dân Mỹ gốc Nhật.
Ngày 19/2/1942, Tổng thống Franklin D. Roosevelt ký sắc lệnh cho phép bắt giữ người Mỹ gốc Nhật. Tại Los Angeles, 3.000 người gốc Nhật tại ngôi làng trên đảo Terminal trở thành những người đầu tiên bị bắt trong chiến dịch này.
Vài ngày sau, vào 23/2/1942, ngay đêm trước “Trận chiến Los Angeles”, một tàu ngầm Nhật Bản đã nã đạn vào giếng dầu Ellwood gần Santa Barbara, bang California, gây thiệt hại nhỏ và không có thương vong.
Tuy vậy, cuộc tấn công này lại là một chiến thắng về mặt tâm lý. Quân đội Nhật phát đi một thông điệp rõ ràng: California và toàn bộ Bờ Tây Mỹ không an toàn và có thể là mục tiêu tấn công bất cứ lúc nào.
Nữ công nhân nữ lắp đặt bên trong máy bay ném bom B-17F, còn gọi là Pháo đài bay, tại nhà máy của Công ty Máy bay Douglas ở Long Beach, California, tháng 10/1942.
Bắt đầu “trận chiến”
19h18 phút ngày 24/2, chỉ 24 giờ sau vụ tấn công Ellwood, một “báo động vàng” được phát đi sau khi hệ thống radar phát hiện những vật thể lạ nằm cách trên 160km ngoài bờ biển đang tiến nhanh về phía Los Angeles. Lúc 21h33, thông báo “an toàn” được phát ra, nhưng chỉ không đầy 4 tiếng sau, còi báo động lại vang lên. “Trận chiến” bắt đầu.
Bụi mịn PM2.5: Con số nghiêm trọng về 7 quốc gia của Undark và Trung tâm Báo cáo Khủng hoảng Pulitzer Mỹ
Những hồi còi báo động máy bay địch vang lên khắp Los Angeles đánh thức một triệu người dân ở Nam California.
Cùng lúc, chính quyền ra lệnh cúp điện toàn bộ khu vực. Hầu hết mọi người đi ngủ trở lại vì họ chỉ cho đây là một cuộc diễn tập bình thường, trong khi hơn 12.000 dân phòng được triệu tập vào vị trí. Tuy nhiên, vào lúc 3h16, tất cả mọi người bị đánh thức trở lại, lần này bởi những âm thanh ghê rợn với bất kỳ ai chưa từng phục vụ trong quân ngũ.
Những tiếng nổ vang trời của pháo phòng không vang lên khắp nơi, lôi người dân ra khỏi giường. Đạn pháo phòng không liên tục khai nổ trên không trung. Các mảnh đạn tóe xuống thành phố như mưa. Không ai rõ chuyện gì đang xảy ra, bởi tất cả các đài phát thanh đã bị yêu cầu tạm dừng hoạt động.
Tiến sĩ Dr. Frank Stewart kiểm tra căn bếp nhà mình, phát hiện những mảnh đạn pháo chống máy bay. Ảnh: Đại học Southern California
Hỏa lực pháo binh vẫn tiếp tục rải rác cho đến hơn 4h sáng mới chấm dứt. Đến 7h21, lệnh “all clear” được ban bố, điện sáng trở lại.
Khảo sát đường phố thành phố vào sáng hôm sau, các phóng viên Los Angeles đã ghi nhận thiệt hại. Năm người thiệt mạng; hai người bị đau tim trong cuộc hỗn loạn; ba người khác, bao gồm một sĩ quan cảnh sát, thiệt mạng trong các vụ tai nạn xe hơi khi các vụ nổ trên cao làm tài xế mất tập trung.
Trong ít nhất ba trường hợp khác, giường của người dân trúng mảnh đạn nhưng họ tránh được chấn thương vì đã chạy ra ngoài trong hoảng loạn. Cũng có những quả đạn pháo chưa nổ. Một quả được phát hiện tại một sân golf. Một quả khác rơi xuống giữa đường phố ở Santa Monica. Sau cùng, người ta ước tính tổng cộng có hơn 1.400 viên đạn đã được khai hỏa.
Những câu trả lời gây bối rối
Qua một đêm, Los Angeles biến thành một chiến trường. Đó là thực tế kinh hoàng của chiến tranh hiện đại. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là không có dấu hiệu của bất kỳ kẻ thù bên ngoài nào.
Một số người Mỹ gốc Nhật bị bắt và bị buộc tội lợi dụng mất điện để gửi tín hiệu hướng dẫn cho những kẻ tấn công. Nhưng không có máy bay Nhật nào bị bắn hạ trong những giờ hỗn loạn đêm đó.
Theo Báo tin tức
Mua váy trên mạng, cặp vợ chồng già sốc khi "được" ship nhầm thùng hàng tiền tỷ
Xem ra hàng trên mạng và hàng nhận về không được giống nhau cho lắm.
Đặt mua váy, cặp vợ chồng già bỗng nhận được 25.000 viên thuốc lắc... (Ảnh: Austria Federal Police).
Một cặp vợ chồng cao tuổi ở Áo đang rối như tơ vò vì bỗng nhận được 25.000 viên thuốc lắc qua đường bưu điện.
Ông chồng 59 tuổi và bà vợ 58 tuổi, đang chờ đợi một bưu phẩm khác nhưng khi mở thùng - đập vào mắt họ là nhiều túi nylon chứa hàng chục nghìn viên thuốc tím lịm đầy hư hỏng thay vì những chiếc váy mà người vợ đã đặt mua.
Theo cảnh sát địa phương, bưu điện đã gặp nhầm lẫn trong khâu phân loại hàng hóa và "gửi nhầm thùng các-tông chứa 24.800 viên thuốc lắc".
Ban đầu, cặp vợ chồng đã đặt mua váy từ một website thương mại điện tử của Hà Lan, tuy nhiên, thùng hàng mà họ nhận được "nặng đến đáng ngờ, không giống váy vóc gì cả".
Theo tờ Evening Standard, bà vợ thậm chí đã tưởng những viên thuốc là đồ trang trí gắn trên váy. Tuy nhiên, ông chồng đã tỉnh táo hơn và nhanh chóng chỉ ra đây là kiện hàng thuộc về... thế giới ngầm.
Họ nhanh chóng đem thùng hàng đến bưu điện địa phương ở Linz, Áo vào hôm 7/5. Đội phòng chống chất trắng của thành phố ngay lập tức được triệu tập. Đúng ra, số thuốc lắc khổng lồ này phải được chuyển cho một người đàn ông ở Scotland, cách nơi ở của cặp vợ chồng tới 1600km.
Nhà chức trách Áo đã gửi chi tiết về kiện hàng cho Cơ quan Phòng chống Tội phạm Quốc gia, nơi đã gửi các sĩ quan cảnh sát đến lục soát một ngôi nhà ở Glasgow, Scotland vào tháng 7.
Trong khi đó, cảnh sát Hà Lan đang cố gắng tìm ra nơi gần 25.000 viên thuốc lắc được sản xuất.
Theo phát ngôn viên của lực lượng cảnh sát Áo thì: "Do lỗi kĩ thuật mà bưu điện đã nhầm lẫn tên của người nhận và điều này xảy ra khá thường xuyên".
Cảnh sát Áo cho hay, giá trị ước tính của thùng hàng kia có thể lên tới 438.000 bảng Anh (khoảng 12,6 tỷ đồng). Tuy nhiên, chính quyền Scotland lại nói với CNN rằng "giá ở Anh chỉ khoảng 165.000 bảng (hơn 4,7 tỷ đồng)".
Vụ việc vẫn đang được điều tra, làm rõ.
Theo Helino
Vẹt bị bắt nhốt vì 'đồng lõa' với tội phạm ma túy Theo truyền thông Brazil, con chim chưa rõ tên này đã được dạy để canh gác và báo động cho nhóm tội phạm buôn ma túy bằng cách kêu lên: 'Mẹ ơi, cảnh sát!'. Một con vẹt đã bị bắt giam sau một cuộc đột kích của cảnh sát nhắm vào nhóm tội phạm buôn bán ma túy tại bang Piauí, miền bắc...