Trận chung kết World Cup quyết định tính mạng của đội tuyển Italia
Các cầu thủ Italia tham dự vòng chung kết World Cup 2018 đều ghi nhớ câu nói nổi tiếng của nhà độc tài Mussolini, “Vincere o Morire!” (tạm dịch: thắng hoặc chết!).
Bức ảnh chụp nhà độc tài Adolf Hitler và Benito Mussolini năm 1938.
Châu Âu trải qua thế kỷ 20 với nền chính trị có nhiều thay đổi. Một trong số đó là sự trỗi dậy của chủ nghĩa phát xít
Bóng đá không nằm ngoài quy luật này, 3 nhà độc tài phát xít, bao gồm Mussolini, Hitler và Franco, biết đến những lợi ích của công cụ tuyên truyền thông qua bóng đá.
Họ muốn cho công chúng trên thế giới thấy được Italia, Đức, Tây Ban Nha khi đó đã thay đổi ra sao.
Tư tưởng phát xít
Italia là quốc gia trải qua giai đoạn công nghiệp hóa muộn, và cũng đến với bóng đá khá muộn. Quốc gia này giành chiến thắng trong Thế chiến 1 nhưng vẫn bất mãn với cách phân chia của cải của đồng minh.
Chính phủ yếu đuối ở Italia khi đó phải đối diện với với nhiều mối đe dọa, dẫn đến sự trỗi dậy nhanh chóng của Mussolini và chủ nghĩa phát xít.
Đối với bóng đá, các cổ động viên giống như cầu thủ thứ 12 trong đội tuyển, và Benito Mussolini đã nhanh chóng nắm rõ điều này. Chính quyền của Mussolini thành lập giải đấu bóng đá quốc nội mang tên Serie A.
Ngay từ khi giải đấu bóng đá lớn nhất hành tinh World Cup ra đời, Italia đã đề nghị được đăng cai. Nhưng kỳ World Cup đầu tiên năm 1930 thuộc về nước chủ nhà Uruguay.
Video đang HOT
Đội tuyển Italia năm 1938 gây tranh cãi với bộ quần áo thi đấu màu đen.
Điều này khiến Mussolini tức giận, rút đội tuyển khỏi World Cup. Italia trở lại vào năm 1934 khi là nước chủ nhà World Cup. Đây là cơ hội lớn của Mussolini và nhà độc tài Italia đã làm mọi cách để đội tuyển quốc gia lên ngôi vô địch, bao gồm cả việc ngồi ăn tối với trọng tài bắt chính.
Đến kỳ World Cup thứ 3, Pháp trở thành nước chủ nhà. Mussolini một lần nữa muốn đội tuyển bảo vệ thành công ngôi vô địch. World Cup trở thành cơ hội để Mussolini phô trương tầm ảnh hưởng với thế giới, trong bối cảnh hình bóng của Hitler khi đó đã quá lớn.
Thắng hoặc chết!
Sau khi vượt qua Na Uy nhờ một bàn thắng trong hiệp phụ, Italia tiếp tục loại chủ nhà Pháp ở tứ kết trên sân Stade Colombes chật kín 59.000 khán giả. Đội tuyển Italia khi đó gây tranh cãi khi mặc trang phục toàn một màu đen, màu của đảng phát xít cầm quyền. Đây là chỉ thị trực tiếp từ nhà độc tài Mussolini.
Không rõ có phải do Mussolini tác động hay không, mà trong trận bán kết gặp Brazil, đối thủ lại bất ngờ để ngôi sao chủ lực Leonidas ngồi ngoài. Điều này phần nào giúp Italia chiến thắng trước Brazil với tỷ số 2-1 ở Marseille.
Ở thời điểm đó, Italia chỉ còn cách chức vô địch World Cup đúng một trận đấu cuối cùng. Đó là trận chung kết với đội tuyển Hungary. Ngay trước trận đấu, một bức điện do đích thân nhà độc tài Mussolini gửi đến các tuyển thủ, “Vincere o morire!” (thắng hoặc chết!).
Bức điện này dường như đã khiến các tuyển thủ Italia thi đấu quyết tâm hơn rất nhiều. Hungary tỏ ra hoàn toàn lép vế trước đội tuyển Italia chơi đầy hứng khởi với bộ đôi Ferrari – Meazza, hay còn được gọi là “những nghệ sĩ của chiến thắng”.
Italia bảo vệ thành công ngôi vô địch World Cup 1938 ở Pháp.
Mặc dù Pal Titkos của Hungary chỉ cần 120 giây để cân bằng tỷ số sau bàn đầu tiên cho tuyển Italia của Gino Colausi ở phút thứ 6, các hà đương kim vô địch Italia nhanh chóng vươn lên dẫn trước 3-1 trước giờ nghỉ với các bàn thắng của Piola và Colausi.
Gyorgy Sarosi mang về chút hy vọng cho Hungary với bàn thắng ở phút 70, nhưng một pha dứt điểm đẳng cấp của Piola chấm dứt mọi hy vọng của đội bóng Đông Âu.
Chung cuộc Italia đánh bại Hungary với tỉ số 4-2 để trở thành đội tuyển đầu tiên bảo vệ thành công ngôi vô địch World Cup. Sau này, người ta vẫn nhớ đến câu nói nổi tiếng của thủ môn Hungary Antal Szabó: “Tôi để lọt lưới 4 bàn thắng, nhưng ít nhất tôi đã cứu sống các cầu thủ Italia”.
Theo các sử gia, với khí thế của Italia ở thời điểm đó, đội tuyển nước này hoàn toàn có thể vô địch World Cup lần thứ 3 liên tiếp vào năm 1942.
Nhưng Thế chiến 2 nổ ra năm 1939 đã khiến giải đấu hấp dẫn nhất hành tinh bị hoãn loại tới 12 năm, và chỉ bắt đầu bằng kỳ World Cup 1950 ở Brazil.
Về phần mình, Mussolini và liên minh phát xít Italia-Đức-Nhật đã đầu hàng đồng minh năm 1945. Ngày 28.4.1945, khi đang tìm cách chạy trốn quân đồng minh, Mussolini bị phe nổi dậy bắt được và xử tử hình.
Theo Danviet
Nga bị G7 "đánh hội đồng", bắt phải trả giá
Các nhà lãnh đạo G7 tuyên bố ý định đẩy mạnh trừng phạt Nga nếu các yêu cầu của nhóm này không được đáp ứng.
Lãnh đạo các nước G7 thúc đẩy trừng phạt Nga. Ảnh: EPA
"Chúng tôi sẵn sàng thực hiện các biện pháp trừng phạt thêm nữa để bắt Nga phải trả giá" - TASS dẫn tuyên bố chung của hội nghị thượng đỉnh G7 ngày 9.6 sau 2 ngày nhóm họp tại Canada cho biết.
Lãnh đạo các nước Anh, Đức, Italia, Canada, Mỹ, Pháp và Nhật Bản khẳng định, việc bãi bỏ trừng phạt phụ thuộc vào việc Nga thực hiện các hiệp định Minsk.
"Chúng tôi thấy rằng việc tiếp tục trừng phạt rõ ràng có liên quan đến thất bại của Nga trong việc thực hiện đầy đủ cam kết đối với hiệp định Minsk và tôn trọng chủ quyền Ukraina. Chúng tôi ủng hộ hoàn toàn nỗ lực của Bộ tứ Normandy và Tổ chức Hợp tác An ninh Châu Âu đối với một giải pháp cho cuộc xung đột ở Đông Ukraina".
Trong khi đó, Mátxcơva nhiều lần nhắc lại rằng các bên tham chiến ở miền đông Ukraina mới cần được kêu gọi tuân thủ thỏa thuận, chứ không phải Nga.
Tuyên bố chung của G7 "nhắc lại lên án Nga về vụ sáp nhập Ukraina, khẳng định sự tái ủng hộ lâu dài đối với chủ quyền, độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraina". Theo tuyên bố chung, lãnh đạo G7 vẫn quyết tâm hỗ trợ toàn diện Ukraina để thực hiện cải cách.
Ngoài ra, các nhà lãnh đạo G7 yêu cầu Nga ngừng hỗ trợ chính quyền Syria. Thông cáo chung yêu cầu Nga "chấm dứt hành vi bất ổn, phá hoại hệ thống dân chủ và hỗ trợ chính quyền Syria".
Về phần mình, Mátxcơva nhiều lần tuyên bố, hoạt động quân sự của Nga ở Syria là theo lời đề nghị hợp pháp của chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad nhằm tiêu diệt khủng bố.
Dù chỉ trích, song G7 cho biết sẽ tiếp tục hợp tác với Nga để giải quyết các cuộc khủng hoảng quốc tế, nhưng chỉ rõ rằng điều đó chỉ có thể thực hiện nếu các lợi ích của G7 được đảm bảo.
Về vụ đầu độc cựu điệp viên Sergei Skripal ở Salisbury, lãnh đạo G7 đồng ý với tuyên bố của Anh rằng Nga rất có khả năng chịu trách nhiệm cho vụ việc này. Về phần mình, Nga bác bỏ hoàn toàn cáo buộc đứng sau vụ việc.
NGỌC VÂN
Theo Laodong
Ngày này năm xưa: Bí ẩn trận hải chiến đánh chìm siêu hạm Đức Để đánh chìm chiến hạm hùng mạnh nhất của phát xít Đức, Hải quân Anh đã phải huy động 6 thiết giáp hạm cùng hàng chục tàu tuần dương, tàu khu trục và đông đảo máy bay ném ngư lôi cùng tác chiến. Bismarck là thiết giáp hạm của Hải quân Đức, được coi là chiến hạm tối tân nhất từng tham gia...