Tổng thống Đức: Chúng ta không thể coi Nga là kẻ thù
Dù hai nước từng đối đầu nhau trong Thế chiến 2, Tổng thống Đức vẫn nhận định rất khách quan về sự việc tại Syria.
Tổng thống Đức Steinmeier và Thủ tướng Merkel.
Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier kêu gọi chấm dứt các hoạt động biến nước Nga và con người Nga trở nên “xấu xí” trên trường quốc tế. Ông Steinmeier cũng nói rằng Đức sẽ chung tay để giảm nhiệt căng thẳng, dù lịch sử giữa nước Nga và Đức rất đặc biệt thời kỳ Thế chiến 2.
Video đang HOT
Ngày 15.4, ông Steinmeier nói rằng cuộc không kích của Mỹ và liên quân ở Syria càng khiến căng thẳng trở nên leo thang giữa Nga-Mỹ tại chiến trường Trung Đông. Đây là thời điểm rất nhạy cảm khi quan hệ hai cường quốc xuống mức thấp kỷ lục kể từ thời Chiến tranh Lạnh.
“Chúng ta đang ở ngưỡng cửa khiến quan hệ Nga-Mỹ trầm trọng hơn”, Steinmeier trả lời tờ Bild. “Chúng ta không thể coi nước Nga và nhân dân Nga là kẻ thù”.
Trước vụ tấn công bằng vũ khí hóa học ở Syria, căng thẳng Moscow và Washington vẫn bị đẩy lên cao sau khi điệp viên hai mang Skripal bị đầu độc tại Anh. Mỹ lập tức trục xuất 60 nhà ngoại giao Nga với cáo buộc đây là những gián điệp. Nga cáo buộc đây là một âm mưu chính trị và Anh cũng chưa thể đưa ra bất kì bằng chứng nào luận tội Nga đứng sau vụ việc.
“Sự căng thẳng và xa cách giữa Nga và phương Tây khiến nước Đức phải lo lắng. Hậu quả có thể vượt tầm kiểm soát. Không còn niềm tin giữa các quốc gia nữa”, ông Steinmeier nói.
Tổng thống Đức nói rằng Mỹ và Nga “nợ thế giới một bước đi phù hợp để giải quyết xung đột tại Syria”. Ông Steinmeier nói rằng, nếu một trong hai cường quốc này không chủ động giải quyết, mâu thuẫn và đụng độ ở Syria sẽ rất khó hóa giải.
Theo Danviet
Súng trường Arisaka: "Bại tướng" đến từ Nhật Bản
Trong Thế chiến 2, dù có căm ghét đối thủ đến đâu, lính thủy đánh bộ Mỹ không thể không thừa nhận lính Nhật Bản cực kỳ thiện chiến. May mắn cho người Mỹ là sự thiện chiến ấy đã bị hạn chế bởi Arisaka - dòng súng trường tiêu chuẩn của quân đội Nhật thời đó.
Lính Nhật Bản cùng với súng trường Arisaka trong 1 cuộc đổ bộ
Theo các tài liệu và ghi chép lịch sử, quân đội Nhật sử dụng 2 mẫu súng trường Arisaka. Mẫu thứ nhất là Arisaka Type 38 vốn được đưa vào biên chế sau Chiến tranh Nga-Nhật. Type 38 sử dụng hộp đạn "cứng" 5 viên đạn cỡ 6,550mm SR. Được biết, từ khi được thiết kế năm 1905 cho đến khi bị loại biên, người Nhật đã sản xuất được khoảng 3,4 triệu khẩu súng trường mẫu này. Type 38 phổ biến đến nỗi người Anh, Thái, Trung Quốc và Nga cũng đã từng sử dụng súng trường của Nhật.
Năm 1937, Chiến tranh Trung-Nhật nổ ra đã trở thành động lực thay đổi vũ khí của quân đội Nhật. Cảm thấy lép vế trước những khẩu Mauser (xuất xứ từ Đức) sử dụng cỡ đạn lớn hơn hẳn so với Type 38, Tokyo quyết định nghiên cứu và cho ra đời Type 99 - mẫu súng sử dụng đạn 7,758mm cũng thuộc dòng Arisaka.
Trong Thế chiến 2, hơn 3,5 triệu khẩu Type 99 đã được sản xuất. Tuy nhiên, nếu giai đoạn đầu chất lượng súng tốt bao nhiêu thì càng về cuối cuộc chiến, chất lượng lại tệ hại bấy nhiều. Sau khi Nhật Bản thua cuộc, 133.000 khẩu Type 99 tiếp tục được sử dụng trong Chiến tranh Triều Tiên. Những khẩu súng được sử dụng trong cuộc chiến này được chỉnh sửa để sử dụng đạn của M1 Garand - 1 cái kết dường như đã là quá mỹ mãn với "bại tướng" đến từ Nhật này.
Theo Danviet
Tư liệu hiếm: Cuộc đấu tăng khốc liệt giữa Anh và Đức trong Thế chiến 2 Cuộc đấu tăng giữa quân Anh và Đức được ghi lại trong đoạn phim tư liệu đã cho thấy Thế chiến 2 khốc liệt như thế nào. Cuộc đấu tăng diễn ra tại làng Villers-Bocage nằm phía tây nam xã Caen - 1 mục tiêu quan trọng của quân Đồng minh trong chiến dịch giải phóng nước Pháp khỏi sự chiếm đóng của...