Trận chiến thiên niên kỷ: Mỹ không đơn độc, châu Âu không chùn bước, Trung Quốc toan tính gì?

Theo dõi VGT trên

Hãy xem những bộ óc khoa học vĩ đại đang biến giấc mơ định cư trên Mặt Trăng dần dần thành hiện thực như thế nào.

Trận chiến thiên niên kỷ: Mỹ không đơn độc, châu Âu không chùn bước, Trung Quốc toan tính gì? - Hình 1

Cách đây 51 năm, loài người đặt chân lần đầu tiên lên Mặt Trăng, kể từ đó đến nay, không ai thực sự tìm ra cách tốt nhất để tận dụng người hàng xóm gần nhất của Trái Đất.

Đầu tháng 4/2020, với việc Tổng thống Donald Trump ký sắc lệnh hành pháp cho phép các công ty Mỹ khai thác tài nguyên Mặt Trăng và các tiểu hành tinh đã mở ra một tương lai thương mại hóa khổng lồ trên vệ tinh tự nhiên lớn nhất Trái Đất.

Sắc lệnh hành pháp này tạo ra một dấu chấm than cho cuộc tranh luận về thái độ của Mỹ đối với Hiệp ước ngoài vũ trụ năm 1967. Được ký kết trong thời Chiến tranh Lạnh, hiệp ước cấm chủ quyền quốc gia đối với các vật thể ngoài vũ trụ nhưng không cấm thương mại hóa chúng.

Hiệp ước tồn tại hơn 6 thập kỷ đã chịu một đòn chí mạng vào năm 2015 khi chính quyền Obama ký Đạo luật cạnh tranh không gian thương mại Mỹ cho phép công dân và các ngành công nghiệp Mỹ “tham gia vào hoạt động thăm dò và khai thác tài nguyên vũ trụ” bao gồm cả nước và khoáng sản.

Động thái của chính quyền Trump đang thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ với đạo luật năm 2015 của cựu Tổng thống Obama. Đó là chúng ta chưa bàn đến tham vọng đưa người tái đổ bộ Mặt Trăng năm 2024 của NASA và vị tổng thống thứ 45 của Mỹ – bước đệm khổng lồ cho cuộc đua tiêu tốn hàng tỷ đô.

Tất nhiên, Mỹ không đơn độc. Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) cũng muốn khai thác tài nguyên trên Mặt Trăng, chưa kể đến các cái tên đầy cạnh tranh như Nga, Trung Quốc.

Và cũng tất nhiên, đổ bộ Mặt Trăng, xây dựng căn cứ và tiến hành khai thác tài nguyên hiếm có trên Mặt Trăng chưa bao giờ là dễ dàng. Không dễ dàng không có nghĩa là không thể.

THIÊN NIÊN KỶ MỚI – TRẬN CHIẾN CŨ

Câu chuyện khai thác Mặt Trăng thực sự bắt đầu với sự suất hiện của “2 người khổng lồ” của ngành khoa học tên lửa Mỹ.

- Một người là Wernher von Braun (1912-1977), nhà khoa học tên lửa người Mỹ gốc Đức tiên phong, người đã lãnh đạo sự phát triển của dòng tên lửa Saturn V của NASA – dòng tên lửa đẩy mạnh nhất trong lịch sử tính cho đến nay.

Đối với Wernher von Braun và những người ủng hộ ông, các hành tinh/vệ tinh là những viên ngọc quý của Hệ Mặt Trời, nơi có thể tìm thấy tiến bộ khoa học tốt nhất và uy tín nhất.

Tỷ phú Mỹ gốc Nam Phi Elon Musk là người ủng hộ tư tưởng của Wernher von Braun. Ông hiện là tỷ phú có tham vọng nhất trên sao Hỏa.

- Một người là nhà vật lý người Mỹ Gerard K. O’Neill (1927-1992). Trong cuốn sách “The High Frontier: Human Colonies in Space” (tạm dịch: Biên giới Cao xa: Thuộc địa của loài người trong không gian) năm 1976 nói về việc định cư ngoài vũ trụ, đã truyền cảm hứng cho một thế hệ những người ủng hộ thám hiểm không gian cũng như tầm quan trọng của việc khai thác tài nguyên khoáng sản trên Mặt Trăng và các tiểu hành tinh.

Tỷ phú Mỹ Jeff Bezos, người sáng lập Blue Origin, rất ủng hộ ý tưởng này, và thậm chí ủng hộ thế giới của O’Neill ngoài vũ trụ trong khuôn khổ bài diễn thuyết tiết lộ về tàu đổ bộ Mặt Trăng xanh (Blue Moon) hồi tháng 5/2019 (xem chi tiết).

Trận chiến thiên niên kỷ: Mỹ không đơn độc, châu Âu không chùn bước, Trung Quốc toan tính gì? - Hình 2

Video đang HOT

Trận chiến thiên niên kỷ: Mỹ không đơn độc, châu Âu không chùn bước, Trung Quốc toan tính gì? - Hình 3
Photo: NBC

Ảnh trái: Wernher von Braun (1912-1977), cha đẻ của hệ thống tên lửa đưa tàu Apollo 11 đổ bộ Mặt Trăng. Photo: BETTMANN / GETTY IMAGES – Ảnh phải: Gerard K. O’Neill (1927-1992), người ủng hộ mạnh mẽ việc định cư ngoài không gian, khai thác tài nguyên Mặt Trăng/tiêu hành tinh/hành tinh.

“NASA rất coi trọng viễn cảnh xuất chúng của Wernher von Braun. NASA có tầm nhìn khám phá sao Hỏa (tiến hành sau bước đệm đưa người tái đổ bộ Mặt Trăng năm 2024) và muốn đưa những công dân Trái Đất đầu tiên lên sao Hỏa. Đó sẽ là một chiến tích vĩ đại nếu thành hiện thật” – Philip Metzger, một nhà vật lý kỳ cựu từng làm việc 30 năm cho NASA cho biết.

Mặt Trăng được ví là “Vịnh Ba Tư của Thái Dương Hệ”, nơi đây hứa hẹn chứa rất nhiều khoáng sản hấp dẫn, bao gồm: Kim loại để xây dựng, silicon cho các tấm pin Mặt Trời, và Helium-3 có thể được sử dụng trong các lò phản ứng nhiệt hạch.

Ý tưởng phổ biến là khai thác những thứ phổ biến trên Mặt Trăng nhưng lại hiếm trên Trái Đất rồi mang nó trở lại hành tinh để bán với giá đắt đỏ.

Theo thời gian, người ta đặt ra câu hỏi: Tiền của sẽ mua bán thứ hàng hóa gì trên vũ trụ? Đó chính là oxy. Để tồn tại trên các thiên thể ngoài vũ trụ, oxy chính là thứ thiết yếu nhất và cũng đắt đỏ nhất. Chi phí lớn nhất của các chuyến bay ra ngoài vũ trụ chính là oxy.

Ý tưởng trích xuất oxy để sử dụng làm nhiên liệu phóng cũng như hỗ trợ sự sống đến từ phần băng tồn tại trên Mặt Trăng. Theo tính toán, Mặt Trăng chứa 42% lượng oxy tính theo khối lượng của băng có khả năng tồn tại tại vệ tinh tự nhiên này.

Trận chiến thiên niên kỷ: Mỹ không đơn độc, châu Âu không chùn bước, Trung Quốc toan tính gì? - Hình 4

Con đường lên Mặt Trăng đang trở nên dễ dàng và ít trừu tượng hơn. Photo: Corey Brickley / Scientific American magazine.

Đã có một hạm đội tàu vũ trụ viễn thám quay quanh Mặt Trăng, từ tàu thăm dò Clementine đột phá đến Tàu quỹ đạo trinh sát Mặt Trăng hiện đại, và họ đã phát hiện ra những tảng băng vĩnh cửu bên trong những hố sâu tối tăm của vệ tinh.

Các nhà khoa học có thể tách nước thành hydro và oxy, những chất đẩy hóa học hiệu quả nhất được biết đến. Tất cả bắt nguồn từ việc thu hoạch băng và Mặt Trăng là nơi hợp lý để khai thác nó.

NASA dự kiến sẽ triển khai chiếc rover Mặt Trăng tên là VIPER vào năm 2022. VIPER có nhiệm vụ thám hiểm Volatiles. Được trang bị một bộ thiết bị, bao gồm cả máy khoan, cỗ máy có kích thước ô tô này sẽ giúp vẽ bản đồ tài nguyên nước đầu tiên của Mặt Trăng.

NHỮNG CÂU HỎI KHÓ…

Khi các bí mật của băng nước Mặt Trăng được xác định, câu hỏi tiếp theo là làm thế nào để xử lý nó thành nhiên liệu tên lửa.

Khai thác tài nguyên khoáng sản trên Mặt Trăng không giống với việc khai thác trên Trái Đất. Để mở khóa các khoáng vật Mặt Trăng, giới khoa học đưa ra đề xuất: Khai thác nhiệt.

Khai thác nhiệt áp dụng nhiệt trực tiếp lên bề mặt Mặt Trăng ở nhiệt độ đủ cao để chuyển băng thành hơi nước. Hơi nước sau đó sẽ được thu giữ, làm lạnh lại và vận chuyển đến một nhà máy điện phân nơi băng sẽ được phân tách thành hydro và oxy. Báo cáo sáng tạo tiên tiến của NASA hoàn toàn ủng hộ khai thác nhiệt.

Báo cáo cũng ước tính kích thước cuối cùng của một nhà máy nhiên liệu trên Mặt Trăng. Cơ sở sản xuất nhiên liệu đẩy có trọng lượng hơn 26 tấn, sản xuất 1.100 tấn nhiên liệu mỗi năm và có thể được phát triển và triển khai lên Mặt Trăng với giá khoảng 2,5 tỷ USD.

Vấn đề tiếp tục được đặt ra khi: Vật liệu Mặt Trăng phải được nung nóng đến nhiệt độ cao để đảm bảo nước đá được chuyển thành hơi ở mức độ công nghiệp. Ước tính rằng các bộ xử lý khai thác nhiệt quy mô công nghiệp sẽ cần 2,8 megawatt điện. Điều quan trọng là làm thế nào để tạo ra lượng năng lượng đó bên trong một miệng hố sâu trên Mặt Trăng?

NASA cũng đã sớm đưa ra giải pháp. Năm 2018, Phòng thí nghiệm Quốc gia Los Alamos, Vùng thử nghiệm An ninh Quốc gia tại bang Nevada (Mỹ) và NASA đã thử nghiệm lò phản ứng hạt nhân sử dụng công nghệ Stirling (KRUSTY) liên tục trong 28 giờ. NASA tỏ ra hứng thú với lò phản ứng phân hạch này vì nó được ghép nối với động cơ Stirling, vận hành khép kín và có khả năng tái tạo. Đó là những thiết bị lâu dài, bảo trì thấp, sử dụng loại nguồn năng lượng có thể cung cấp năng lượng hiệu quả cho hoạt động khai thác nhiệt ngoài Trái Đất.

Điều đáng chú ý ở đây là KRUSTY sử dụng uranium được làm giàu rất mạnh (HEU) làm nguồn nhiên liệu. Lò phản ứng HEU nhẹ hơn và sức mạnh nhỏ gọn như vậy là một điểm cộng hiếm có cho không gian vũ trụ. Nhưng chúng cũng là vật liệu dễ dàng nhất để chuyển đổi thành một thiết bị hạt nhân tức thì, vì vậy làm việc với nó phải đảm bảo tính giám sát cực kỳ nghiêm ngặt.

Trận chiến thiên niên kỷ: Mỹ không đơn độc, châu Âu không chùn bước, Trung Quốc toan tính gì? - Hình 5

Cơ quan Quản lý An toàn Hạt nhân Quốc gia (NNSA) và các kỹ sư của NASA đang hạ thấp buồng chân không xung quanh hệ thống KRUSTY. Photo: NASA

Vì những lý do đó, vài năm gần đây đã chứng kiến sự gia tăng của một loại lò phản ứng uranium làm giàu thấp, có sẵn trên thị trường. Được gọi là lò phản ứng mô-đun vi mô, hay MMR, chúng được thiết kế cho các địa điểm xa nhất của Trái Đất.

Với ý tưởng khai thác mặt trăng bị đá khoảng nửa thế kỷ, khai thác nhiệt điện hạt nhân không phải là cuộc chơi duy nhất của người Trái Đất.

Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) đang tiến lên phía trước với một hệ thống điện phân muối nóng chảy mà họ gọi là ví dụ đầu tiên của quá trình xử lý lớp đất mặt Mặt Trăng (Regolith) để lấy oxy.

Thay vì làm tan chảy Regolith, hệ thống chỉ cần làm nóng vật liệu đến 950 độ C. Một dòng điện làm cho oxy tách khỏi Regolith và di chuyển qua muối để được thu thập ở cực dương. ESA cho biết, quá trình này cũng chuyển đổi Regolith thành các hợp kim kim loại có thể sử dụng được.

Có khả năng thu được oxy từ các nguồn tài nguyên trên Mặt Trăng rõ ràng sẽ rất hữu ích cho những người định cư trên Mặt Trăng trong tương lai, cả về dưỡng khí cũng như sản xuất nhiên liệu tên lửa, Tiến sĩ công nghệ Beth Lomax, làm việc tại ESA cho hay.

Là một quốc gia châu Á, những thập kỷ đầu thế kỷ 21 chứng kiến một Trung Quốc vươn lên mạnh mẽ trong ngành vũ trụ, chinh phục không gian. Xây dựng trạm vũ trụ có người ở, thực hiện loạt sứ mệnh Chang’e thăm dò Mặt Trăng, là quốc gia đầu tiên đưa tàu đổ bộ lên nửa tối Mặt Trăng, phát triển hệ thống tên lửa đẩy mạnh nhất lịch sử nước này – Trường Chinh 5B… Trung Quốc đang thể hiện là đối thủ xứng tầm với Mỹ, ESA.

Với công nghệ đủ hiện đại để đáp ứng những ý tưởng sáng tạo không ngừng của giới khoa học, tương lai định cư trên Mặt Trăng không còn quá xa vời và đang rộng mở hơn bao giờ hết đối với Mỹ, ESA, hay Trung Quốc…

Một khi con đường lên Mặt Trăng trở nên dễ dàng và ít trừu tượng hơn thì các cường quốc vũ trụ thế giới sẽ phải vật lộn với chính sách vũ trụ một lần nữa. Bởi miếng bánh ngon thì ai cũng muốn phần to nhất. Tất cả mới chỉ là khởi đầu…

Bầu trời Trung Quốc trong xanh nhờ lệnh phong tỏa

Bầu trời trong xanh hơn trong những tuần gần đây khi nhiều thành phố Trung Quốc bị phong tỏa và cả nước thực hiện lệnh hạn chế di chuyển.

Theo Bộ Sinh thái và Môi trường Trung Quốc, từ 20/1 đến tháng 4, nồng độ bụi mịn PM2.5 ở nước này đã giảm 18,4% so với cùng kỳ năm ngoái.

Số ngày chất lượng không khí tốt, khi chỉ số ô nhiễm giảm xuống dưới 100, đã tăng 7,5%. Hình ảnh vệ tinh do Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) và Cơ quan Vũ trụ châu Âu công bố cho thấy lượng khí thải nitơ dioxit ở những thành phố lớn của Trung Quốc trong hai tháng đầu năm 2020 giảm mạnh so với năm ngoái.

Bầu trời Trung Quốc trong xanh nhờ lệnh phong tỏa - Hình 1

Một phụ nữ đeo khẩu trang khi đi dạo ngoài Cố Cung ở Bắc Kinh hôm 12/4. Ảnh: AFP.

Theo NASA, thay đổi ở Vũ Hán, nơi bùng phát nCoV ở Trung Quốc, đặc biệt đáng chú ý, trong khi nồng độ nitơ dioxit ở toàn bộ miền đông và miền trung Trung Quốc thấp hơn bình thường 10-30%.

Vũ Hán là nơi tập trung hàng trăm nhà máy, cung cấp các nguyên vật liệu sản xuất, từ sắt thép tới phụ tùng ôtô và vi mạch. Thành phố 11 triệu dân này vừa được dỡ bỏ lệnh phong tỏa tuần trước, 76 ngày sau khi quyết định "nội bất xuất, ngoại bất nhập" được áp đặt từ 23/1.

Nitơ dioxit phát thải từ các nhà máy sản xuất ôtô, nhà máy điện và cơ sở công nghiệp khác được cho là làm nghiêm trọng thêm các bệnh về đường hô hấp như hen suyễn.

NASA cho biết mức độ ô nhiễm không khí giảm ở Trung Quốc trùng với lệnh hạn chế di chuyển áp đặt lên các hoạt động vận tải và kinh doanh. Dữ liệu từ Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung Quốc ghi nhận mức giảm 25% về khối lượng vận tải hàng hóa đường bộ, lượng tiêu thụ dầu cũng giảm 14% từ tháng 1 tới tháng 2.

Liu Qian, chuyên gia vận động bảo vệ khí hậu của tổ chức Greenpeace có trụ sở tại Bắc Kinh, cho biết lệnh hạn chế sản xuất và di chuyển là nguyên nhân chính khiến chất lượng không khí của Trung Quốc được cải thiện.

"Có nhiều nguyên nhân gây ô nhiễm không khí, nhưng việc dừng các hoạt động sản xuất công nghiệp và hạn chế giao thông cũng góp phần làm giảm mức độ ô nhiễm", Liu nói.

Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo rằng khi tâm dịch Covid-19 chuyển sang châu Âu và Mỹ, Trung Quốc bắt đầu nối lại các hoạt động sản xuất và di chuyển, ô nhiễm không khí cũng sẽ quay lại.

Lauri Myllyvirta, chuyên gia phân tích của Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Không khí sạch tại Helsinki, Phần Lan, cho biết vệ tinh của NASA và các trạm quan trắc của Trung Quốc phát hiện mức độ ô nhiễm nitơ dioxit bắt đầu nhích lên từ giữa tháng 3 và trở lại mức bình thường vào cuối tháng.

Điều này trùng khớp với kết quả nghiên cứu của trung tâm công bố trên trang web biến đổi khí hậu Carbon Brief, rằng tiêu thụ than đá tại các nhà máy điện và nhà máy lọc dầu khắp Trung Quốc đã trở lại mức bình thường vào tuần cuối của tháng 3.

Ma Jun, giám đốc Viện Các vấn đề Môi trường và Công cộng, một tổ chức từ thiện ở Bắc Kinh, cho biết kế hoạch tái kích thích nền kinh tế sẽ tác động lớn đến ô nhiễm không khí.

"Một khi sản xuất công nghiệp được nối lại hoàn toàn, mức phát thải cũng vậy", ông nói. "Trừ phi một đợt dịch khác bùng phát buộc chính phủ tiếp tục áp đặt lệnh phong tỏa, nhưng không ai mong muốn điều này. Không khí cải thiện nhờ đại dịch là việc không ổn định và không kéo dài".

Sau khủng hoảng tài chính 2008, Bắc Kinh đã tung ra gói kích thích kinh tế trị giá 4.000 tỷ nhân dân tệ (567,6 tỷ USD), đầu tư hàng loạt vào cơ sở hạ tầng gây ảnh hưởng lớn tới môi trường. Trong những năm sau đó, ô nhiễm không khí tăng cao kỷ lục, khiến người dân phản ứng dữ dội.

Trước khi Covid-19 bùng phát, nền kinh tế Trung Quốc đã chậm lại, với mức tăng trưởng 6,1% năm 2019, mức thấp nhất trong 29 năm, làm dấy lên nhiều lo ngại rằng các nhà hoạch định chính sách sẽ tìm mọi cách để hồi sinh nền kinh tế.

"Từ năm ngoái, chính quyền địa phương đã chịu áp lực rất lớn, khiến người ta lo ngại các quy định bảo vệ môi trường sẽ bị bỏ qua", Ma nói.

Nhưng Bắc Kinh đang có cơ hội thúc đẩy các dự án cơ sở hạ tầng xanh thay vì những dự án phát thải nhiều khí carbon. "Cân bằng giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường là chìa khóa đạt được phục hồi xanh, đó là thứ mà Trung Quốc đang cần", ông nhận định.

Hồng Hạnh

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Tổng thống Trump ra lệnh sa thải toàn bộ công tố viên dưới thời ông BidenTổng thống Trump ra lệnh sa thải toàn bộ công tố viên dưới thời ông Biden
06:19:15 20/02/2025
Tổng thống Trump cân nhắc chia sẻ 20% tiết kiệm được từ ngân sách cho người dân MỹTổng thống Trump cân nhắc chia sẻ 20% tiết kiệm được từ ngân sách cho người dân Mỹ
13:27:54 20/02/2025
Đặt mục tiêu 'khủng', DOGE của tỉ phú Musk đã giúp tiết kiệm bao nhiêu tiền?Đặt mục tiêu 'khủng', DOGE của tỉ phú Musk đã giúp tiết kiệm bao nhiêu tiền?
23:55:19 20/02/2025
Mỹ gửi "tối hậu thư" cho Ukraine trước ngưỡng cửa đàm phán với NgaMỹ gửi "tối hậu thư" cho Ukraine trước ngưỡng cửa đàm phán với Nga
10:49:24 21/02/2025
Georgia từng được đề nghị trở thành "mặt trận thứ 2" chống NgaGeorgia từng được đề nghị trở thành "mặt trận thứ 2" chống Nga
00:19:40 22/02/2025
Đảo quốc nhỏ bán hộ chiếu để đối phó biến đổi khí hậuĐảo quốc nhỏ bán hộ chiếu để đối phó biến đổi khí hậu
05:44:38 20/02/2025
Thủ tướng Hun Manet lên tiếng sau cuộc đối đầu giữa binh sĩ Campuchia và Thái LanThủ tướng Hun Manet lên tiếng sau cuộc đối đầu giữa binh sĩ Campuchia và Thái Lan
14:29:24 20/02/2025
Mỹ sa thải nhầm loạt nhân viên vũ khí hạt nhânMỹ sa thải nhầm loạt nhân viên vũ khí hạt nhân
10:56:00 21/02/2025

Tin đang nóng

Nhan sắc gây sốc của Triệu VyNhan sắc gây sốc của Triệu Vy
21:00:18 21/02/2025
Mẹ Từ Hy Viên lộ bản chất thật, tham đến mức này?Mẹ Từ Hy Viên lộ bản chất thật, tham đến mức này?
23:14:34 21/02/2025
Đến lượt Park Bom (2NE1) đáp trả Lee Min Ho: "Phía anh ấy yêu cầu tôi làm những điều này..."Đến lượt Park Bom (2NE1) đáp trả Lee Min Ho: "Phía anh ấy yêu cầu tôi làm những điều này..."
23:08:34 21/02/2025
Sốc với ngoại hình nặng 100kg của Hoa hậu đáng thương nhất showbizSốc với ngoại hình nặng 100kg của Hoa hậu đáng thương nhất showbiz
23:25:07 21/02/2025
Sao nam Vbiz gây sốc khi đăng hiện trường tai nạn kinh hoàng: Ô tô lăn nhiều vòng, rơi xuống vực sâu 40m, đội cứu hộ bất lựcSao nam Vbiz gây sốc khi đăng hiện trường tai nạn kinh hoàng: Ô tô lăn nhiều vòng, rơi xuống vực sâu 40m, đội cứu hộ bất lực
20:40:43 21/02/2025
Xét xử lưu động vụ 'thổi' đất đấu giá 30 tỷ đồng/m2 ở Hà NộiXét xử lưu động vụ 'thổi' đất đấu giá 30 tỷ đồng/m2 ở Hà Nội
00:32:07 22/02/2025
Cặp đôi Hoa ngữ là "thần" của ngôn tình hiện đại: Nhà gái đẹp nhất Cbiz, bị đồn phim giả tình thật còn có conCặp đôi Hoa ngữ là "thần" của ngôn tình hiện đại: Nhà gái đẹp nhất Cbiz, bị đồn phim giả tình thật còn có con
23:20:05 21/02/2025
NSƯT Thành Lộc phấn chấn giành giải 'Đạo diễn xuất sắc nhất' từ NSND Xuân BắcNSƯT Thành Lộc phấn chấn giành giải 'Đạo diễn xuất sắc nhất' từ NSND Xuân Bắc
23:01:45 21/02/2025

Tin mới nhất

Mỹ - Ukraine hủy họp báo giữa lúc quan hệ căng thẳng

Mỹ - Ukraine hủy họp báo giữa lúc quan hệ căng thẳng

00:17:25 22/02/2025
Theo Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, cuộc họp giữa ông với đặc phái viên Keith Kellogg đã giúp khôi phục hy vọng nhưng phía Mỹ đưa ra rất ít thông tin chi tiết.
Sụt giảm oxy nghiêm trọng sẽ đe dọa sự sống trên Trái Đất

Sụt giảm oxy nghiêm trọng sẽ đe dọa sự sống trên Trái Đất

00:15:09 22/02/2025
Hiện tại, sự sống đang phát triển mạnh mẽ trong điều kiện giàu oxy, nhưng theo dự báo, khí quyển Trái Đất sẽ trở nên đầy methane và thiếu oxy.
Nga, Mỹ có thể đã bí mật đàm phán về Ukraine

Nga, Mỹ có thể đã bí mật đàm phán về Ukraine

00:08:07 22/02/2025
Phái đoàn của Nga và Mỹ được cho là đã bí mật đàm phán về cuộc chiến Ukraine vài tháng gần đây tại Thụy Sĩ, nguồn thạo tin cho hay.
Ông Trump làm thế giới "rung chuyển" trong tháng đầu nhiệm kỳ

Ông Trump làm thế giới "rung chuyển" trong tháng đầu nhiệm kỳ

00:05:35 22/02/2025
Những sắc lệnh ban hành trong tháng đầu tiên nhiệm kỳ của Tổng thống Mỹ Donald Trump đang cho thấy ảnh hưởng lớn đến thế giới.
Tỷ phú Elon Musk thách thức ông Zelensky

Tỷ phú Elon Musk thách thức ông Zelensky

23:24:25 21/02/2025
Vị đồng minh thân cận của Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng cuộc khảo sát mới về việc ông Zelensky được lòng người dân Ukraine đã bị thao túng.
Chiến thuật của ông Putin nhằm tối đa hóa nhượng bộ từ Mỹ

Chiến thuật của ông Putin nhằm tối đa hóa nhượng bộ từ Mỹ

22:52:16 21/02/2025
Việc lựa chọn thành phần phái đoàn hội đàm với Mỹ cho thấy Tổng thống Nga Vladimir Putin muốn tối đa nhượng bộ từ Washington trong vấn đề Ukraine và những vấn đề song phương.
Tổng thống Trump quyết tâm chấm dứt xung đột Ukraine

Tổng thống Trump quyết tâm chấm dứt xung đột Ukraine

22:41:17 21/02/2025
Cố vấn An ninh Quốc gia Nhà Trắng Mike Waltz ngày 20/2 tuyên bố Tổng thống Donald Trump quyết tâm chấm dứt cuộc xung đột ở Ukraine.
Ukraine dự đoán sắp ngừng bắn với Nga

Ukraine dự đoán sắp ngừng bắn với Nga

22:24:01 21/02/2025
Người đứng đầu cơ quan tình báo quân đội Ukraine tin rằng hiện đã có hầu hết yếu tố để Ukraine và Nga đạt được thỏa thuận ngừng bắn trong năm nay.
Nga công phá dữ dội, đánh sập huyết mạch hậu cần Ukraine ở Kursk

Nga công phá dữ dội, đánh sập huyết mạch hậu cần Ukraine ở Kursk

22:21:07 21/02/2025
DeepState, chương trình phân tích quân sự của Ukraine, đưa tin lực lượng Nga đang tích cực nhắm vào các tuyến hậu cần từ Ukraine vào tỉnh Kursk của Nga, tiến hành các cuộc tấn công hỏa lực vào mọi hoạt động theo hướng này từ tỉnh Sumy c...
Làn sóng sa thải trở lại, liệu AI có đang "cướp việc" của con người?

Làn sóng sa thải trở lại, liệu AI có đang "cướp việc" của con người?

22:01:38 21/02/2025
Đầu năm nay, làn sóng cắt giảm diễn ra toàn cầu. Câu hỏi đặt ra là liệu AI đang dần thay thế con người hay đây chỉ là một bước chuyển đổi tất yếu của nền kinh tế?
Ông Trump nói Nga "có nhiều lợi thế" trong đàm phán về Ukraine

Ông Trump nói Nga "có nhiều lợi thế" trong đàm phán về Ukraine

21:52:39 21/02/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết, Nga có nhiều quân bài trong bất kỳ cuộc đàm phán nào nhằm chấm dứt chiến tranh ở Ukraine.
Ukraine lần đầu "khoe" ảnh tiêm kích F-16 thực chiến

Ukraine lần đầu "khoe" ảnh tiêm kích F-16 thực chiến

21:27:55 21/02/2025
Frontliner, một hãng truyền thông về cuộc chiến Nga - Ukraine, đã chia sẻ hình ảnh ghi lại các máy bay chiến đấu F-16 của Không quân Ukraine tại một khu vực tiền tuyến.

Có thể bạn quan tâm

Tai nạn hy hữu, người đàn ông tử vong do lốp ô tô văng trúng

Tai nạn hy hữu, người đàn ông tử vong do lốp ô tô văng trúng

Tin nổi bật

00:25:59 22/02/2025
Trong lúc làm nhiệm vụ cắt cỏ ven quốc lộ 2, anh M. không may bị cặp lốp ô tô xe đầu kéo văng trúng người dẫn tới tử vong.
Sáp thơm gây ô nhiễm không khí ngang với động cơ ô tô

Sáp thơm gây ô nhiễm không khí ngang với động cơ ô tô

Lạ vui

00:13:14 22/02/2025
Nghiên cứu mới phát hiện ra rằng sáp thơm và các sản phẩm tạo mùi thơm hóa học có thể gây ra mức độ ô nhiễm không khí trong nhà ngang ngửa với động cơ diesel hay bếp gas.
Hơn 20 năm qua, vợ biết tôi không yêu nhưng vẫn không chấp nhận ly hôn

Hơn 20 năm qua, vợ biết tôi không yêu nhưng vẫn không chấp nhận ly hôn

Góc tâm tình

00:10:12 22/02/2025
Tôi lớn tuổi rồi, muốn một lần được sống vui vẻ, thoải mái. Tôi nhận lỗi về mình, đưa ra nhiều điều kiện để bù đắp nhưng vợ nhất quyết không ly hôn.
HLV Mai Đức Chung trở lại ĐT nữ Việt Nam ở tuổi 75, đứng số 1 thế giới

HLV Mai Đức Chung trở lại ĐT nữ Việt Nam ở tuổi 75, đứng số 1 thế giới

Sao thể thao

23:58:31 21/02/2025
Ở tuổi 75, HLV Mai Đức Chung quay trở lại ĐT nữ Việt Nam. Ông khẳng định mình không vì địa vị hay tiền bạc mà tái xuất với nghề huấn luyện. Đáng chú ý, với mốc tuổi kể trên, ông Chung cũng trở thành HLV đương nhiệm cao tuổi nhất thế giớ...
Với 10 năm nội trợ, xin khẳng định: 5 mẹo này sẽ giúp bạn tiết kiệm cả sức lẫn tiền

Với 10 năm nội trợ, xin khẳng định: 5 mẹo này sẽ giúp bạn tiết kiệm cả sức lẫn tiền

Netizen

23:57:01 21/02/2025
Dầu mỡ bám trên bếp gas hoàn toàn có thể xử lý dễ dàng bằng xà phòng. Bạn chỉ cần làm ẩm bề mặt bếp bằng một ít nước, sau đó thoa xà phòng lên và tạo bọt, để yên trong khoảng 5 phút.
6 thói xấu khiến ngôi nhà giống "bãi rác", giàu đến mấy cũng vẫn có cảm giác "rẻ tiền"

6 thói xấu khiến ngôi nhà giống "bãi rác", giàu đến mấy cũng vẫn có cảm giác "rẻ tiền"

Sáng tạo

23:54:57 21/02/2025
Bức ảnh tưởng bình thường nhưng khi phơi bày sự thật thì ai cũng rùng mình Dù giàu đến đâu cũng đừng rước 7 thứ này về nhà, tỉ lệ hối hận là 100% Đây là 9 mẹo tiết kiệm giúp mẹ 2 con ở Hà Nội không bao giờ cạn ví ngay cả khi đã cuối thá...
Tội ác của kẻ tạt axit 4 cấp trên vì bị nhắc nhở

Tội ác của kẻ tạt axit 4 cấp trên vì bị nhắc nhở

Pháp luật

23:42:13 21/02/2025
Trong quá trình làm việc, Nguyễn Kim Vinh bị cấp trên nhắc nhở, la mắng. Từ đây, anh ta mang lòng thù hận, mua axit tạt vào 4 người gây thương tật nặng cho bị hại.
Phim của Song Hye Kyo bùng nổ MXH Việt, gây tranh cãi gay gắt vẫn càn quét phòng vé

Phim của Song Hye Kyo bùng nổ MXH Việt, gây tranh cãi gay gắt vẫn càn quét phòng vé

Hậu trường phim

23:38:49 21/02/2025
Ngay ngày khởi chiếu chính thức đầu tiên (ngày 21/2), Dark Nuns đã vươn lên đứng thứ 2 phòng vé Việt, chỉ xếp sau Nhà Gia Tiên.
Phim Trung Quốc nhồi nhét cảnh quấy rối phụ nữ, bị chỉ trích khắp MXH: Nữ chính 6 lần gặp biến thái gây phẫn nộ

Phim Trung Quốc nhồi nhét cảnh quấy rối phụ nữ, bị chỉ trích khắp MXH: Nữ chính 6 lần gặp biến thái gây phẫn nộ

Phim châu á

23:34:06 21/02/2025
Được kỳ vọng rất nhiều trước khi lên sóng, thế nhưng lúc này chất lượng nội dung của phim ngôn tình Khó Dỗ Dành lại đang gây tranh cãi khắp MXH.
NSƯT Hữu Châu vào bệnh viện, NSND Tự Long khoe ảnh chụp với Cục trưởng Xuân Bắc

NSƯT Hữu Châu vào bệnh viện, NSND Tự Long khoe ảnh chụp với Cục trưởng Xuân Bắc

Sao việt

23:04:47 21/02/2025
NSƯT Hữu Châu vào bệnh viện kiểm tra sức khỏe. NSND Tự Long khoe ảnh chụp với Cục trưởng Cục NTBD NSND Xuân Bắc.
Diễn viên Lâm Na tố cáo bị đạo diễn sàm sỡ, cưỡng hôn

Diễn viên Lâm Na tố cáo bị đạo diễn sàm sỡ, cưỡng hôn

Sao châu á

22:59:26 21/02/2025
Diễn viên Khám Lâm Na, kể từng bị đạo diễn, diễn viên Trịnh Ký Phong - người vừa bị bắt vì bị tình nghi xâm hại trẻ em - có hành vi nhốt cô trong phòng và sàm sỡ.