‘Trận chiến’ mới của người khỏi Covid-19
Dù còn khó thở vì từng nhiễm nCoV, Park Huyn quyết định đi thang bộ thay vì dùng thang máy vì ngại để đồng nghiệp lo lắng.
Park Huyn là giảng viên của trường kỹ thuật thuộc Đại học Quốc gia Pusan và là “bệnh nhân 47″ tại thành phố này. Ông cũng nằm trong hơn 5.000 người Hàn Quốc đã hồi phục sau khi nhiễm nCoV.
25 ngày sau khi có xét nghiệm âm tính với nCoV, Park lại rơi vào “trận chiến” mới chống tình trạng kỳ thị những người từng mắc bệnh.
“Tôi hiểu quan ngại và lo âu của đồng nghiệp cùng hàng xóm. Vì thế tôi chỉ dùng cầu thang bộ của tòa nhà trong trường đại học, thậm chí leo thang bộ lên căn hộ ở tầng 9″, Park nói.
Giảng viên đại học 47 tuổi nằm trong phòng bệnh đặc biệt 9 ngày trước khi được xuất viện, sau đó cách ly thêm 14 ngày và dành 10 ngày để hồi phục sức khỏe. Tuy nhiên, Park nói nhiều người xung quanh ông vẫn nghĩ về Covid-19 trước tiên.
Trong thời gian Park nằm viện, mẹ ông nói một người hàng xóm gào thét trước cửa nhà rằng: “Tất cả chúng ta sẽ chết hết vì thằng con của cái nhà này”. Park tin rằng những nghi ngờ trong cộng đồng còn lớn hơn rất nhiều vì một ổ dịch lớn tại Hàn Quốc xuất phát từ nhà thờ ở thành phố Daegu của giáo phái bí ẩn Tân Thiên Địa.
Park Huyn (áo trắng) nói chuyện với đồng nghiệp khi chế tạo hộp đựng xà phòng bằng máy in 3D tại Đại học Quốc gia Pusan ở Busan, Hàn Quốc ngày 30/3. Ảnh: Reuters.
Video đang HOT
Park quyết định chia sẻ kinh nghiệm về chuỗi ngày nhiễm bệnh và những phương pháp điều trị để xua đi bí ẩn quanh Covid-19. Giảng viên đại học này ghi lại nhật ký về cuộc chiến với nCoV từ những ngày đầu nhập viện trên Facebook.
“Với việc tiết lộ danh tính, tôi nghĩ mọi người sẽ hiểu tôi không tung tin vịt. Có quá nhiều điều không rõ ràng và chúng tạo ra lo âu”, Park nói.
Tốc độ bùng phát Covid-19 tại Hàn Quốc chậm lại sau đợt bùng phát hồi tháng 2 và đầu tháng 3, với hơn 9.700 ca nhiễm nCoV được ghi nhận. Trong số này, hơn 5.400 người được xuất viện sau khi âm tính với nCoV.
Các đồng nghiệp chào đón Park khi ông quay lại làm việc vào hôm 30/3, song không có bất cứ cái ôm hay bắt tay nào. Park ăn trưa tại phòng thí nghiệm cùng các đồng nghiệp khác, nhưng ngồi bàn riêng và cách những người còn lại vài mét.
“Nếu có ai đang lo về việc có tôi bên cạnh, họ đang làm rất tốt để không thể hiện điều đó. Một số người lại có kết quả xét nghiệm dương tính với nCoV sau khi đã hồi phục. Tôi luôn quan tâm đến những người xung quanh mình”, Park nói, với chiếc khẩu trang luôn ở trên mặt.
Một số người nhiễm nCoV được xuất viện trên thế giới, trong đó có Hàn Quốc, lại có xét nghiệm dương tính trở lại. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc (KCDC) cho biết cần nghiên cứu dịch tễ thêm đối với các trường hợp này.
Park Huyn cởi khẩu trang khi bắt đầu giảng bài trực tuyến tại Đại học Quốc gia Pusan ở Busan, Hàn Quốc ngày 30/3. Ảnh: Reuters.
Giáo sư Ahn Seok-Young, đồng nghiệp của Park Huyn, nói rằng mọi thứ trở lại bình thường nhưng không bao giờ được như trước đợt bùng phát Covid-19.
“Chúng tôi từng tranh luận về việc ngồi gần nhau trong khi dùng chung một chiếc bàn phím, song điều đó không còn xảy ra kể từ khi bùng phát dịch”, Ahn nói.
Nhiệm vụ đầu tiên của Park sau khi quay lại làm việc là chế tạo các hộp đựng xà phòng bằng máy in 3D để tặng cho người cao tuổi ở Busan cùng các thành phố khác bị ảnh hưởng bởi Covid-19.
“Nhiều người cao tuổi ở thành phố chúng tôi đang sống ở mức nghèo khổ và gặp khó khăn khi mua dung dịch sát trùng tay. Chúng tôi sẽ gửi xà phòng và hộp đựng đến Daegu cùng các khu vực bị ảnh hưởng nặng khác”, Park nói.
Dùng mặt nạ lặn thay máy thở
Đối phó tình trạng thiếu máy thở trầm trọng, y bác sĩ cải tiến mặt nạ lặn để hỗ trợ các bệnh nhân suy hô hấp.
Ý tưởng này bắt nguồn từ các bệnh viện ở Italy, nơi chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19. Các bác sĩ ứng dụng công nghệ in 3D cải tiến bộ dụng cụ lặn thành mặt nạ trợ thở đạt tiêu chuẩn. Sau đó, các đơn vị khác đã học hỏi và cải tiến để áp dụng phù hợp với điều kiện của bệnh viện. Một trong số đó là bệnh viện Erasme ở ngoại ô thủ đô Brussels của Bỉ.
Ông Frederic Bonier, một nhà vật lý trị liệu hô hấp đồng thời giảng dạy tại bệnh viện Erasme tiên phong trong việc thiết kế một van tùy chỉnh ở đỉnh của mặt nạ- nơi có ống thở để kết nối vào máy thông khí BiPAP tiêu chuẩn, giúp đưa khí nén vào mặt nạ.
Khi nCoV tấn công vào phổi, nó làm viêm màng phổi, tràn dịch vào các phế nang gây khó thở. Do đó sự hỗ trợ của mặt nạ thở đưa khí vào, giúp quá trình hấp thụ oxy và thải CO2 ở các phế nang, túi khí diễn ra thông suốt.
"Chúng được dùng cho các bệnh nhân bị suy hô hấp nặng. Mục đích là để tránh phải đặt ống nội khí quản cho bệnh nhân và giảm thiểu dùng máy thở,", ông Bonier nói.
Một nhân viên y tế đang thử nghiệm sử dụng mặt nạ lặn có gắn van hô hấp in 3D tại Bệnh viện Erasme ở Bỉ ngày 27/3. Ảnh: AFP
So với các máy thở đang sử dụng trong bệnh viện, việc dùng mặt nạ này giúp bệnh nhân thoải mái hơn bởi nó không cần gắn các đường ống thở vào mũi, miệng, khâu vào tay bệnh nhân. Tuy nhiên nhược điểm là nó chưa được kiểm tra kỹ về tiêu chuẩn y tế nên chỉ được dùng một lần, không thể khử trùng để các bệnh nhân dùng lại.
Ông Bonier cho biết bệnh viện sẽ thử nghiệm 50 mặt nạ trợ thở cho các bệnh nhân. Cải tiến này nhằm đối phó với tình trạng thiếu máy thở trong các trường hợp nhiễm nCoV suy hô hấp nặng.
Các mặt nạ này cũng có thể sử dụng cho các nhân viên y tế để phòng ngừa nCoV, tuy nhiên ông lo ngại người dân sẽ đổ xô đi mua, làm mất đi nguồn vật tư dùng cho bệnh viện.
Lê Cầm
Hàng trăm người kiện khu trượt tuyết 'rải' nCoV Hàng trăm du khách sẽ nộp đơn kiện khu trượt tuyết ở thị trấn Ischgl, Áo, với cáo buộc cố tình phơi nhiễm nCoV cho họ. Hiệp hội Bảo vệ Người tiêu dùng Áo (VSV) cuối tuần qua cho biết đang theo một vụ kiện tập thể chống lại chính quyền ở thị trấn Ischgl, nơi có khu trượt tuyết bị nghi là...