Trận chiến kỳ lạ nhất giữa lính Mỹ và Đức trong Thế chiến II
Trận đánh tại lâu đài Itter, Áo vào cuối Thế chiến II được đánh giá “có một không hai” trong lịch sử khi binh sĩ Mỹ và quân Đức chiến đấu trên cùng một chiến tuyến.
Một xe tăng Sherman của Mỹ. Ảnh: National Interest.
Năm 1943, Heinrich Himmler chỉ huy lực lượng SS của phát xít Đức biến lâu đài Itter trên đỉnh ngọn đồi cao gần 700 mét tại thị trấn Wrgl, Áo thành một nhà tù thuộc quyền quản lý của trại tập trung Dachau, theo National Interest.
Himmler giam giữ các chính khách hàng đầu của Pháp, gồm hai thủ tướng Pháp giai đoạn đầu Thế chiến II là Édouard Daladier và Paul Reynaud, cùng các tướng lĩnh và nhiều ngôi sao thể thao, ca nhạc nổi tiếng khác tại lâu đài này.
Ngày 4/5/1945, chỉ 5 ngày sau khi trùm phát xít Adolf Hitler tự sát, chỉ huy nhà tù Sebastian Wimmer cùng một bộ phận lính canh bỏ chạy. Những tù nhân trong lâu đài đã chiếm vũ khí và thuyết phục đượcKurt Schrader, một sĩ quan SS bị thương, giúp đỡ để kiểm soát lâu đài và chờ đồng minh đến giải cứu.
Đúng lúc đó, một sư đoàn quân SS Đức đang siết chặt vòng vây, chuẩn bị tấn công giành lại quyền kiểm soát lâu đài Itter. Các tù nhân quyết tâm giữ vững lâu đài này, chờ lực lượng Đồng minh đến ứng cứu.
Các tướng lĩnh quân đội Mỹ giao cho Sư đoàn thiết giáp số 12 thực hiện nhiệm vụ giải cứu lâu đài Itter khỏi vòng vây của lính SS. Trợ giúp họ là một đơn vị Wehrmacht (Lực lượng Vệ quốc) của phát xít Đức do thiếu tá Josef Gangl chỉ huy. Thiếu tá Gangl ban đầu được lệnh chống lại quân Đồng minh, nhưng sau đó quyết định liên hệ với quân kháng chiến địa phương của Áo và đầu hàng quân Mỹ.
Lính Mỹ và lính Đức tham gia chiến dịch giải cứu lâu đài Itter. Ảnh: Imgur
Video đang HOT
Sư đoàn thiết giáp số 12 giao cho trung úy John C. “Jack” Lee chỉ huy 14 binh sĩ Mỹ sử dụng hai xe tăng Sherman, một chiếc xe Volkswagen Kbelwagen và khoảng 20 binh sĩ của Gang triển khai chiến dịch giải cứu tù nhân tại lâu đài Itter.
Trong lúc đó, sư đoàn SS Panzergrenadier gồm khoảng 200 lính đang tổ chức tấn công lâu đài. Quân SS đặt một khẩu pháo chống tăng 88 mm, một súng phòng không 20 mm trên ngọn đồi cách đó gần 800 m liên tục bắn phá vào lâu đài.
Các vị trí phòng thủ trong lâu đài Itter lần lượt bị pháo hạng nặng Đức phá hủy, chiếc xe tăng Besotten Jenny mà tù nhân chiếm được cũng bị bắn cháy. Trước tình hình nguy cấp, ngôi sao quần vợt người Pháp Jean Borotra tình nguyện đột phá vòng vây để tìm viện binh. Borotra đã nhảy qua tường lâu đài, băng qua 40 bãi đất trống trải dưới làn hỏa lực của lính Đức và cuối cùng kết nối được với đơn vị giải cứu của trung úy Jack Lee.
Khi quân SS chuẩn bị phá cổng chính lâu đài, lực lượng giải vây do Borotra dẫn đường đột nhiên xuất hiện, nổ súng tấn công lính Đức từ phía sau. Bị tấn công bất ngờ, sư đoàn SS rối loạn và nhanh chóng đầu hàng. Hơn 100 lính SS bị bắt làm tù binh, trong khi các tù nhân Pháp được đưa tới Paris vào tối 5/5/1945.
Lâu đài Itter. Ảnh: History
Nhờ thành tích trong trận chiến này, trung úy Jack Lee được trao huân chương chiến công xuất sắc và được thăng lên cấp đại úy. Thiếu tá Gangl tử trận vì trúng đạn bắn tỉa, về sau được vinh danh là anh hùng quốc gia của Áo và được đặt tên cho một con đường ở vùng Worgl.
Nhiều chuyên gia nhận định trận chiến này là trận đánh kỳ lạ nhất trong Thế chiến II và cũng là trận duy nhất mà người Mỹ và Đức kề vai chiến đấu cùng nhau trong chiến tranh.
Nguyễn Hoàng
Theo VNE
Trinh sát viên Canada xuất quỷ nhập thần giữa trại lính phát xít Đức
Nhờ khả năng di chuyển không dấu vết, trung sĩ Tommy Prince cung cấp thông tin chính xác về mục tiêu cho quân Đồng minh và là nỗi ám ảnh với lính Đức.
Tommy Prince (phải) cùng đồng đội. Ảnh: War History.
Tommy Price được coi là một trong những cựu binh có nhiều huân huy chương nhất trong lịch sử Canada, nhờ hành động chiến đấu dũng cảm trong Thế chiến II. Ông nổi tiếng với khả năng di chuyển bí mật, đến mức đột nhập vào trại lính Đức chỉ để ăn trộm một đôi giày, thay vì ra tay giết đối phương, theo War History.
Sau khi Thế chiến II nổ ra ở châu Âu, Prince gia nhập lực lượng công binh hoàng gia Canada năm 1940, rồi sau đó được cử đi học nhảy dù ở Anh. Nhờ tài săn bắn và khả năng lần theo dấu vết, Prince tốt nghiệp loại xuất sắc, được phong hàm trung sĩ khi trở về Tiểu đoàn dù Canada năm 1942. Đây chính là đơn vị kết hợp với đặc nhiệm Mỹ để hình thành Lực lượng Đặc nhiệm số 1.
Sau khi thực hiện một số nhiệm vụ, chỉ huy nhận thấy Prince có kỹ năng lần theo dấu vết tuyệt vời nên đã chuyển ông qua đội trinh sát, chuyên tìm hiểu mục tiêu trước khi đơn vị tấn công căn cứ địch.
Tuy nhiên, phải đến chiến dịch giải phóng Rome, Italy, Prince mới khiến đồng đội kinh ngạc bởi sự dũng cảm của mình.
Trong chiến dịch này, đơn vị của Prince liên tục giao tranh ác liệt với phát xít Đức suốt ba tháng. Đến ngày 8/2/1944, ông tình nguyện một mình thực hiện nhiệm vụ trinh sát hậu phương địch. Prince thông báo cho chỉ huy vị trí đóng quân và di biến động của kẻ thù qua hệ thống dây điện thoại dài 1,5 km, giúp quân Đồng minh tấn công chính xác vào các mục tiêu, phá hủy 4 cứ điểm quan trọng của phát xít Đức.
Trong một lần ở giữa hai làn đạn, Prince không thể liên lạc được với đồng đội. Ông đoán rằng hệ thống dây điện thoại đã bị đứt, nên quyết định thực hiện một trong những hành động dũng cảm nhất trong sự nghiệp của mình.
Prince cởi bỏ quân phục và mặc bộ quần áo mà một người nông dân bỏ lại trong trang trại bỏ hoang. Ông mạo hiểm vác một cái cuốc đi vào lãnh thổ Đức chiếm đóng, giả vờ đang làm việc trong trang trại. Lính Đức không phát hiện ra ông và Prince nhanh chóng lần ra chỗ dây bị đứt. Ông giả vờ cúi xuống buộc dây giày để nối lại đường dây.
Loại giày được Tommy Prince sử dụng khi đột nhập trại lính Đức. Ảnh: War History.
Tommy Prince trở về trang trại để quan sát địch và tiếp tục cung cấp thông tin. Những dữ liệu này chính xác đến mức quân Đức buộc phải rút lui chỉ trong một thời gian ngắn. Khi trở về đơn vị, ông được đồng đội đề nghị tặng huân chương vì sự dũng cảm phi thường.
Sau khi giải phóng Rome, Đơn vị đặc nhiệm số 1 được điều đến miền nam nước Pháp. Trong một lần trở lại đơn vị sau nhiệm vụ trinh sát, ông và một đồng đội bị kẹt giữa trận đánh ác liệt của hai phe. Tổ trinh sát hai người chiếm lĩnh vị trí và khai hỏa, bắn hạ nhiều lính đối phương trước khi quân Đức buộc phải rút lui.
Viên chỉ huy người Pháp đã rất sốc khi biết chính Prince và một đồng đội đã khiến lính Đức rút lui. Ông nghĩ rằng hỏa lực dồn dập như vậy chỉ có thể xuất phát từ nhóm 50 binh sĩ Đồng minh.
Prince thường mang theo một đôi giày thổ dân Bắc Mỹ trong túi và đi chúng vào ban đêm để bí mật lẻn vào doanh trại phát xít Đức như chỗ không người, đôi khi làm những việc điên rồ như ăn trộm giày của lính Đức thay vì giết họ, khiến quân Đức gọi Đơn vị đặc nhiệm số 1 là "Lữ đoàn Quỷ dữ".
Prince được trao thưởng nhiều huân chương danh giá, trong đó có cả huân chương Ngôi sao bạc của Mỹ. Sau chiến tranh, ông đảm nhận nhiều vị trí khác nhau trong quân đội, trước khi nghỉ hưu và qua đời ở tuổi 62.
Duy Sơn
Theo VNE
Chiến dịch tung hoành của tàu ngầm phát xít Đức khiến Mỹ trả giá Việc Mỹ không thực hiện biện pháp phòng vệ khiến tàu ngầm Đức hoạt động thoải mái ngay ngoài khơi bờ biển phía đông đất nước. Tàu ngầm U-123 trước khi tiến hành chiến dịch Drumbeat. Ảnh: Pinterest. Trong Thế chiến II, phát xít Đức áp dụng học thuyết chiến tranh tổng lực, không tuân theo các quy tắc giao chiến thông thường....