Trấn áp bạo động, Mỹ bắt giữ hơn 400 người
Lực lượng Vệ binh Quốc gia và cảnh sát ở Mỹ đã bắt giữ hơn 400 người tại thị trấn Ferguson và nhiều nơi khác trên nước Mỹ trong các vụ biểu tình phản đối phán quyết của tòa án trong vụ bắn chết một thanh niên da màu.
Cảnh sát bắt giữ một người biểu tình ở quận St. Louis ngày 26/11.
Thống đốc bang Missouri, ông Jay Nixon cho biết khoảng 2.200 nhân viên thuộc lực lượng Vệ binh Quốc gia đã được triển khai các khu vực trung tâm và lận cận tại thị trấn Ferguson, bang Missouri.
Trong đêm ngày 26/11, cảnh sát đã thực hiện 45 vụ bắt giữ, giảm so với 61 vụ bắt giữ trong hôm đầu tiên biểu tình trở thành bạo động ở Ferguson.
Đánh giá về quyết định triển khai thêm lực lượng Vệ binh Quốc gia để ổn định tình hình, Thống đốc Nixon cho biết: “Sự có mặt kịp thời của lực lượng Vệ binh Quốc gia của bang Missouri đã mang tới hiệu quả”.
Vụ án mạng tại thị trấn Ferguson xảy ra hôm 9/8 vừa qua đã làm bùng phát làn sóng biểu tình không chỉ ở thị trấn với 21.000 dân chủ yếu là người da màu này mà còn tại nhiều thành phố khác của nước Mỹ, phản đối tình trạng cảnh sát da trắng thường có những hành vi phân biệt đối xử dẫn tới cái chết của các đối tượng là người thuộc các sắc tộc thiểu số.
Không chỉ tại Ferguson, tại các thành phố lớn khác của Mỹ như Oakland, Los Angeles bang California, Detroit bang Michigan, Sanford bang Florida, cũng diễn ra những cuộc biểu tình quy mô lớn, phản đối các cảnh sát phân biệt chủng tộc.
Tình hình căng thẳng đã buộc Sở Cảnh sát Los Angeles bang California ban bố lệnh báo động chiến thuật toàn thành phố. Theo đó, các sĩ quan cảnh sát của thành phố này phải thi hành nhiệm vụ ngay cả khi không ở trong ca trực.
Video đang HOT
Thông báo của Sở Cảnh sát Los Angeles khẳng định lực lượng chức năng sẽ tôn trọng các cuộc biểu tình hợp pháp, song sẽ bắt giữ những người vi phạm pháp luật, gây rối, đập phá hoặc cố tình cản trở giao thông công cộng.
Trong khi đó, Bộ Tư pháp Mỹ đã ra thông báo cho biết vẫn đang tiến hành điều tra xem liệu viên cảnh sát Darren Wilson có lạm quyền không khi nổ súng nhằm vào nạn nhân Michael Brown.
Ngọc Anh
Tổng hợp
Theo Dantri
Bên trong bãi phóng tên lửa bị lãng quên ở Mỹ
Một nhiếp ảnh gia đã dành 25 năm để ghi hình ảnh các bãi phóng tên lửa bị bỏ hoang tại Mỹ với mong muốn bảo vệ phần còn lại của những địa điểm lịch sử thông qua nhiếp ảnh.
Tên lửa chống tăng Hermes A-1 nằm trơ trọi tại điểm 1V2, bệ phóng phức hợp số 33 thuộc căn cứ quân sự White Sands, bang New Mexico. 25 năm qua, nhiếp ảnh gia Roland Miller đi khắp nước Mỹ, chụp ảnh những địa điểm quân sự ngừng hoạt động cùng các bãi thử nghiệm trước khi chúng biến mất.
Hệ thống phóng tên lửa Saturn từng dùng trong các vụ phóng phi thuyền Apollo nay chỉ còn trơ gỉ sắt. Hệ thống được đặt tại Trạm Không quân Mũi Canaveral, bang Florida. Như hầu hết những đứa trẻ lớn lên trong thập niên 60, Miller hoàn toàn bị mê hoặc bởi sức hấp dẫn của không gian. "Tôi nhớ rất rõ về những đêm Neil Armstrong và Buzz Aldrin bước trên mặt trăng", ông nói với Business Insider.
Bệ phóng Complex 13 dùng để phóng tên lửa Atlas nằm trong khuôn viên Trạm Không quân Mũi Canavera, bang Florida. "Mục đích chính của tôi là bảo vệ những phần còn sót lại của những địa điểm lịch sử thông qua nhiếp ảnh", Miller nói.
Thiết bị đo áp suất tên lửa Saturn V F1 được dùng để phóng các phi thuyền Apollo tại nhà máy Boeing ở Santa Susana, bang California.
Vỏ ngoài hoen gỉ của một thùng lớn chứa nhiên liệu dùng cho tên lửa Atlas tại bệ phóng Complex 13, Trạm Không gian Mũi Canaveral, bang Florida. Theo Miller, nhiều cơ sở từng được sử dụng để nghiên cứu, thử nghiệm nay ngừng hoạt động và nhanh chóng biến thành đống phế liệu dưới ánh nắng mặt trời. Thậm chí, người ta còn phá hủy nhiều bãi phóng bởi những lý do khác nhau.
Đường hầm gió tại Trung tâm Nghiên cứu Langley của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA), bang Virginia.
Phòng điều khiển vụ phóng tên lửa Titan mang theo vệ tinh giám sát lên quỹ đạo tọa lạc tại Căn cứ Không quân Vandenberg, bang California, năm 1995. Theo ước tính của Miller, 50% địa điểm phóng tên lửa đã bị phá hủy.
Thiết bị phòng hộ tại Căn cứ Không quân Vandenberg, bang California.
Phòng "Rubber Room" tại Trung tâm Vũ trụ Kennedy của NASA, bang Florida.
Đường hầm tại căn cứ Không quân Edwards, bang California. Đây là nơi chứa tên lửa Staturn V F1 dùng để phóng các phi thuyền Apollo. Miller dự định xuất bản cuốn sách có tựa đề Abandoned in Place (Tạm dịch: Những nơi chìm trong quên lãng) để lưu lại hình ảnh các bãi phóng bị lãng quên này.
Hải Anh
Ảnh: Roland Miller
Theo_Zing News
Mỹ: Mẹ ung thư hy sinh thân mình cho con gái Để cứu lấy con gái chưa chào đời, người mẹ mang thai quyết định không điều trị căn bệnh ung thư quái ác. Ngày 1/10, báo chí Mỹ đưa tin về một người phụ nữ ở bang California đã quyết định hy sinh bản thân mình cho đứa con gái bé bỏng vừa mới chào đời sau khi từ chối phương pháp trị...