Trấn an dư luận
Bất chấp việc Tổng thống Barack Obama buộc phải hủy chuyến thăm châu Á và tham dự Hội nghị thượng đỉnh APEC tại Indonesia, Mỹ vẫn khẳng định cam kết với châu Á.
Chính quyền Tổng thống Obama khẳng định chiến lược chuyển trọng tâm về
châu Á – Thái Bình Dương vẫn được triển khai bình thường
Trả lời báo chí ngày 5-10 tại Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC) năm 2013 tổ chức trên đảo Bali của Indonesia, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cảnh báo, việc Chính phủ Mỹ phải đóng cửa có thể làm suy yếu vị thế của Mỹ ở nước ngoài. Tuy nhiên, người đứng đầu cơ quan ngoại giao Mỹ khẳng định đây chỉ là “sự kiện nhất thời” không làm thay đổi các cam kết của Washington đối với châu Á cũng như toàn thế giới.
Sự tái khẳng định các cam kết của Mỹ với châu Á của Ngoại trưởng Kerry được xem là sự trấn an của chính quyền Tổng thống Obama về những chính sách ưu tiên quan hệ với châu Á sau khi ông Obama hủy chuyến công du 4 quốc gia Đông Nam Á.
Video đang HOT
Khi Tổng thống Obama hủy toàn bộ chuyến thăm chính thức tới cả 4 nước Malaysia, Philippines, Indonesia và Brunei cũng như không tham dự Hội nghị thượng đỉnh APEC đã xuất hiện những ý kiến cho rằng dù chính quyền của ông tuyên bố chuyển trọng tâm chiến lược về châu Á-Thái Bình Dương song nước Mỹ vẫn còn nhiều “trọng tâm chiến lược” khác quan trọng hơn.
Trong bối cảnh đó, sau khi tuyên bố hủy toàn bộ chuyến công du châu Á vốn được chuẩn bị kỹ lưỡng của Tổng thống Obama, chính quyền Mỹ đã quyết định cử Ngoại trưởng Kerry thực hiện chuyến thăm thay ông Obama. Theo khẳng định của Nhà trắng, ông Kerry công du châu Á không chỉ với cương vị Ngoại trưởng mà còn thay mặt Tổng thống Obama.
Lên tiếng tại Bali ngày 5-10, Ngoại trưởng Kerry thừa nhận nếu khủng hoảng chính trị tại Washington còn kéo dài hay lặp lại sẽ khiến mọi người đặt câu hỏi về khả năng cũng như sự sẵn sàng “giữ vững đường lối” của Mỹ. Song người “đại diện” của Tổng thống Obama đã một lần nữa khẳng định chiến lược ưu tiên của Tổng thống Obama đối với châu Á-Thái Bình Dương, đồng thời trấn an rằng việc người đứng đầu nước Mỹ hủy chuyến thăm không hề ảnh hưởng tới chiến lược đã định hình và đang được triển khai trên thực tế.
Thực hiện chuyển trọng tâm chiến lược về châu Á-Thái Bình Dương, Mỹ đang thúc đẩy nhanh điều chỉnh bố trí binh lực ở Thái Bình Dương so với Đại Tây Dương từ tỷ lệ 50/50% nghiêng thành 60/40% vào năm 2020. Trong lĩnh vực kinh tế, Mỹ cũng hối thúc đàm phán để có thể hoàn tất Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) với các quốc gia châu Á-Thái Bình Dương trước cuối năm nay. “Không có gì đang xảy ra ở Washington có thể làm suy giảm các cam kết của chúng tôi đối với các đối tác ở châu Á”, ông Kerry khẳng định.
HOÀNG TUẤN
Theo ANTD
Lý Hiển Long thất vọng vì Obama không dự APEC
Thủ tướng Singapore bày tỏ sự thất vọng trước việc Tổng thống Barack Obama không thể có mặt trong hội nghị APEC trong tình trạng chính phủ Mỹ ngừng hoạt động.
Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long và Tổng thống Barack Obama trong một cuộc gặp tại Nhà Trắng. Ảnh: AFP
"Rõ ràng là chúng ta đều mong muốn chính phủ Mỹ có cống hiến cho hội nghị. Chúng ta cũng mong muốn tổng thống Mỹ đến đây và hoàn thành trách nhiệm quốc tế của ông ấy, thay vì một lần nữa vướng bận với các vấn đề quốc nội", Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long phát biểu hôm chủ nhật 6/10.
Trước đó, Nhà Trắng tuyên bố Tổng thống Obama sẽ không tham gia hội nghị APEC do phải tập trung giải quyết vấn đề chính phủ đóng cửa. Ông ủy nhiệm Ngoại trưởng Mỹ John Kerry thay mặt mình.
Hội nghị cấp cao APEC hôm nay bắt đầu tại Bali, Indonesia, với sự hiện diện của 1.200 đại biểu đến từ 21 nền kinh tế, với quy mô kinh tế chiếm hơn một nửa GDP toàn cầu. Hội nghị sẽ kéo dài trong hai ngày, với chủ đề "Châu Á - Thái Bình Dương tự cường: Động lực của tăng trưởng toàn cầu".
Các nhà lãnh đạo cũng sẽ triển khai hàng loạt các hoạt động hội đàm song phương bên lề hội nghị, nhằm thảo luận các vấn đề quan trọng toàn cầu.
Theo kế hoạch trước đó, Tổng thống Obama sẽ hội đàm với Tổng thống Nga Putin về hàng loạt vấn đề, đặc biệt là về cuộc xung đột ở Syria.
"Chúng tôi rất tiếc vì cuộc hội đàm sẽ không thể diễn ra, bởi hàng loạt chương trình nghị sự song phương và vấn đề quốc tế, nổi trội là vấn đề Syria, cần sự tiếp xúc ở cấp cao nhất", AFP dẫn lời người phát ngôn Dmitry Peskov của Tổng thống Putin.
Hội nghị lần này cũng sẽ thảo luận các vấn đề xoay quanh Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược Xuyên Thái Bình Dương (TPP), được coi là trụ cột kinh tế quan trọng trong chính sách châu Á của chính quyền Obama. Việc tổng thống Mỹ không thể có mặt trong hội nghị lần này cũng giảm bớt niềm lạc quan về hy vọng kết thúc các vòng đàm phán vào cuối năm nay.
Đức Dương
Theo VNE
Phóng viên Hồng Kông bị đuổi khỏi APEC vì to tiếng với Tổng thống Philippines Một nhóm gồm 9 phóng viên của Hồng Kông hôm nay (7/10) đã bị nước chủ nhà Indonesia của hội nghị thượng đỉnh APEC tước thẻ hoạt động, sau khi họ to tiếng trong một cuộc họp báo với Tổng thống Philippines Benigno Aquino. Các nhân viên an ninh tại lối vào trung tâm báo chí APEC Theo hãng tin AFP có 9...