Trạm yêu thương: Người vợ dân tộc Tày “vá tim” cho chồng bằng tình yêu thương
Hành trình “vá tim” cho anh Hà Văn Tuyên bằng tình yêu thương chân thành của người vợ đã được kể lại trong “ Trạm yêu thương” – chủ đề “ Trái tim nơi lồng ngực trái”.
Sinh ra và lớn lên tại huyện Đà Bắc, Hòa Bình, quanh năm làm bạn với nương rẫy nên khi xuất hiện trên sân khấu chương trình Trạm yêu thương, chị Lường Thị Đức có phần rụt rè, e ngại. Đây không phải là lần đầu chị Đức xuống Thủ đô, trên hành trình “vá tim” cho anh Hà Văn Tuyên, rất nhiều lần chị đồng hành với chồng trên những chuyến xe khách từ quê với điểm đến là Bệnh viện Tim Hà Nội. Câu chuyện về gia đình nghèo, khó khăn nhưng lúc nào cũng tràn ngập tình yêu thương dần được mở ra qua những lời tâm sự của người vợ tảo tần.
Câu chuyện về người chồng thấm đẫm nước mắt của chị Đức. Trước khi cưới, chị và anh Tuyên không có cơ hội tìm hiểu nhau nhiều, thế nhưng khi về một nhà, họ dễ dàng đồng cảm bởi cả hai đều lớn lên trong nghèo khó. Anh Tuyên là người hiền lành, chăm chỉ, thương vợ, thương con. Quanh năm gia đình chỉ trông vào hai nương ngô và sắn. Năm được mùa thì còn nghĩ đến việc đong gạo, năm mất mùa thì ăn khoai, ăn sắn thay cơm. Căn nhà gỗ mà gia đình đang ở là do anh Đức tự tay làm nên. Cuộc sống gia đình dẫu khó khăn, vất vả nhưng hạnh phúc tràn đầy khi nhà có thêm hai cậu con trai.
Thế nhưng niềm vui ngắn chẳng tày gang, đầu năm 2021, sóng gió bắt đầu ập đến. Anh Tuyên mắc bệnh tim nhưng gia đình nghèo quá, không có tiền để đi khám ở bệnh viện. Đến khi bệnh trở nặng, những cơn sốt và trận đau tim triền miên hành hạ anh khiến chị Đức phải đưa chồng đi hết bệnh viện này đến bệnh viện khác. Những gì quý giá nhất trong nhà, chị Đức cũng đã đều bán hết để lo chạy chữa cho chồng. Do kinh tế gia đình eo hẹp, cậu con trai cả Hà Văn Tuấn (19 tuổi) đã quyết đinh nghỉ học để đỡ đần cho mẹ và chăm sóc em trai những ngày bố mẹ về Hà Nội chữa bệnh.
Khó khăn lên đến đỉnh điểm khi bác sĩ thông báo bệnh tim của anh Tuyên rất nghiêm trọng, nếu không phẫu thuật sẽ dẫn đến tử vong. Khi nghe nói đến số tiền cho ca cấp cứu của chồng lên đến 160 triệu đồng, chị Đức như rụng rời cả chân tay. Khi ấy, trong túi chị chỉ còn vỏn vẹn 3 triệu đồng, số tiền chỉ đủ chi tiêu ở bệnh viện một tuần. Biết hoàn cảnh gia đình và bệnh tình của mình, anh Tuyên đã nghẹn ngào xin vợ cho về nhà để sống những ngày cuối cùng. Thương chồng, không chịu đầu hàng số phận, chị Đức đã khuyên nhủ anh cố gắng tiếp tục điều trị dù trong lòng rối bời hơn bao giờ hết.
Video đang HOT
Và điều kỳ diệu đã đến, thấu hiểu tấm lòng và khát khao cứu chồng của người phụ nữ dân tộc Tày, nhiều mạnh thường quân đã cùng nhau giúp đỡ để anh Tuyên được phẫu thuật và vượt qua cơn nguy kịch. Điều đáng trận trọng là khi nhận được sự trợ giúp của cộng đồng, chị Đức và anh Tuyên đã không giữ cho riêng mình. Số tiền được các nhà hảo tâm giúp đỡ nhiều hơn số tiền “vá tim” cho chồng nên chị Đức đã quyết định san sẻ một phần cho những bệnh nhân tim nguy kịch có hoàn cảnh khó khăn như gia đình mình.
Những tưởng khó khăn đã qua, trong những ngày hậu phẫu của anh Tuyên – thời gian quan trọng để phục hồi thì cả gia đình chị Đức không may mắc COVID-19. Căn bệnh của anh dù được phẫu thuật nhưng vẫn phải điều trị lâu dài ở bệnh viện. Gánh nặng trụ cột gia đình tiếp tục đè nặng lên vai chị Đức. Thế nhưng, người vợ chịu thương chịu khó này chưa bao giờ kêu than, chưa bao giờ thôi động viên chồng cố gắng.
Ở thời điểm hiện tại, mong ước lớn nhất của chị Đức là chồng mình mau khỏe mạnh, hai con được học hành đàng hoàng. Món quà của Trạm yêu thương tuần này sẽ phần nào san sẻ gánh nặng về kinh tế của gia đình chị và chắp cánh cho những mong ước sớm thành sự thật.
Quý vị đón xem chương trình Trạm yêu thương phát sóng vào 10h00 thứ Bảy hàng tuần trên lênh VTV1 với nhiều câu chuyện xúc động và ý nghĩa!
Trạm yêu thương: Nghị lực phi thường của cô gái cao 80cm
Câu chuyện về hành trình vượt khó của cô gái xương thủy tinh Thu Thương với ước mơ tạo mái ấm cho người khuyết tật đã được kể lại trong Trạm yêu thương tuần này.
Nguyễn Thị Thu Thương (sinh năm 1983) mang trong mình căn bệnh xương thủy tinh bẩm sinh nên từ nhỏ mọi sinh hoạt luôn phải phụ thuộc vào mẹ. Thế nhưng, cô gái ấy đón nhận cuộc sống với tinh thần lạc quan và tích cực. Nhờ đó, Thu Thương không những có một công việc ổn định, mà còn giúp đỡ những người khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn khác vươn lên trong cuộc sống. Hành trình vượt khó đầy nghị lực của cô gái xương thủy tinh này đã được chia sẻ trong Trạm yêu thương, chủ đề "Bông hồng thủy tinh", lên sóng lúc 10h00 thứ Bảy (ngày 30/4/2022) trên kênh VTV1.
Xuất hiện trên chiếc xe lăn, Thu Thương thu hút mọi ánh nhìn không phải do thân hình bé nhỏ với chiều cao 80cm, mà còn bởi sự tự tin khi giới thiệu về bức tranh logo Trạm yêu thương của mình. Làm tranh giấy là công việc giúp chị có thêm niềm tin, nghị lực trong cuộc sống và truyền cảm hứng cho rất nhiều người, đặc biệt là người khuyết tật. Chị Thương cho biết, công việc này đòi hỏi sự tìm tòi, khéo léo, tỉ mỉ làm liên tục từ sáng tới tối, chính vì vậy chị không có thời gian để nghĩ về những điều tiêu cực.
Lý giải về vẻ ngoài, chị Thương tâm sự mình không may mắc bệnh xương thủy tinh bẩm sinh, căn bệnh khiến chị không thể ngồi hay đứng mà chỉ nằm hoặc lăn tròn. Tuổi thơ của Thu Thương là những giọt nước mắt đau đớn nối dài vì chỉ cần va chạm nhỏ cũng có thể bị gãy xương và phải nằm bất động trong nhiều tháng. Thế nhưng chưa bao giờ chị Thương thôi cố gắng, bởi bố mẹ và những người yêu mến xung quanh luôn là động lực khiến chị nỗ lực không ngừng nghỉ.
Chị Thương bảo: "Bố mẹ đặt tên tôi là Thương vì mong muốn tôi nhận được tình yêu thương của mọi người và sẽ lan tỏa lòng tốt và tình cảm ấy đến nhiều người khác. Nên ở hoàn cảnh nào tôi cũng sẽ cố gắng hết mình".
Kể đến khó khăn của mình thì lạc quan, vui vẻ, nhưng nhắc đến mẹ, Thu Thương không ngăn được những giọt nước mắt lăn dài trên má. Năm 2005, chị Thương nghĩ mình cần phải làm việc gì đó để san sẻ bớt gánh nặng trên vai mẹ. Và niềm đam mê với đồ handmade, đặc biệt là tranh giấy được nhen nhóm từ đó. Thu Thương vẫn nhớ như in về sản phẩm đầu tay của mình năm 2004, bán được 27.000 đồng khiến hai mẹ con ôm nhau khóc vì hạnh phúc. Khi công việc làm tranh giấy đã quen thuộc và giúp bản thân có thu nhập ổn định, Thu Thương lại nuôi ước mơ giúp đỡ những người cùng hoàn cảnh. Ban đầu chị Thương mở một cửa hàng nho nhỏ ở Hà Nội, rồi thuê các em khuyết tật, dạy các em làm, đồng thời giúp các em tìm chỗ tiêu thụ sản phẩm.
10 năm làm việc cật lực và chắt chiu những đồng tiền kiếm được, ngày 16/3/2014, Trung tâm Dạy nghề và tạo việc làm Thương Thương ra đời. Với phương châm "Dù mình bị khiếm khuyết nhưng sản phẩm của mình luôn luôn hoàn hảo", các sản phẩm do chị Thương và các bạn trong Trung tâm không chỉ được khách hàng trong nước ủng hộ mà còn được xuất ra nước ngoài, tới các thị trường lớn như Pháp, Đức, Mỹ...
Khi được hỏi về ước mơ cho bản thân, chị Thương chỉ mong mình có thật nhiều sức khỏe, mở một hội chợ cho các cá nhân, doanh nghiệp của người khuyết tật tham gia quảng bá sản phẩm của mình. Món quà của Trạm yêu thương sẽ phần nào giúp Thu Thương biến mong ước đó thành hiện thực.
Trong phần cuối của chương trình, Trạm yêu thương còn gửi tới khán giả món quà đặc biệt với sự đồng hành của MC Bảo An. Đó là hành trình đến một sự kiện ý nghĩa nhân Ngày Người khuyết tật Việt Nam 18/4 cùng thông điệp nhân văn mà chị Thu Thương dành riêng cho những người có hoàn cảnh giống mình.
Quý vị đón xem chương trình Trạm yêu thương phát sóng vào 10h00 thứ Bảy hàng tuần trên lênh VTV1 với nhiều câu chuyện xúc động và ý nghĩa!
Trạm yêu thương: Người cha dân tộc Tày gây xúc động với hành trình chữa bệnh lạ cho con Một mình nuôi 4 con nhỏ sau khi vợ mất, cuộc sống của anh Trần Văn Thắng càng thêm chật vật khi cậu con trai út không may mắc bệnh lạ. Chương trình Trạm yêu thương với chủ đề "Cuốn sổ tạ ơn đời" đã lên sóng lúc 10h00 thứ Bảy (ngày 23/4) trên kênh VTV1, mang tới câu chuyện xúc động về...