Trạm yêu thương: Nghị lực thép của người thầy khuyết tật tay chân
Bị khuyết tật cả chân và tay từ nhỏ, thầy giáo Phùng Văn Trường (Chương Mỹ, Hà Nội) đã quyết tâm luyện chữ bằng miệng, kiên trì viết nên cuộc đời mình.
Trạm yêu thương: Bố tâm thần, mẹ động kinh nuôi hai con học giỏiTrạm yêu thương: Nghị lực của cô giáo 8X mất ngoại hình vì bệnh lạTrạm yêu thương: Gánh hàng rau chở yêu thương của mẹ
Hơn 10 năm nay thầy Phùng Văn Trường đã thầm lặng mở lớp dạy học miễn phí, thành lập tủ sách cộng đồng, mang kiến thức đến cho trẻ em nghèo. Câu chuyện về nghị lực thép của người thầy khuyết tật sẽ được kể lại trong Trạm yêu thương, chủ đề “Nét chữ nghị lực”.
Trạm yêu thương tuần này mở ra với những nét chữ ngay ngắn, gọn gàng của anh Phùng Văn Trường. Nhiều người không tin rằng những nét chữ ấy được viết bởi một người khuyết tật cả tay lẫn chân. Để một lần nữa chứng thực cho mọi người thấy mình viết chữ đẹp thật, thay vì trả lời những câu hỏi nhanh của MC Minh Hằng, anh Trường đã lựa chọn cách viết đáp án ra giấy.
Kể về bản thân, anh Trường cho biết: “Tôi là con cả trong một gia đình nghèo tại huyện Chương Mỹ, Hà Nội. Năm lên 2 tuổi, khi các bạn đã biết đi thì tay chân tôi yếu dần và không thể cử động được. Khi ấy, tôi chỉ biết ngồi nhìn các bạn vui đùa, chạy nhảy”. Đến tuổi đi học, bàn tay không cầm được bút, việc học trở nên khó khăn. Bố anh đã phải kẹp bàn tay anh lại tập viết.
Những tưởng mọi việc đã suôn sẻ hơn khi cậu bé Trường được đi học, thế nhưng khó khăn vẫn tiếp tục xảy ra: “Hết năm lớp 8, đôi tay của tôi co cứng lại không thể viết được. Việc phải nghỉ học khiến tôi trở nên trầm cảm và tự ti. Ngày ngày đối mặt với 4 bức tường, tôi cảm thấy mình bất lực”, anh Trường buồn bã nhớ lại.
Video đang HOT
Vì không muốn trở thành gánh nặng của bố mẹ, anh Trường đã xin mở một gánh hàng để kiếm thêm thu nhập cho gia đình. “Cuối năm 2009, tôi bắt đầu buôn bán và hàng ngày ghi chép những khách hàng chưa trả tiền. Tôi đã phát hiện ra tuy không có tay nhưng mình có thể viết được bằng việc biến răng cửa thành những đầu ngón tay. Có những lúc họng bật máu, người mỏi nhừ, thế nhưng để viết được. Tôi đã tập luyện không ngừng nghỉ. Và sau 1 tháng tôi đã viết được như người bình thường”, anh Trường hào hứng kể lại.
Để có những nét chữ đẹp như hiện tại, anh đã phải cố gắng và nỗ lực rất nhiều. Sau một thời gian nỗ lực tập viết và học tập, anh Trường bỗng bén duyên với nghề dạy học. Thời gian đầu, anh chỉ nhận dạy kèm cho các cháu trong nhà. Dưới sự kèm cặp của anh, sức học của các cháu đã có tiến bộ rõ rệt. Dần dà, các gia đình xung quanh đều đưa con đến nhờ anh kèm cặp.
Đã hơn 10 năm nay, căn nhà nhỏ của anh Trường không ngớt tiếng đọc bài, làm toán, ríu rít tiếng nói cười. Lớp học của anh chủ yếu học kiến thức ở bậc tiểu học. Dù sức khoẻ yếu dần nhưng mỗi ngày anh Trường vẫn đón hơn chục học sinh từ lớp 1 đến lớp 5. Đặc biệt lớp học này có nhiều học sinh khuyết tật, qua quá trình học đã biết viết và làm phép tính đơn giản. Không chỉ dạy học miễn phí, anh Trường còn cùng bạn bè của mình thành lập thư viện Hallo World (Xin chào thế giới) miễn phí cho các em tại nhà với hơn 3.000 đầu sách.
Kể về hạnh phúc lớn nhất của mình chính là gia đình nhỏ, anh Trường bật mí “Vợ tôi đến với tôi không chỉ bằng tình yêu mà còn có cả tình thương nữa. Cô ấy là người chăm chỉ và chịu đựng, nên tôi vô cùng trân trọng”. Khi hỏi về ước mơ, anh Trường chỉ mong bản thân thật khoẻ mạnh để những người thân không phải bận tâm về mình, bên cạnh đó anh có thể tiếp tục duy trì dự án thư viện miễn phí để giúp đỡ nhiều em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn.
Bằng nghị lực và quyết tâm của mình, dù khuyết tật cả chân và tay, nhưng anh Trường vẫn có thể trở thành thầy giáo, viết chữ đẹp, viết nên cuộc đời mình và mang kiến thức đến cho nhiều em nhỏ. Câu chuyện nghị lực và nhân văn của anh Trường sẽ được kể lại trong Trạm yêu thương, chủ đề “Nét chữ nghị lực” lúc 10h00 thứ Bảy ngày 24/12/2022 trên kênh VTV1.
Ông chủ 8X ngồi xe lăn truyền cảm hứng trong Trạm yêu thương
Gắn bó với chiếc xe lăn từ thơ ấu, anh Nguyễn Trung Hậu không chỉ là sáng lập ra mô hình Ngồi Café, mà còn tạo công ăn việc làm cho nhiều người khuyết tật khác.
Câu chuyện về hành trình vượt khó của anh Nguyễn Trung Hậu (sinh năm 1985) đã được bật mí trong chương trình Trạm yêu thương, chủ đề "Sống là không giới hạn" lên sóng lúc 10h00 thứ Bảy (ngày 30/7/2022) trên kênh VTV1.
Là ông chủ của một chuỗi cà phê được yêu thích ở TP. Hồ Chí Minh, thế nhưng anh Nguyễn Trung Hậu vẫn có chút bối rối khi lần đầu tiên lên sóng truyền hình. Những câu hỏi vui về hành trình lần đầu ra Hà Nội của MC Minh Hằng, ngay lập tức phá băng khiến cuộc trò chuyện với anh Hậu trở nên cởi mở hơn.
Sinh ra và lớn lên ở Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh, lên 5 tuổi, một cơn sốt bại liệt đã khiến anh Hậu từ một cậu bé khỏe mạnh, hoạt bát phải ngồi xe lăn. Luôn tin rằng "học để thay đổi số phận", anh Hậu đã nỗ lực thi đỗ vào đại học nhưng mới học được 7 ngày thì anh phải bỏ giữa chừng do không có tiền đóng học phí và gia đình không thể đưa đón mỗi ngày. Làm đủ thứ nghề để mưu sinh, từ đi dạy tiếng Anh cho đến sửa chữa máy tính, nhưng anh Hậu đều cảm thấy công việc này không phù hợp với bản thân. Cơ duyên làm việc tại một công ty chuyên về cà phê sạch ở Đà Lạt đã khiến anh Hậu nhen nhóm ý tưởng đem những ly cà phê ngon về quê hương mình.
Dù bước đầu không được người nhà và bạn bè ủng hộ, việc di chuyển bằng xe lăn càng khiến cho công việc gặp nhiều khó khăn, thế nhưng anh Nguyễn Trung Hậu vẫn quyết tâm biến ước mơ của mình thành hiện thực. Anh muốn chứng minh cho mọi người thấy dù không có đôi chân, nhưng mình vẫn có thể làm được mọi thứ. Trải qua bao sóng gió, cuối năm 2017 "Ngồi Café" ra đời, với anh Hậu đó là câu trả lời đầy tự tin với những người từng nói anh không thể làm được. Chia sẻ về cái tên "Ngồi Café", anh Hậu cho biết, anh mong muốn quán của mình sẽ là nơi để mỗi người có thể ngồi xuống để nghỉ ngơi, thành thơi suy nghĩ về cuộc sống này.
Không chỉ học qua mạng, sách, anh Hậu còn học từ những lần vấp ngã: "Môi trường khắc nghiệt sẽ giúp con người vượt qua chính mình.Thay vì ngồi đó và than thở, oán trách, việc tốt nhất chúng ta có thể làm và tìm cách giải quyết vấn đề của mình". Khi đã hoàn thành được ước mơ của bản thân, anh Hậu đã nghĩ ngay tới việc mình phải làm điều gì đó cho cộng đồng, đặc biệt là những người khuyết tật. Hành trình đến với Trạm yêu thương của anh Hậu không chỉ dừng lại với câu chuyện của chính mình. Anh còn mang đến niềm vui cho các bạn trẻ ở "Tiệm giặt là của người Điếc". Hành trình đặc biệt ấy sẽ được bật mí trong Trạm yêu thương.
Hiện tại, những cơn đau dai dẳng di chứng từ bệnh bại liệt vẫn còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của anh Hậu. Không thể ngồi quá lâu nhưng vì tính chất công việc phải di chuyển nhiều nên anh quyết định "hy sinh" cảm giác riêng của mình để hoàn thành tốt công việc. Chia sẻ về dự định trong tương lai, anh Hậu bật mí "Khi mình đã có mọi thứ trong tay, điều mình mong mỏi nhất là xây dựng được tổ ấm cho riêng mình".
Với anh Hậu, đó là minh chứng cho việc người khuyết tật như anh hoàn toàn có thể thành công trong cuộc sống và tìm được hạnh phúc riêng cho bản thân, nếu không ngừng cố gắng. Món quà của Trạm yêu thương, sẽ trở thành động lực giúp anh Hậu hoàn thành được nhiều dự án hơn nữa, giúp những người khuyết tật có thêm việc làm và vững tin trong cuộc sống.
Quý vị đón xem chương trình Trạm yêu thương lên sóng lúc 10h00 thứ Bảy hàng tuần trên kênh VTV1.
Trạm yêu thương: Hai chàng trai đan nan tre nuôi ước mơ đại học Câu chuyện về hành trình vượt khó của Tiến Đạt và Bá Tú đã được kể trong "Trạm yêu thương" chủ đề "Con đường em đi", phát sóng lúc 10h00 thứ Bảy (ngày 9/4) trên kênh VTV1. Sinh ra và lớn lên trong gia đình có hoàn cảnh khó khăn, bố mất sớm, mẹ lại mắc bệnh nặng nên Tiến Đạt và Bá...