Trạm yêu thương: 10X sở hữu giọng hát đặc biệt dù mắc bệnh phát ra tiếng kêu lạ
Câu chuyện về điều kỳ diệu từ âm nhạc và nghị lực sống của chàng trai mắc bệnh lạ Đinh Viết Tường đã mang đến nhiều cung bậc cảm xúc trong “ Trạm yêu thương”.
Mắc hội chứng “ Tourette” – bệnh lý hệ thần kinh co giật, phát ra những âm thanh kỳ lạ ở cổ họng, thế nhưng Đinh Viết Tường (sinh năm 2002, quê huyện Vĩnh Lĩnh, tỉnh Quảng Trị) đã vượt qua tất cả để trở thành một chàng trai tự tin, yêu đời cùng niềm đam mê âm nhạc cháy bỏng.
Câu chuyện về hành trình vượt qua bệnh tật và theo đuổi đam mê của Viết Tường đã được bật mí trong Trạm yêu thương, chủ đề “Đánh thức bình minh” lên sóng lúc 10h00 thứ Bảy (ngày 13/08/2022) trên kênh VTV1.
Xuất hiện trên sân khấu Trạm yêu thương với trạng thái co giật và liên tục phát ra tiếng kêu lạ, thế nhưng Đinh Viết Tường ngay lập tức đưa khán giả từ bất ngờ này đến bất ngờ khác khi cất lên những giai điệu của ca khúc “Quê hương tôi”. Khi hát, Tường hoàn toàn trở thành một con người khác, tự tin và lạc quan khác hẳn trạng thái rụt rè, lo lắng khi nói chuyện, vì Tường phải gồng mình lên để kiểm soát những âm thanh lạ do bản thân phát ra.
Chia sẻ về căn bệnh, Viết Tường cho biết, năm lớp 7 em phát hiện bản thân có những hành động kỳ quặc như: chớp mắt, nhăn mặt, giật đầu hoặc vai. Càng về sau, bệnh càng nặng hơn khiến em hoang mang và sợ hãi. “Khoảng thời gian học cấp 2, bệnh ngày càng nặng nhưng lúc đấy em chưa biết là bệnh gì, em cảm thấy tồi tệ lắm, tự ti về bản thân, ngại ngùng khi nghe thấy những tiếng cười chê và ánh mắt đầy sự miệt thị từ xung quanh. Điều bất lực nhất là em cảm nhận được khi nào sẽ phát bệnh nhưng em không thể kiểm soát được nó. Em cảm thấy ghét căn bệnh này, đêm về ôm nỗi buồn chỉ biết khóc và nghĩ ngợi rất nhiều. Em suy nghĩ về những trở ngại của mình với cuộc sống, suy nghĩ về mẹ, và điều em sợ nhất là không lo được cho mẹ sau này” .
Bệnh ngày càng nặng nhưng đến năm lớp 10, tình cờ xem được một bộ phim về một cậu bé có những biểu hiện giống mình, Tường biết mình mắc hội chứng “Tourette” – một hội chứng thần kinh co giật. Khi đã hiểu về căn bệnh và chấp nhận sống chung với nó, Tường tập sống lạc quan, tự tin và bỏ ngoài tai những lời miệt thị. Có một điều đặc biệt: căn bệnh khiến em luôn hành động và phát ra âm thanh lạ nhưng khi được hát, được nhảy, những thanh âm lạ kỳ từ cổ họng lại trở nên thánh thót, mượt mà và đầy cảm xúc. Chàng trai 10X đã dám thể hiện cá tính, nhất là niềm đam mê ca nhạc từ nhỏ, thường xuyên tham gia các cuộc thi ca hát, nhảy múa ở huyện, tỉnh tổ chức.
Video đang HOT
Gia đình khó khăn, nhà chỉ có hai mẹ con, vì cuộc sống mưu sinh, mẹ Tường phải đi làm ăn xa. “Không thể dành nhiều thời gian bên con, phải đi làm xa. Mỗi tháng chỉ kiếm được 1-2 triệu đồng để gửi về cho con tự lo ăn học. Có những lúc con gọi điện ra bảo nhớ mẹ, nhưng mà tôi nói “Cuộc sống giờ vất vả, mẹ con ta cố gắng cùng vươn lên. Giờ mẹ chỉ cầu mong cho con có sức khỏe. Trời chẳng lấy được của ai cái gì. Trời không cho con được như người bình thường nhưng lại cho con học giỏi, hát hay. Thấy con theo đuổi ước mơ, mẹ rất tự hào. Giờ đây, khi ra đường, mọi người hỏi có đứa con hát hay tên Tường phải không là mình đã thấy rất tự hào. Mẹ sẽ luôn bên con” – cô Đinh Thị Hiên, mẹ của Tường chia sẻ.
Những lời nhắn nhủ chân thật của mẹ đã khiến Tường không kìm được nước mắt trên sân khấu Trạm yêu thương. Đặc biệt là sự xuất hiện bất ngờ của cô giáo chủ nhiệm cấp 3 – Phạm Thị Thùy Linh, người mà Tường gọi là người mẹ thứ hai của mình đã mở ra thêm nhiều thông tin thú vị về chàng trai 10X giàu nghị lực sống này, đặc biệt là bước ngoặt giúp em tự tin đối diện với những khó khăn trong cuộc sống.
Cô giáo của Tường (ngoài cùng bên trái).
Hiện tại, Viết Tường đang theo học âm nhạc tại TP. Hồ Chí Minh. Hàng ngày ngoài việc học và làm thêm, Tường còn làm các clip trên mạng xã hội để truyền thêm động lực cho những người mắc căn bệnh kỳ lạ giống mình, vẫn đang sống ẩn mình trong “bóng tối của sự tự ti”. Trong tương lai, Tường ấp ủ ước mơ mở một lớp nhạc tại nhà để dạy cho những bạn trẻ có niềm đam mê âm nhạc, đặc biệt là những bạn trẻ khó khăn và chưa có niềm tin trong cuộc sống.
Quý vị đón xem chương trình Trạm yêu thương lên sóng lúc 10h00 thứ Bảy hàng tuần trên kênh VTV1.
Chàng trai 200 lần gãy xương và nghị lực đáng ngưỡng mộ
Chàng trai 8X từng gãy xương hơn 200 lần đã trở thành quản lý Quỹ Hỗ trợ phát triển bệnh nhân xương thủy tinh Việt Nam.
Từng mặc cảm với chiếc xe lăn và trải qua hơn 200 lần gãy xương thế nhưng Vũ Ngọc Anh (sinh năm 1987, Hải Phòng) đã vượt lên chính mình, biến xe lăn trở thành bạn đồng hành, chinh phục nhiều tỉnh thành, nhiều quốc gia.
Không chỉ vậy, chàng trai 8X còn trở thành quản lý Quỹ Hỗ trợ phát triển bệnh nhân xương thủy tinh Việt Nam, giúp không ít những hoàn cảnh như mình tìm thấy điểm tựa khi lập nên dự án tặng 1000 chiếc xe lăn cho những người khuyết tật. Dù không khá giả nhưng anh luôn mong muốn được giúp đỡ mọi người bằng chính khả năng của mình.
Câu chuyện về hành trình vượt khó và lan tỏa yêu thương của Vũ Ngọc Anh đã được bật mí trong Trạm yêu thương chủ đề "Thủy tinh và Kim cương" phát sóng lúc 10h00 thứ Bảy (ngày 06/8/2022) trên kênh VTV1.
Trạm yêu thương tuần này mở ra với một thước phim ngắn về cuộc đời của Vũ Ngọc Anh. Hơn 200 lần gãy xương, nhưng đôi chân của anh vẫn chinh phục được đỉnh Fansipan và 4 cực của đất nước, đặt chân tới 45 tỉnh, thành, khám phá các nước Đông Nam Á, Hàn Quốc, Nhật Bản, ... và sống cuộc đời đầy cảm hứng mà mình mong muốn. Với anh, xương gãy không đáng sợ, điều đáng sợ nhất là không thực hiện được ước mơ của chính mình.
Chia sẻ về tuổi thơ, anh Vũ Ngọc Anh cho biết, anh sinh ra và lớn lên ở Hải Phòng, thế nhưng không may mắn có một cơ thể bình thường như bạn bè đồng trang lứa. 8 tháng tuổi, lần đầu tiên anh Ngọc Anh bị gãy một tay và một chân. Vết gãy lành, nhưng lần sau lại tiếp tục gãy đúng chỗ cũ. Về sau anh mới biết mình bị xương thủy tinh. Trong ký ức của anh và gia đình là những lần gãy xương liên tiếp. Từ khi chập chững biết đi đến năm học lớp 6, lớp 7 là lúc bị gãy xương nhiều nhất. Đến nay anh Ngọc Anh đã trải quan hơn 200 lần gãy xương nên anh phải sử dụng đầu gối để di chuyển.
Ngọc Anh chia sẻ: "Ngày trước, Con xin lỗi, lần sau con không như thế nữa là câu cửa miệng của mình mỗi lần xương vỡ. Xin lỗi vì không nghe lời bố mẹ dặn dò, không chịu ngồi yên, liên tiếp té ngã. Đối mặt với những lần xương gãy là những nỗi sợ đan xen, sợ đau, sợ bệnh viện, sợ bố mẹ buồn. Người ta nói cần trên 10.000 giờ sẽ thành công một việc nào đó. Còn mình, sau hơn 200 lần gãy xương, mình đã không còn sợ điều đó nữa, còn bố mẹ thì trở thành chuyên gia sơ cứu, phẫu thuật chỉnh hình tại nhà cho mình".
Từ một cậu bé gãy xương liên tục, không dám ra khỏi nhà, quyết định ra Hà Nội học đại học năm 21 tuổi của anh Ngọc Anh không chỉ gây sốc với bố mẹ mà còn trở thành bước ngoặt trong cuộc đời anh. Ngày đầu tiên ra Thủ đô, mọi thứ khó khăn hơn nhiều trong tưởng tượng của chàng trai 8X, đặc biệt khi không có sự trợ giúp của bố mẹ. Anh Ngọc Anh đã phải trải qua nhiều nghề để kiếm sống. Từ sửa chữa điện thoại, máy tính, thiết kế đồ họa, marketing online đến thành lập công ty vận chuyển hàng hóa từ Mỹ về Việt Nam. Đã từng nghĩ đến việc trở về quê, thế nhưng ý chí và sự quyết tâm đã thôi thức anh Ngọc Anh phải cố gắng nhiều hơn nữa.
Ngày bé không đi lại được, anh Ngọc Anh chỉ biết lủi thủi ở nhà đọc sách báo, xem tivi với chương trình yêu thích nhất là du lịch, thế giới động vật... Chính thế giới đầy màu sắc trong chiếc tivi nhỏ đã ấp ủ trong Ngọc Anh một giấc mơ dịch chuyển đến thật nhiều nơi. Tháng 2 năm 2016, hình ảnh chàng trai xương thủy tinh leo 600 bậc đá để lên tới "nóc nhà Đông Dương" Fansipan khiến nhiều người cảm phục, từng bậc đá đã được anh chinh phục với đầu gối mong manh của mình... Và rồi Cực Bắc Hà Giang, Cực Đông Khánh Hòa, Cực Nam - Cà Mau, Cực Tây ... cùng nhiều miền đất khác cũng đã in dấu chân của Ngọc Anh. Những hành trình ấy không chỉ để đi, để khám phá mà còn là cơ hội để chàng trai ấy lan tỏa tình yêu thương cho những người đồng cảnh khác, đặc biệt là mong muốn mọi người sẽ có cái nhìn tích cực về những người mắc chứng xương thủy tinh.
Những ký ức, những chuyến đi đều được anh Ngọc Anh kể lại trong cuốn sách "Không thể vỡ" và "Vết nứt". Toàn bộ tiền bán sách được dùng để gây Quỹ Hỗ trợ phát triển bệnh nhân xương thủy tinh Việt Nam, và dự án 1000 chiếc xe lăn cho những người không thể đi lại.
Hiện giờ, anh Ngọc Anh đã giúp được 50 trường hợp có xe lăn để di chuyển, và trong tương lai, chàng trai 8X đang nỗ lực từng ngày để hoàn thành mục tiêu ấy. Món quà của Trạm yêu thương sẽ phần nào tiếp thêm sức mạnh cho những dự án thiết thực, đầy ý nghĩa nhân văn của anh.
Quý vị đón xem chương trình Trạm yêu thương lên sóng lúc 10h00 thứ Bảy hàng tuần trên kênh VTV1.
Ông chủ 8X ngồi xe lăn truyền cảm hứng trong Trạm yêu thương Gắn bó với chiếc xe lăn từ thơ ấu, anh Nguyễn Trung Hậu không chỉ là sáng lập ra mô hình Ngồi Café, mà còn tạo công ăn việc làm cho nhiều người khuyết tật khác. Câu chuyện về hành trình vượt khó của anh Nguyễn Trung Hậu (sinh năm 1985) đã được bật mí trong chương trình Trạm yêu thương, chủ đề...