Trạm vũ trụ quốc tế ISS bị hư hỏng sau va chạm với mảnh rác nhỏ
Vụ va chạm giữa một mảnh rác không gian siêu nhỏ và Trạm vũ trụ quốc tế ISS khiến cánh tay của máy Canadarm2 hư hại.
Va chạm với mảnh rác nhỏ xíu, Trạm vũ trụ quốc tế ISS bị hư hại
Canadarm2 do Cơ quan Vũ trụ Canada thiết kế và đã là một phần của ISS hơn 20 năm. Là một cánh tay robot làm từ hợp kim titan với mục đích hỗ trợ dịch chuyển một số vật thể như tàu hàng hoặc bảo dưỡng.
Hiện tại thiết bị vẫn hoạt động bình thường nhưng mảnh rác không gian đã làm thủng hệ thống bảo vệ nhiệt, làm ảnh hưởng đến xà dọc của cánh tay. Rác không gian được ví như quả bom hẹn giờ cần chú ý.
Các cơ quan vũ trụ trên thế giới đã sớm tìm ra vấn đề về các mảnh vỡ không gian. Nhiều nhóm quan sát theo dõi hơn 23.000 mảnh trong quỹ đạo Trái Đất thấp giúp vệ tinh và Trạm vũ trụ quốc tế ISS tránh va chạm. Tuy nhiên, tất cả những mảnh rác đó đều có kích thước bằng một quả bóng hoặc lớn hơn.
Trên thực tế, bất cứ mảnh rác không gian nào di chuyển với vận tốc quỹ đạo có thể gây ra thiệt hại đáng kể, nhưng vì quá nhỏ nên khó theo dõi.
Video đang HOT
Các nhà khoa học không xác định được chính xác thời điểm xảy ra vụ va chạm. Lần đầu tiên phát hiện thiệt hại vào ngày 12/5 trong một cuộc kiểm tra định kỳ.
Theo một báo cáo từ Cơ quan Vũ trụ Châu Âu ESA, ước tính có khoảng 130 triệu mảnh vỡ vật chất do con người tạo ra nhỏ hơn một milimet đang quay quanh Trái Đất. Ước tính đó không bao gồm bụi không gian tự nhiên.
Tim Florer, người đứng đầu Văn phòng Mảnh vỡ Không gian của Cơ quan Vũ trụ Châu Âu ESA, cho biết: “Để tiếp tục hưởng lợi từ khoa học, công nghệ và dữ liệu mà hoạt động trong không gian mang lại, điều quan trọng là chúng ta phải tuân thủ tốt hơn các hướng dẫn giảm thiểu mảnh vỡ không gian hiện có trong thiết kế và vận hành tàu vũ trụ. Nó không thể được nhấn mạnh đủ – điều này là cần thiết cho việc sử dụng bền vững không gian”.
Các hoạt động của người máy trên ISS sử dụng Canadarm2 sẽ tiếp tục theo kế hoạch trong tương lai gần. Nhưng cả hai cơ quan vũ trụ sẽ tiếp tục thu thập dữ liệu để phân tích, hiểu cách sự cố xảy ra và đánh giá rủi ro trong tương lai.
Sự thật về những mảnh rác không gian siêu nhỏ tiềm tàng nguy hiểm khôn lường
Những mảnh rác không gian nhỏ bé có kích thước chỉ tương đương một tế bào E. coli nhưng có thể gây ra thiệt hại đáng kể cho Trạm vũ trụ trụ quốc tế ISS.
Sự thật về những mảnh rác không gian siêu nhỏ tiềm tàng nguy hiểm khôn lường
Năm 2016, phi hành gia Tim Peake của Cơ quan Vũ trụ châu Âu đã chia sẻ bức ảnh về một vết lõm dài hơn 6 mm khoét sâu vào cửa sổ bằng kính của Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS). Thủ phạm gây ra chính là một mảnh rác không gian nhỏ xíu.
Mảnh rác đó có thể chỉ là vảy sơn, mảnh kim loại nhỏ từ vệ tinh, có kích thước chỉ vài phần nghìn mm, không lớn hơn nhiều so với một tế bào E. coli. Nhưng làm thế nào một thứ có kích thước siêu nhỏ như vậy có thể gây ra thiệt hại lớn nhìn rõ được?
"Tất cả đều phụ thuộc vào vận tốc", Vishnu Reddy, nhà thiên văn học tại Đại học Arizona, cho biết.
Vết lõm dài khoét sâu vào cửa sổ bằng kính của Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) do rác không gian gây ra
Những vật thể ở độ cao như trên Trạm vũ trụ quốc tế và hầu hết các vệ tinh khác, ước chừng 400 km phía trên Trái Đất, xoay quanh hình tinh chúng ta khoảng 90 phút một lần, với vận tốc 25.200 km/h, gấp 10 lần tốc độ trung bình một viên đạn khi bắn ở Trái Đất, theo Robert Frost, điều khiển chuyến bay tại Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ NASA.
Năng lượng của một tác động không chỉ liên quan đến kích thước vật thể mà còn bao gồm vận tốc, hướng. Đó là lý do tại sao một viên đạn nhỏ có thể gây ra sát thương lớn khi di chuyển với vận tốc lớn, bất cứ vật thể nào cũng có thể gặp nguy hiểm.
Kerri Cahoy, phó giáo sư hàng không và du hành vũ trụ tại Viện Công nghệ Massachusetts, cho biết vận tốc là một 'chất phụ gia'. Ông nói: "Giống như khi lái xe trên đường cao tốc. Hai chiếc xe đang phóng nhanh di chuyển cùng chiều có thể chạm vào nhau nhẹ nhàng. Nhưng nếu hai phương tiện, dù là loại nhẹ nhưng khi đang chạy với tốc độ lớn và đi ngược chiều nhau thì điều đó có thể gây tại nạn thảm khốc cho cả xe".
Tương tự như vậy, trong không gian, một vệt sơn di chuyển nhanh va chạm với Trạm vũ trụ quốc tế ISS có thể sẽ gây ra 'tai nạn' tương đối.
Trong không gian, vệ tinh, tàu vũ trụ, và các mảnh vỡ quay quanh quỹ đạo theo nhiều con đường khác nhau. Trong khi ngày càng nhiều mảnh vỡ xuất hiện, làm lộn xộn không gian, biến quỹ đạo thấp của Trái Đất, bao gồm ISS biến thành một con đường cao tốc chật cứng vào giờ cao điểm.
May mắn khi các phi hành gia trên ISS không phải hứng chịu mảnh vỡ có kích thước lớn hơn lao qua cửa sổ.
Theo Cơ quan Vũ trụ Châu Âu, một mảnh vỡ có kích thước tương tự như một con vi khuẩn, có thể chỉ để lại vết lõm, nhưng mảnh vỡ kích thước bằng hạt đậu có thể vô hiệu hóa các hệ thống bay quan trọng. Nếu mảnh vỡ có kích thước bằng quả bóng bàn, đó sẽ là một thảm họa.
Ước tính, quỹ đạo của Trái Đất chứa ít nhất 128 triệu mảnh vụn, và 34.000 mảnh trong số đó lớn hơn khoảng 10 cm. Bằng cách theo dõi rác không gian, các nhà khoa học có thể biết khi nào cần điều động tàu vũ trụ ra khỏi đường đi của một mãnh vỡ.
Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu đang phát triển các cách khác nhau để có thể 'đánh bắt' rác ngoài không gian.
Ôtô va chạm với xe máy vì bị khuất tầm nhìn Vụ việc xảy ra sáng 28/5 tại TP Thủ Đức, ôtô đã va chạm với một xe máy sang đường tại nơi bị khuất tầm nhìn.